Báo cáo chống tham nhũng quốc tế: Trung Quốc đã đi vào ngõ cụt
- Nguyễn Đoàn
- •
“Nghiêm trị từ Đảng” (Tùng nghiêm trị đảng) sẽ làm mâu thuẫn trong đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng gay gắt, làm tình trạng tan rã của bộ máy càng nhanh hơn.
Gần đây, tổ chức quốc tế phi chính phủ Transparency (Transparency International) chuyên giám sát về tình hình chống tham nhũng đã công bố báo cáo về tình hình chống tham nhũng tại châu Á-Thái Bình Dương, báo cáo thực hiện điều tra phỏng vấn 22.000 người thuộc 16 quốc gia. Tại Trung Quốc, hơn 70% số người tham gia lấy ý kiến cho rằng càng chống tham nhũng càng tham nhũng kinh khủng hơn. Thực tế, đã có nhiều phân tích chung quan điểm này, có nhận định ĐCSTQ đã đi đến đường cùng.
Càng chống tham nhũng càng tham nhũng
Theo trang tin Hồng Kông 01 (hk01) đưa ngày 8/3, báo cáo quốc tế Transparency chỉ ra, cứ phỏng vấn 4 người Trung Quốc thì có hơn 1 người từng phải hối lộ trong quá trình sử dụng dịch vụ công. Tổ chức này phát hiện, 31% người Trung Quốc thuộc thành phần kinh tế khá giả cho biết từng phải hối lộ, còn tỉ lệ số người nghèo là 24%.
Theo báo cáo, đáng chú ý nhất là câu hỏi: Theo ý kiến của bạn, tình hình tham nhũng tại Trung Quốc chuyển biến như thế nào trong 3 năm qua, thuyên giảm hay vẫn như cũ? Với câu hỏi này, Trung Quốc nằm ở vị trí đầu bảng khi có đến 73% số người cho rằng tình hình tham nhũng càng tăng thêm.
ĐCSTQ thay ban lãnh đạo khóa mới vào năm 2012, sau đó ban lãnh đạo mới đã phát động phong trào chống tham nhũng được gọi là “đả hổ diệt ruồi”, trong số những người “ngã ngựa” có cả quan chức trong Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.
Nhiều người cho rằng qua phong trào này đã khiến nhiều tham quan phải “thu kiếm”.
Nhưng theo công bố của Transparency, hiệu quả gây khiếp sợ của phong trào này chỉ trong ngắn hạn, do vấn đề hệ thống chính trị nên tình hình không thể cải thiện thích đáng. Nghiêm trị từ Đảng cũng không thể ngăn cản con đường sụp đổ.
Tình trạng hủ bại theo quy mô lớn bắt đầu tha hóa từ thời cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, đến nay đã ăn sâu vào mọi lĩnh vực, gây nguy cơ loạn lạc xã hội nghiêm trọng.
Ý kiến của giới chuyên gia
Tháng Tư năm ngoái, chuyên gia kinh tế Khâu Hiểu Hoa (Qiu Xiaohuo) trong một lần đến Thâm Quyến diễn thuyết đã tiết lộ, thực tế những ai từng làm trong hệ thống nhà nước, nếu chỉ vì “một chút vấn đề” mà bắt giam như hiện nay thì có đến trên 90% số người có thể bị bắt bắt cứ lúc nào.
Chuyên gia Bạc Trí Hoạt (Bao Zhiyue) thuộc Viện Nghiên cứu Đông Á của Đại học Quốc gia Singapore cũng nhận định, những quan chức của ĐCSTQ khi còn tại vị ai cũng được cho là quan thanh liêm, nhưng thực tế số này chỉ có 0,000001% mà thôi.
Tính cho đến vụ án “đại quản gia” Chính hiệp Tôn Hoài Sơn (Sun Huaishan) “ngã ngựa” (ngày 2/3/2017) đã có gần 30 người trong Ủy ban Trung ương “ngã ngựa”, vượt quá tổng số người đồng cấp bị hạ bệ từ khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền đến Đại hội 18.
Nhiều nhà bình luận chính trị cũng chú ý đến cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và hàng loạt gia tộc quyền quý cùng phe phái hiện vẫn chưa bị động đến. Đồng thời tình trạng lối sống xa đọa trong quan trường Trung Quốc chỉ có tăng chứ không giảm.
Ngày 29/10/2016, VOA (Mỹ) dẫn ý kiến của chuyên gia Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) nhận định, cách làm chống tham nhũng trên quy mô rộng khắp của ông Tập Cận Bình cho thấy tình trạng tham nhũng đã ăn sâu vào mọi ngõ ngách của bộ máy quan trường. Tuy nhiên hoạt động này lại không chạm đến cái gốc rễ quan trọng nhất, đó chính là “tham nhũng đất đai” mà ông Tập Cận Bình thường xuyên nhắc đến. Ông Tập Cận Bình chỉ tạm thời làm gián đoạn thực trạng, một khi buông lỏng thì vấn đề lại trở lại nguyên trạng.
Đồng quan điểm, học giả Bạc Trí Hoạt của Singapore cũng cho biết, trong tình trạng này dĩ nhiên các quan chức ĐCSTQ phải đề cao cảnh giác, nhưng chỉ cần tình trạng hơi buông lỏng là họ trở lại nguyên hình.
Ngày thành lập Đảng 1/7 năm ngoái, ông Tập Cận Bình có bài phát biểu dài, trong đó đặc biệt nhắc đến mối đe dọa khủng khiếp nhất cho sự tồn vong của chế độ là tình trạng tham nhũng, vì thế phải thực hiện nghiêm trị từ Đảng. Cùng năm, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 ĐCSTQ cũng đã lấy chủ đề hội nghị là “Nghiêm trị từ Đảng” (Tùng nghiêm trị đảng), công bố “Quy tắc đời sống chính trị” và “Điều lệ giám sát” trong Đảng.
Chuyên gia vấn đề Trung Quốc Lý Thiên Tiếu (Li Tianxiao), tiến sĩ Chính trị Đại học Columbia nhận định, ông Tập Cận Bình muốn thông qua “Nghiêm trị từ Đảng” để thanh trừng phái Giang gây cản trở con đường cải cách. Nhưng thể chế ĐCSTQ là một thể chế tàn bạo, đã hết thuốc chữa, nghiêm trị từ Đảng chính là lấy độc trị độc, cuối cùng tất tự diệt chính mình.
Nhà bình luận chính sự Văn Chiêu (Wenzhao) cho rằng, giới quan chức Trung Quốc xưa nay được sống trong nhung lụa, bây giờ bị dùng roi da chống tham nhũng để thanh trừng, hiển nhiên tâm lý họ đang đầy uất hận. Khách quan mà nói, “nghiêm trị từ Đảng” sẽ làm mâu thuẫn trong Đảng ngày càng gay gắt, làm tình trạng tan rã của bộ máy càng nhanh hơn.
Nguyễn Đoàn (T/H)
Xem thêm:
Từ khóa Giang Trạch Dân Đả hổ diệt ruồi Chống tham nhũng Tập Cận Bình