Apple Daily: Bảo vệ nghiêm ngặt ông Tập Cận Bình liên quan đến đấu đá trong Đảng
- Trí Đạt
- •
Bình luận của báo chí Hồng Kông cho biết, để bảo vệ ông Tập Cận Bình, chính quyền Hồng Kông đã bố trí mạng lưới siêu phòng vệ, về cơ bản là liên quan tới cuộc đấu đá nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Chiều ngày 1/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã rời khách sạn trở về Đại Lục, kết thúc chuyến thăm 3 ngày tại Hồng Kông. Trong thời gian ông Tập Cận Bình thăm Hồng Kông, an ninh được thắt chặt vô cùng nghiêm ngặt.
Đài phát thanh quốc tế Pháp RFI hôm 1/7 đưa tin, điều làm cho người dân Hồng Kông được “mở rộng tầm mắt” đó là “các biện pháp bảo vệ an ninh nghiêm ngặt chưa từng có, 5 bước 1 cảnh sát, 10 bước 1 trạm gác, thậm chí khu vực trên không nơi ông Tập đến cũng trở thành vùng cấm bay tạm thời.”
Theo tin trước đó, trong thời gian ông Tập Cận Bình tới thăm Hồng Kông, công tác bảo vệ an ninh của Hồng Kông được nâng lên mức cao nhất trong 20 năm qua. Cảnh sát không chỉ giới nghiêm tạm thời khu vực cảng Victoria, mà còn cấm tàu thuyền ra vào. Mỗi ngày cảnh sát huy động gần 10.000 người, bao gồm đội Phi Hổ, bộ đội cơ động, đội đặc cảnh chống khủng bố.
Để bảo vệ an toàn cho ông Tập Cận Bình còn có trực thăng giám sát trên không, đảm bảo đoàn xe không bị cản trở; trên nóc tòa nhà gần khách sạn ông Tập nghỉ ngơi được bố trí người canh gác phục sẵn…
Chiếc xe mà ông Tập Cận Bình ngồi là xe chống đạn BMW 7 do cảnh sát Hồng Kông cung cấp, xe được bọc thép chống đạn có thể chịu được bom nổ, súng trường tự động cự ly gần, v.v. Trong xe còn trang bị hệ thống cảm biến, hệ thống điều hòa an toàn đặc biệt, có thể ngăn cản các vụ tấn công bằng khí độc.
Từ video phát trực tiếp cho thấy, bên cạnh ông Tập Cận Bình luôn có rất nhiều “người mặc áo đen” đi cùng.
RFI trích dẫn bài bình luận trên trang Apple Daily cho biết, chính quyền bố trí rào chắn không gì có thể lọt qua được để bảo vệ ông Tập Cận Bình, nhưng đây không phải là vì nguy cơ khủng bố ở Hồng Kông tăng cao, càng không phải sợ sự uy hiếp từ thế lực tại Hồng Kông, mà là sợ ông trở thành vật hy sinh của cuộc tranh đấu quyền lực trong nội bộ ĐCSTQ.
Bình luận chỉ ra, sự uy hiếp tức thời đối với an toàn của ông Tập Cận Bình, khả năng lớn nhất là đến từ cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ Đảng.
Bài viết lấy ví dụ, việc nghỉ ngơi của ông Tập Cận Bình tại khách sạn ở Hồng Kông có 2 kế hoạch A và B, đến lúc cuối mới quyết định chuyển từ khách sạn Grand Hyatt sang khách sạn Renaissance. Sự sắp xếp này thực chất là vì không tin tưởng trong nội bộ. Việc này làm người ta nhớ lại những biện pháp an ninh bất thường trong chuyến thăm Đại Học Bắc Kinh hồi tháng 4/2016 của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Theo truyền thông đưa tin, trước lúc ông Lý Khắc Cường đến Đại học Bắc Kinh, chính quyền đã huy động đặc công nước, mang theo dụng cụ lặn để xuống kiểm tra, khi ông dùng cơm với sinh viên, có xe đặc biệt đưa cơm đi vào trong trường.
Bình luận cho rằng, việc sắp xếp thế này làm cho giới quan sát thấy sợ hãi cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ Đảng, nó đến mức ảnh hưởng tới an toàn tính mạng của lãnh đạo, một sống một chết.
Ông Tập Cận Bình mạnh mẽ chống tham nhũng từ khi lên nắm quyền, đã động chạm đến lợi ích của phe phái cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Từ đó, liên tiếp có tin đồn ông Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn và Lý Khắc Cường bị ám sát hụt.
Gần đây việc vệ sĩ luôn theo sát không rời ông Tập Cận Bình đã trở thành tâm điểm chú ý của giới quan sát. Dù ông đến thăm Đại học Chính trị Pháp luật, ngôi trường thuộc hệ thống chính trị pháp luật mà cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang từng nắm giữ; hay đến khảo sát tại Sơn Tây, sào huyệt của cựu Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lệnh Kế Hoạch cũng vậy, luôn có bảo vệ theo sát.
Đài RFI dẫn lời bình luận cho biết, các lãnh đạo như ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường dù là đi thị sát trong nước hay thăm nước ngoài, các biện pháp bảo vệ an toàn chống ám sát ngày càng nghiêm ngặt hơn, việc này cũng phần nào phản ánh cuộc đấu đá khắc nghiệt trong nội bộ ĐCSTQĐCSTQ.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Hồng Kông Tập Cận Bình