Bắc Kinh muốn lấy danh nghĩa nhân dân để chiến đấu với “đế quốc Mỹ”
- Trí Đạt
- •
Ngày 17/5, chính quyền Trung Quốc cho biết, Mỹ cần phải biểu hiện sự thành ý thì mới có thể tiến hành các cuộc đàm phán thương mại có ý nghĩa. Mới đây, Tổng thống Trump cũng đã tuyên bố trạng thái khẩn cấp quốc gia, giáng một đòn mạnh vào công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei.
Mặc dù truyền thông nhà nước Trung Quốc dùng giọng điệu ngày càng gay gắt chỉ trích Mỹ, và tờ Nhân dân Nhật báo đăng bài bình luận trên trang nhất, châm ngọn lửa yêu nước trong người dân. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn chưa nói rõ liệu có trả đũa hay không hoặc sẽ trả đũa như thế nào khi chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang.
Châm ngọn lửa yêu nước
Trong tuyên truyền chiến tranh thương mại, các bài bình luận mấy ngày nay của Nhân dân Nhật báo có rất nhiều mùi “thuốc súng”, đây là điều vài thập kỷ qua chưa từng có, xếp ngang với “đấu tranh với chủ nghĩa đế quốc” thời đại Mao Trạch Đông.
Trong đó có bài bình luận “Trung Quốc sẽ không khuất phục” đăng ngày 12/5, ngày 16/5, tiếp tục có bài “Ai đang ‘nói một đằng’, ai đang ‘làm một nẻo’” của tác giả “Chung Thanh”. “Chung Thanh” được cho là “Tiếng nói của Trung ương đảng” (một dạng chơi chữ), là một cái tên mang tính quyền uy.
Một bài bình luận đăng ngày 15/5 có tiêu đề “Quân tử chi quốc, tiên lễ hậu binh” cũng mang giọng điệu chiến đấu.
Bài xã luận hôm 17/5 của Hoàn cầu Thời báo trực thuộc Nhân dân Nhật báo có nói, dùng các câu như “đoàn kết một lòng, cùng vượt qua khó khăn”, “lợi ích thực tế của một hai thế hệ”, “cần dũng cảm tung ra chiêu hung hãn”, “nhắm chuẩn điểm trả đũa trước, để sinh ra hiệu quả tối đa hóa”, v.v để miêu tả về chiến tranh thương mại với Mỹ.
ĐCSTQ nói: Cần bình đẳng cùng có lợi, cần giữ chữ tín
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trả lời vấn đề liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã nói, “Trung Quốc vẫn luôn khuyến khích thông qua đối thoại hiệp thương để giải quyết chia rẽ giữa hai nước”.
“Trong vấn đề bàn bạc về thương mại, chúng tôi tin rằng, nếu muốn những cuộc đàm phán này có ý nghĩa, thì cần phải thể hiện ra thành ý”, Lục Khảng nói trong cuộc họp báo báo chí hàng ngày.
Lục Khảng còn nói, “Chúng tôi cho rằng cần tuân theo hai điểm, một là cần có nguyên tắc, cần phải tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi; hai là cần giữ chữ tín.”
Ai mới thực sự lật lọng?
Lục Khảng không hề đề cập đến “mồi lửa” khiến Mỹ tăng thuế hôm 10/5 là do công điện ngoại giao của Bắc Kinh gửi Mỹ vào tối ngày 3/5, theo đó, phía Trung Quốc tiến hành sửa đổi có hệ thống bản thảo cam kết thương mại Mỹ – Trung dài gần 150 trang, xóa bỏ hoàn toàn 7 cam kết quan trọng, hất đổ thành quả đã đạt được trong các cuộc đàm phán trong 10 tháng qua. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang.
Hôm thứ Tư (15/5), Washington đã liệt kê các thiết bị viễn thông của nhà sản xuất Huawei vào danh sách đen, điều này có thể khiến cho công ty thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc này gặp nhiều khó khăn khi hợp tác làm ăn với công ty Mỹ.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công ty viễn thông nào của Mỹ được tiếp cận thị trường Trung Quốc. Trong khi Huawei đã bước vào thị trường Mỹ được hơn 18 năm; năm 2001, Huawei đã thành lập 4 trung tâm nghiên cứu phát triển tại Mỹ, đồng thời tham gia vào Liên minh viễn thông quốc tế (ITU).
Cuộc chiến trường kỳ
Theo Reuters đưa tin hôm 17/5, một quan chức chính phủ Trung Quốc hiểu về tình hình cho biết, dự tính Trung Quốc sẽ chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại trường kỳ với Mỹ.
“Thực sự, đây là một thời điểm quan trọng, nhưng không phải là thời điểm sinh tử tồn vong”, vị quan chức này nói.
“Nhìn từ ngắn hạn, hình thế thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ vô cùng gay go, và đối diện với nhiều thách thức. Xét về dài hạn, thì cũng sẽ không thuận lợi. Điều này sẽ thúc đẩy Trung Quốc phải có chuẩn bị tốt cho dài hạn.”
Người phát ngôn Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc Mạnh Vĩ trả lời phỏng vấn của truyền thông đã nói, tranh chấp thương mại ảnh hưởng tới kinh tế Trung Quốc là “có thể kiểm soát được”, phía Trung Quốc sẽ chọn chính sách cần thiết.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn nguồn tin ẩn danh nói rằng, một thành viên cao cấp trong ĐCSTQ cho biết, trong tình huống gay go nhất, chiến tranh thương mại có thể khiến tốc độ tăng trưởng năm 2019 của Trung Quốc giảm 1%.
Ông Uông Dương, thành viên cấp cao thứ 4 trong số 7 người thuộc Ban Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ (cơ quan quyết sách tối cao của ĐCSTQ), hôm 16/5 đã nói với đoàn đại biểu thương nhân Đài Loan rằng, chiến tranh thương mại sẽ gây ra ảnh hưởng, nhưng không dẫn đến bất cứ biến hóa mang tính kết cấu nào.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa chiến tranh thương mại đàm phán thương mại Nhân dân Nhật báo