Bắc Kinh thiết lập nhà tù bí mật tại Dubai?
- Vương Quân
- •
Kể từ năm 2012, Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) đã triển khai hệ thống giam giữ bí mật được gọi “nơi ở được chỉ định theo dõi“, giống như thiết lập một nhà tù bí mật để giam giữ những người cụ thể như những người bất đồng chính kiến, v.v. Trước đây, những nhà tù bí mật như vậy chỉ được đồn đại ở Trung Quốc. Tuy nhiên gần đây, một người phụ nữ Trung Quốc tên Ngô Hoan (Wu Huan), 26 tuổi, đã trả lời phỏng vấn của Hãng tin AP, tiết lộ chính quyền Bắc Kinh cũng thiết lập nhà tù bí mật như thế này ở Dubai, và nói rằng cô cùng hai người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ ở trong đó 8 ngày. Đây là lần đầu tiên có người làm chứng rằng Bắc Kinh đã thiết lập các nhà tù bí mật ở nước ngoài.
Ngô Hoan là vị hôn thê của nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Vương Tĩnh Du (Wang Jingyu), cô đã bỏ trốn để tránh bị chính quyền Trung Quốc dẫn độ về Đại Lục. Cô tiết lộ với hãng tin AP rằng cô đã bị bắt cóc trong một khách sạn ở Dubai và bị quan chức Trung Quốc giam giữ trong một khu nghỉ dưỡng đã cải tạo thành nhà tù, cô bị thẩm vấn và bị đe dọa bằng tiếng Trung Quốc, và bị bắt ký vào văn kiện pháp luật. Đến ngày 8/6 cô mới được thả, hiện giờ cô đang nộp đơn xin tị nạn ở Hà Lan.
Trên thực tế, những “nhà tù bí mật” như vậy rất phổ biến ở Trung Quốc, tuyên bố lần này của Ngô Hân là bằng chứng duy nhất hiện nay. Cô tiết lộ Bắc Kinh cũng thiết lập các nhà tù bí mật ở ngoài Trung Quốc, cũng cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu dần dần lợi dụng sức ảnh hưởng quốc tế. Trong các vụ bắt giữ ở nước ngoài, nạn nhân thường gặp là những người bất đồng chính kiến, những kẻ tham ô, hoặc các dân tộc thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ.
Theo Ngô Hoan, cô không quan tâm đến chính trị cho đến ngày 5/4, khi cô và vị hôn phu bị bắt ở Dubai với cáo buộc tội danh không rõ ràng, thì cô mới bắt đầu liên lạc với giới truyền thông và các nhóm bất đồng chính kiến ở nước ngoài và nhờ giúp đỡ.
Ngô Hoan tiết lộ, ngày 27/5, cô đã bị các quan chức Trung Quốc thẩm vấn trong một khách sạn ở Dubai, và sau đó bị cảnh sát Dubai đưa về đồn. Cô cũng bị giam giữ tại đồn cảnh sát trong 3 ngày, điện thoại di động và đồ đạc cá nhân của cô bị tịch thu. Vào ngày thứ ba, một người đàn ông tự xưng là Lý Húc Hàng (Li Xuhang) đến thăm cô. Người họ Lý tự xưng đang làm việc cho Lãnh sự quán Trung Quốc ở Dubai và hỏi liệu cô có lấy tiền từ các tổ chức nước ngoài để làm điều gì đó bất lợi cho Trung Quốc hay không. Đáp lại, Ngô Hoan đã phủ nhận điều, nói rằng mình rất yêu nước. Theo trang web chính thức của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Dubai, Lý Húc Hàng là Tổng lãnh sự, tuy nhiên phía Lãnh sự quán đã không hồi đáp về câu hỏi liên quan.
Ngô Hoan nói rằng Lý Húc Hàng và một người đàn ông khác đã đưa cô ấy rời khỏi đồn cảnh sát và lên một chiếc xe ô tô, trên xe còn có một vài người Trung Quốc. Sau khoảng nửa giờ lái xe, họ đến một ngôi nhà ba tầng màu trắng, các phòng bên trong đã được sửa thành nhà tù cá nhân, đường phố xung quanh khá hoang vắng.
Ngô Hoan thuật lại, cô bị đưa đến một căn phòng không có cửa sổ, chỉ có một chiếc giường, một chiếc ghế và một ngọn đèn huỳnh quang trắng được bật cả ngày lẫn đêm, điều này thực sự khiến người ta mất cảm giác về thời gian. Cô từng nhìn thấy một phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đang đợi để sử dụng phòng tắm. Có lần cô nghe thấy người phụ nữ Duy Ngô Nhĩ dùng tiếng Trung Quốc để hét lên “tôi không muốn về Trung Quốc, tôi muốn trở lại Thổ Nhĩ Kỳ”.
Ngô Hoan cho biết cô chỉ được ăn 2 bữa một ngày, việc uống nước và đi vệ sinh phải được sự đồng ý của bảo vệ, cô có thể đi vệ sinh tối đa 5 lần một ngày, nhưng cũng phải phụ thuộc vào tâm trạng của bảo vệ. Người bảo vệ đã đưa cho cô một chiếc điện thoại di động và thẻ SIM để cô có thể gọi cho vị hôn phu và mục sư của mình. Sau đó vị hôn phu của cô xác nhận với AP rằng anh nhận được 4-5 cuộc gọi mỗi ngày từ cô, và lần nào Ngô Hoan cũng khóc lóc và nói năng không mạch lạc, không đầu không đuôi.
Hãng tin AP đã xem lại tin nhắn mà Ngô Hoan gửi cho mục sư vào thời điểm đó, và thấy rằng nội dung rất không mạch lạc và rất kỳ lạ. Theo Ngô Hoan, về sau cô dùng biện pháp không chịu ăn và la hét yêu cầu được thả ra, cuối cùng, cô được yêu cầu ký vào tài liệu bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh để làm chứng rằng cô đã bị vị hôn phu quấy rối “Tôi thực sự sợ hãi, bị bức bách phải ký”.
Vì hãng tin AP không thể xác thực được lời của Ngô Hoan, Ngô Hoan cũng không thể chỉ ra rõ ràng vị trí chính xác của nhà tù bí mật, nhưng có bằng chứng cho thấy những gì cô ấy nói là sự thật, bao gồm dấu hộ chiếu và lịch sử điện thoại của các quan chức Bắc Kinh thẩm vấn cô, và cả một tin nhắn do cô gửi từ nhà tù bí mật đến linh mục để nhờ giúp đỡ. Sau khi Ngô Hoan được tự do vào ngày 6/8, ngày 11/6, cô đã bay từ Dubai đến Ukraine. Về báo cáo này, cả hai quan chức Trung Quốc và Dubai đều không phản hồi.
Theo hãng tin AP, bề ngoài các nhà tù bí mật có vẻ là nhà hàng hoặc khách sạn, và những người bị giam trong đó thường là chưa bị truy tố chính thức, không có nguồn lực luật pháp, không được tại ngoại và không có chỉ thị pháp luật. Chính quyền Bắc Kinh thường sử dụng các nhà tù bí mật để giải quyết các dân oan thỉnh nguyện nhằm ngăn họ bày tỏ sự bất mãn với chính quyền địa phương.
Bà Trần Ngọc Khiết (Yu-Jie Chen), trợ lý nghiên cứu tại Viện Luật học thuộc Viện hàn lâm Khoa học Đài Loan, nói với Hãng tin AP rằng trước đây chưa từng nghe đến việc Trung Quốc dựng các nhà tù nước ngoài ở Dubai, loại nhà tù này sẽ rất không bình thường khi thiết lập ở các nước khác. Nhưng bà cũng nói rằng điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế gần đây của Trung Quốc là cố gắng bắt người trở lại Trung Quốc thông qua các kênh chính thức hoặc không chính thức.
Chính quyền Bắc Kinh đã nhắm mục tiêu cụ thể đến những người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài và thường bắt họ với tội danh liên quan đến khủng bố. Theo thống kê của Chương trình Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ (Uyghur Human Rights Project), từ năm 1997 đến 2007, chính quyền Bắc Kinh đã bắt giữ hoặc trục xuất 89 người Duy Ngô Nhĩ khỏi ít nhất 9 quốc gia, thậm chí kể từ năm 2014, con số tiếp tục tăng lên 1.327 người, và phạm vi mở rộng lên 20 quốc gia.
Mặc dù Ngô Hoan và vị hôn phu 19 tuổi Vương Tĩnh Du không phải là người Duy Ngô Nhĩ nhưng họ đã trở thành cái gai trong mắt chính quyền Bắc Kinh, bởi vì Vương Tĩnh Du từng đặt nghi vấn về việc truyền thông Trung Quốc đưa tin về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông hồi năm 2019 và xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngoài việc nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ, chính quyền Bắc Kinh cũng bắt đầu đàn áp những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động nhân quyền, và lấy danh nghĩa chống tham nhũng trên toàn quốc để bắt giữ các quan chức trên quy mô lớn. Chỉ trong năm 2020, chính quyền Bắc Kinh đã bắt giữ 1.421 nghi phạm tham nhũng và tội phạm tài chính. Tuy nhiên, không có dữ liệu công khai nào cho thấy có bao nhiêu người Trung Quốc đã bị giam giữ hoặc trục xuất ở nước ngoài trong những năm gần đây.
Trước đây, từng có người Duy Ngô Nhĩ bị thẩm vấn ở Dubai và bị đưa về Trung Quốc, theo các nguồn tin khác, Dubai luôn có liên hệ với các nhà tù bí mật ở các quốc gia khác. Theo bà Radha Stirling, chuyên gia pháp luật và là người sáng lập tổ chức “Bị giam giữ ở Dubai” cho biết, bà đã tiếp xúc với khoảng 12 người từng bị giam ở các khu nghỉ dưỡng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, trong đó có cả người Canada, người Ấn Độ và người Jordan, nhưng không có người Trung Quốc.
Bà Radha Stirling nói rằng “rõ ràng là Quốc hội Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thay mặt chính phủ các nước đồng minh giam giữ người, tôi không nghĩ rằng họ sẽ phớt lờ yêu cầu của nước đồng minh lớn mạnh (Trung Quốc)”. Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa phản hồi về tuyên bố liên quan của Ngô Hoan.
Vương Quân, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Dubai Nhà tù Trung Quốc Dòng sự kiện Nhà tù bí mật