Ngày 13/7, hơn 2 giờ sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị ám sát, các công ty thương mại điện tử Trung Quốc đã tung ra áo thun có hình ông Trump, khiến nhiều người bất ngờ vì tốc độ và tư duy kinh doanh nhạy bén. Tuy nhiên, Phiên họp toàn thể lần thứ 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Hội nghị Trung ương 3) đang diễn ra, nên những chiếc áo thun này hôm 16/7 đã bị loại khỏi kệ tại Trung Quốc. Các nhà phân tích tin rằng nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái, sự thù địch xã hội cao, nguy cơ bất ổn gia tăng đáng kể, do đó ĐCSTQ lo lắng về “an toàn chế độ”.

20240718013219044182
Áo in hình ông Trump được đăng bán trên Taobao, tuy nhiên không lâu sau đã bị gỡ khỏi kệ. (Ảnh chụp màn hình Taobao)

“Áo thun ông Trump bị ám sát” bị loại khỏi kệ trong giai đoạn nhạy cảm của Hội nghị Trung ương 3

BBC hôm thứ Ba (16/7) đưa tin, các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc đã gỡ bỏ áo thun in hình ông Trump giơ nắm đấm sau khi bị bắn.

Không rõ tại sao mặt hàng này bị xóa. BBC tin rằng Internet của Trung Quốc được kiểm soát chặt chẽ và nội dung được coi là “nhạy cảm” thường bị xóa.

Ngày 15/7, Hội nghị Trung ương 3 của ĐCSTQ khóa 20 kéo dài 4 ngày đã khai mạc. Một số cư dân Bắc Kinh nói với tờ Epoch Times rằng sự kiểm soát của chính quyền rất nghiêm ngặt, thậm chí cả những người không phải là người đi khiếu kiện gần đây cũng nhận được thông báo yêu cầu không được ra vào Bắc Kinh mà không có lý do.

Nhiều nhà phân tích cho rằng ĐCSTQ đang gặp khó khăn bên trong và bên ngoài. Làm thế nào có thể thoát ra khỏi khủng hoảng? Người làm truyền thông Trung Quốc Đại Lục có tên Bạch Phàm (Bai Fan, hóa danh) nói với  tờ Epoch Times vào ngày 16/7 rằng Hội nghị Trung ương 3 của ĐCSTQ đã bị trì hoãn gần một năm mới diễn ra, và trở thành tâm điểm chú ý trong và ngoài nước.

Nhưng liệu vấn đề có được giải quyết hay không, trong tình hình chính trị ưu tiên hơn kinh tế thì khó có thể thoát khỏi tình trạng khó khăn. Thế giới bên ngoài không ảo tưởng về Hội nghị Trung ương 3 này. ĐCSTQ chỉ biết phong tỏa ngôn luận.

Ông Dương, một chủ doanh nghiệp nhỏ ở Kim Hoa, Chiết Giang, nói với tờ Epoch Times vào ngày 16/7, “Nói chung, các nền tảng truyền thông trong nước thực sự đang trong tình trạng hỗn loạn. Việc kiểm soát ngày càng chặt chẽ hơn”.

Ông Bạch Phàm cũng cho biết: “Một mặt là do trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 3, ít nhất là đảm bảo không có ngôn luận tiêu cực nào về nền kinh tế Trung Quốc. Mặt khác, vẫn còn rất nhiều tin tức tiêu cực về nền kinh tế Trung Quốc của Chính phủ, chẳng hạn như sự kiện chứa lẫn lộn dầu công nghiệp và dầu ăn, vụ nổ súng ở Mỹ từng có thời điểm được mở bình luận, đúng là có cảm giác để chuyển hướng sự chú ý của dư luận.”

Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất (Li Linyi) phân tích: “Chiếc áo thun liên quan đến ông Trump này nhanh chóng bị loại khỏi kệ, phần lớn là vì lý do chính trị. Với tư cách là ứng cử viên tổng thống Mỹ, ông Trump đã bị ám sát hụt, nếu sự kiện này được in trên quần áo và được phổ biến rộng rãi, nó sẽ dễ khiến cư dân mạng liên tưởng đến các vụ ám sát các quan chức cấp cao của ĐCSTQ”.

Ông nói rằng điều mà ĐCSTQ coi trọng nhất hiện nay là cái gọi là “an toàn chế độ”. Vấn đề là cách làm của ĐCSTQ giống như “tự lừa mình dối người” hơn và không thể thay đổi được lời kêu gọi “hạ đài” từ phía người dân Trung Quốc.

Thương mại điện tử Trung Quốc nhanh chóng bán “áo thun ông Trump bị ám sát”

Trước đó, vụ ám sát ông Trump đã gây ra cơn sốt hàng hóa trực tuyến, trong đó có những bức ảnh của ứng cử viên tổng thống Mỹ sau khi ông bị bắn và mang theo các khẩu hiệu như “Chống đạn” “Huyền thoại bất tử”.

Reuters cho biết, những chiếc áo thun in hình bàn tay nắm chặt và vết máu trên mặt của ông Trump được lan truyền rộng rãi trên Internet, với giá dao động từ 9 USD đến 40 USD. Tốc độ ra mắt thương mại điện tử của Trung Quốc đã khiến thế giới bên ngoài phải ngạc nhiên.

Vào khoảng 18h15 ngày 13/7, giờ miền Đông nước Mỹ, ông Trump bị bắn ở Pennsylvania. Lúc 18:31, hãng tin AP công bố bức ảnh mang tính biểu tượng do phóng viên Evan Vucci chụp cho thấy ông Trump đang giơ tay lên và hét lên “Chiến đấu”.

Vào khoảng 20h tối hôm đó, tờ South China Morning Post cho biết các nhà sản xuất Trung Quốc đã sẵn sàng bắt đầu sản xuất áo thun ngắn tay có in hình ông Trump. Vào lúc 20h40, lô sản phẩm đầu tiên đã được bày bán trên Taobao, nền tảng thương mại điện tử phổ biến ở Trung Quốc.

id14292207 phpOgHhjA
Nhiều người bán ở Trung Quốc tung ra thị trường những chiếc áo phông in hình “Trump bị bắn” (Ảnh chụp màn hình mạng)

Li Jinwei, một người bán hàng trên taobao 25 ​​tuổi, đã bày bán những chiếc áo thun của mình trên kệ trực tuyến trong giờ ăn sáng ngày 14/7 tại Trung Quốc (tối ngày 13/7 ở miền Đông nước Mỹ). “Ngay khi biết tin về vụ nổ súng, chúng tôi đã đưa những chiếc áo thun này lên Taobao.”

Cô nói với SCMP: “Chúng tôi đã nhận được hơn 2.000 đơn đặt hàng từ Trung Quốc và Mỹ trong vòng 3 giờ, mặc dù chúng tôi thậm chí còn chưa in chúng”.

Về vấn đề này, ông Dương cũng nói với tờ Epoch Times rằng các cửa hàng quần áo chắc chắn muốn nắm bắt những tình huống bất ngờ và nhờ đó để kiếm tiền. Đây là điều rất bình thường, nếu nắm bắt được các sự kiện xảy ra bất ngờ thế này thì có thể tạo ra doanh số.

Ông nói rằng trên nền tảng Pinduoduo, bạn có thể nhập nó dưới dạng hình ảnh và quét trực tiếp đến cửa hàng nơi nó được bán. Nhưng ông tin rằng “Việc này không thể thực hiện trên quy mô lớn, không có quá nhiều khả năng nó có thể trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc.”

Kinh tế Trung Quốc suy thoái khiến người dân tìm kiếm hy vọng giữa “nỗi đau bản thân” 

Về lý do tại sao các công ty thương mại điện tử Trung Quốc phản ứng nhanh đến vậy? Ông Dương cho rằng thất nghiệp và thu nhập là rất quan trọng đối với các công ty thương mại điện tử, vốn ngày càng trở thành nỗi đau của họ, ông cảm thấy “tốc độ” có lẽ chính là đến từ khía cạnh này, “chính là nói rằng thu nhập của mọi người đều giảm, kiếm được tiền đã không còn dễ dàng gì.” 

“Nhưng những gì đang diễn ra trên thế giới dường như không quan trọng lắm đối với họ (thương mại điện tử).”

Ông cho biết, xét về nền kinh tế trong nước hiện nay, nền kinh tế tương đối tồi tệ, tính thù địch rất cao, hở chút là có người chết. Ngày nay, về cơ bản ngày nào cũng có người chết, điều này đã trở nên rất bình thường, chính là các sự kiện bạo lực tương đối nhiều.

“Điều này có thể cảm nhận rõ ràng, người ta luôn sẵn sàng dùng dao đâm người khác. Ngày nay, có rất, rất nhiều người, nhất là khi kinh tế kém, kể cả tranh chấp kinh tế, chính là nói rằng có quá nhiều người dùng dao để giải quyết vấn đề.”

Gần đây, một số cư dân mạng đã thống kê có ít nhất gần 60 vụ làm bị thương người khác hoặc tự tử ở Trung Quốc Đại Lục trong khoảng một tháng qua, liên quan đến các tỉnh thành như Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Giang Tây, Hồ Nam, Hà Bắc, Hà Nam, Giang Tô, Thượng Hải, Sơn Tây, Nội Mông, Hắc Long Giang và các tỉnh, thành phố khác.

“Những người này cảm thấy cuộc sống thật khó khăn. Đây là trải nghiệm cá nhân của họ. Nhưng họ không thể tìm ra lối thoát, họ cho rằng hầu hết mọi người đều mù quáng và không thể nhìn thấy hy vọng, chính là loại cảm giác như thế.”

Ông nói: “Người trong vòng kết nối của chúng tôi, ngày càng có nhiều người vượt biên, năm ngoái tương đối nhiều, hiện tại vẫn còn khá nhiều người đang vượt biên.”

Từng trở thành từ khóa được tìm kiếm nóng trên Weibo và nhanh chóng bị chặn

Internet Trung Quốc cũng rất chú ý đến vụ xả súng ở Mỹ. Sáng sớm ngày 14/7 theo giờ Bắc Kinh, “Trump bị bắn” trở thành cụm từ được tìm kiếm nóng trên Weibo.

Tính đến trưa hôm đó trên weibo, bài viết “Trump bị bắn” đã có 300 triệu lượt xem, trở thành “từ hot” vững vàng đứng đầu danh sách tìm kiếm nóng. Đến tối, chủ đề “Trump nói tai phải bị đạn bắn xuyên qua” đã đạt 660 triệu lượt xem và 153.000 lượt thảo luận, đứng đầu danh sách tìm kiếm nóng trong hơn 12 giờ.

Tuy nhiên hôm 16/1, danh sách từ khóa nóng trên Weibo không còn những tin liên quan đến vụ ám sát ông Trump.

Ông Bạch Phàm cho biết, vấn đề này đã thu hút rất nhiều sự chú ý trên Internet. Vụ nổ súng có thể là vụ việc mà chính quyền và dư luận Trung Quốc thích lợi dụng để công kích nước Mỹ.

Ông Dương cũng cho biết, mọi người đều nhận thức rất rõ về hành động của Chính phủ Trung Quốc. “Ý đồ của họ rất rõ ràng. ‘Đừng nhìn nền kinh tế trong nước của chúng ta tệ đến thế, nhưng ở nước ngoài cũng chẳng khá hơn là mấy. Bạn có thể thấy đấy, tổng thống cũng có thể bị tấn công trực tiếp đấy’, chính là ý này.”

Nhưng ở trong nước Trung Quốc, ông Dương nói: “Không thể nói chuyện chính trị trong nước, nhưng có thể nói chuyện nước ngoài. Trong khoảng thời gian này, kể cả nền tảng Xianyu và tài khoản Xianyu của tôi, đi bình luận ở bài viết của người khác thì tài khoản cũng bị cấm.”

Là một chủ doanh nghiệp nhỏ, ông Dương cho biết: “Tôi không thể sử dụng nền tảng đó, cuộc sống của tôi bây giờ không hề dễ dàng. Nền tảng Xianyu là chợ đồ cũ, nghĩa là có rất nhiều thứ đồ cũ để mua, có thể mua được đồ tốt với giá 1/3 giá mới.”

“Họ nói rằng bạn vi phạm nguyên tắc gì đó của nền tảng, có lẽ là đã nói những lời khó nghe, và thế là bị cho vào danh sách đen. Tôi tưởng rằng tài khoản bị phong tỏa vĩnh viễn, nhưng hóa ra có thể sẽ được thả trong vòng vài tháng.”

Ông Vương Quân Đào (Wang Juntao), một học giả chính trị sống ở Mỹ, tin rằng ông Tập Cận Bình ngày càng độc tài và dễ gặp rắc rối. “Tôi tin rằng Tập cũng biết điều đó nên hiện tại ông ấy rất cẩn thận”, nhưng mà ông Tập Cận Bình có “kế hoạch lớn” của riêng mình thì cũng không kịp hoàn thành. Bản thân ĐCSTQ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng quá sâu và dù có cố gắng thế nào cũng không thể cứu vãn được.