Báo cáo của Mỹ phân tích 4 viễn cảnh cục diện chính trị Trung Quốc
- Thiên Long
- •
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã thông qua luật bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với vị trí Chủ tịch nước, khả năng cao sẽ tiếp tục tại chức sau Đại hội 20 ĐCSTQ. Cái gọi là “người kế nhiệm” của ĐCSTQ vẫn chưa được xác định, nhiều diễn biến cho thấy tình hình ĐCSTQ không còn theo như thông lệ, tiềm ẩn nhiều bất ổn.
Tương lai tình hình chính trị của ĐCSTQ sẽ đầy bất ổn nếu ông Tập Cận Bình không kịp thời chỉ định người kế nhiệm.
Ngày 21/4, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ đã công bố báo cáo dài 30 trang “Dự đoán lãnh đạo kế nhiệm thời hậu Tập Cận Bình” (After Xi:Future Scenarios for Leadership Succession in Post-Xi Jinping Era), báo cáo phân tích 4 khả năng xảy ra sau Đại hội 20 ĐCSTQ.
Người kế nhiệm tiềm năng thường là vật hy sinh
Báo cáo cho rằng chuyện tranh giành quyền lực nội bộ ĐCSTQ là thực trạng liên tục, còn vấn đề kế vị lãnh đạo tối cao thường là trò chơi chính trị trung tâm kể từ khi ĐCSTQ chính thức có được chính quyền vào năm 1949: Cao Cương, Lâm Bưu, Hoa Quốc Phong, Hồ Diệu Bang, và Triệu Tử Dương, tất cả đều là vật hy sinh.
Năm 1982, thời ông Đặng Tiểu Bình thông qua bản Hiến pháp áp đặt chế độ nhiệm kỳ đối với người lãnh đạo ĐCSTQ. Đến thời ông Tập Cận Bình, năm 2017, lần đầu tiên ông Tập loại bỏ hai người kế nhiệm tiềm năng là Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài, sau đó tại Đại hội 19 ĐCSTQ vào tháng 3/2018 đã bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với Chủ tịch nước. Đồng thời ông Tập cũng tăng cường kiểm soát tự do ngôn luận, đàn áp bất đồng chính kiến và tích cực tuyên truyền xây dựng hình tượng cá nhân bản thân, qua đó tăng thêm uy quyền cho cá nhân ông Tập và làm suy yếu đáng kể uy quyền của Chính phủ.
Báo cáo cho rằng quyền lực của ông Tập đã được củng cố, nhưng không có người kế vị nào được chỉ định, như vậy tình hình cho thấy đã mất đi thông lệ chuyển giao quyền lực hòa bình theo định kỳ của ĐCSTQ trong 40 năm qua, đẩy Trung Quốc (ĐCSTQ) vào nguy cơ tiềm ẩn bất ổn, có tác động sâu sắc đến trật tự quốc tế và hoạt động thương mại toàn cầu.
Những viễn cảnh cục diện chính trị của ĐCSTQ
Báo cáo phân tích 4 khả năng liên quan đến vai trò chính trị của Tập Cận Bình sau Đại hội 20 ĐCSTQ năm 2022.
- Chuyển giao quyền lực
Chuyển giao quyền lực cho một trong các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm, trong đó ít nhất chuyển giao hai trong ba vị trí cao nhất là Tổng Bí thư ĐCSTQ và Chủ tịch Quân ủy, tạo hình ảnh là ĐCSTQ đã thực sự chuyển giao quyền lực. Theo phân tích, ông Tập đã tăng cường thêm uy quyền của ĐCSTQ thông qua tập trung hóa quyền lực trong hai nhiệm kỳ của ông, đến nay nhiều thay đổi đã hoàn thành giúp ông Tập có thể cảm thấy yên tâm từ bỏ quyền lực.
Ngoài ra, vì cân nhắc an toàn cá nhân, có thể ông Tập cảm thấy buộc phải từ bỏ chức vụ. Vì có quy tắc kế vị được thể chế hóa giúp đảm bảo kỳ vọng của những người trong cuộc nắm quyền, ngăn ngừa khả năng xảy ra đảo chính, và cuối cùng là giảm nguy cơ người lãnh đạo phải gặp thách thức đảo chính. Có thể ông Tập cũng cảnh giác vấn đề tập trung hóa quyền lực vào cá nhân tiềm ẩn nguy cơ đoàn kết phản kháng từ nội bộ, vì vậy cũng chọn từ bỏ quyền lực.
Có học giả đã phát hiện ra tỷ lệ 41% nhà lãnh đạo độc tài trong vòng một năm sau khi giải nhiệm đã phải chịu cuộc sống lưu vong, tù đày hoặc chết, trong khi tỷ lệ này ở các nhà lãnh đạo nước dân chủ chỉ vào 7%. Báo cáo nhấn mạnh nếu ông Tập cảm thấy có thể nghỉ hưu, ông ấy cần một người kế nhiệm có thể đảm bảo an toàn cho bản thân; do màn thanh trừng lớn trong chiến dịch chống tham nhũng khiến ông Tập đang có vô số kẻ thù hùng mạnh, cho nên phải chắc chắn chọn được người kế nhiệm trung thành, để đảm bảo ông Tập có thể tiếp tục chỉ đạo được ở hậu trường ngay cả trong trường hợp từ bỏ cả ba vị trí lãnh đạo.
- Tại vị, không bỏ chức vụ
- Vấn đề thách thức đảo chính
Báo cáo chỉ ra một bài phát biểu nội bộ của ông Tập vào năm 2016 đã nói về “hoạt động âm mưu chính trị” nhằm “phá hoại và chia rẽ trong Đảng”. Cùng năm đó, hàng loạt nhân vật uy quyền quan trọng bị thanh trừng vì “âm mưu đảo chính”: Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Lưu Sĩ Dư, Chủ nhiệm Ban Chính pháp Chu Vĩnh Khang, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài. Nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy âm mưu đảo chính không phải chuyện tưởng tượng.
Giới nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng quyền lực của hầu hết các nhà độc tài bị tước đoạt từ bên trong giới chóp bu của hệ thống quyền lực chứ không phải từ công chúng. Báo cáo chỉ ra rằng ngay cả khi Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quyền lực nhất, ông ấy cũng phải dựa vào sự hỗ trợ của nhiều nhóm khác nhau. Kinh tế gia tăng suy thoái hoặc việc thường xuyên xử lý không tốt những vấn đề nguy cơ quốc tế có thể làm suy yếu đội ngũ của Tập Cận Bình.
Theo báo cáo, trong trường hợp không xảy ra khủng hoảng mang tính hệ thống, hiện nay khả năng xảy ra đảo chính lật đổ quyền lực của Tập Cận Bình là rất nhỏ. Do ông Tập đã giám sát việc luân chuyển nhân sự trong quân đội, đồng thời đã tăng cường được quyền kiểm soát đối với hệ thống an ninh trong nước. Dù các thành viên cấp cao trong Đảng và quân đội có quyền lực lớn nhưng họ thiếu khả năng thực hiện các hoạt động cơ bản, không thể đoàn kết nhau hành động được trước bộ máy an ninh chặt chẽ nằm trong kiểm soát của ông Tập.
Còn để thách thức được ông Tập tại cuộc họp chính thức của Bộ Chính trị hay Ban Chấp hành Trung ương thì đòi hỏi sự hợp tác của nhiều quan chức, cho dù có người bày tỏ quan điểm bất đồng thì không thể biết có bao nhiêu người sẵn sàng tham gia nỗ lực thách thức uy quyền của ông Tập.
- Tập Cận Bình bất ngờ thiệt mạng hoặc mất khả năng hành động
Giả sử ông Tập qua đời, dựa theo Điều lệ ĐCSTQ thì chức Tổng bí thư chỉ có thể được chọn từ trong các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm và được “bầu” tại cuộc họp toàn thể của Ủy ban Trung ương. Theo Hiến pháp Trung Quốc quy định, thành viên của Ủy ban Quân sự Trung ương do Ủy ban Trung ương ĐCSTQ quyết định, còn Chủ tịch và Phó chủ tịch nước “được bầu” từ Nhân đại toàn quốc.
Nhưng đó chỉ là chuyện giấy tờ, còn trên thực tế chuyện lựa chọn lãnh đạo mới sẽ được xác định thông qua các cuộc đàm phán và giao dịch phi chính thức, sau đó mới qua “chấp thuận” của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ.
Báo cáo phân tích trong trường hợp xảy ra khoảng trống quyền lực, có thể gây tình trạng xung đột trong Bộ Chính trị, và trong giới thân tín của ông Tập cũng có thể bị chia rẽ do những bất đồng về chọn người người kế nhiệm. Trong hoàn cảnh này, những người đã bị ông Tập trừng phạt hoặc cho ra rìa có thể xem đó là cơ hội hiếm có để giành lại quyền lực, vì vậy họ cũng có thể tranh giành quyền kiểm soát, không thể đoán được quá trình này sẽ phát triển thế nào.
Một tình huống khác là ông Tập mất khả năng hành động do vấn đề sức khỏe. Khác với trường hợp bị chết, tình trạng mất khả năng hành động sẽ khiến hệ thống rơi vào thời kỳ bất ổn chính trị và không biết được thời gian bao lâu, trong quá trình đó hai phe ủng hộ và chống đối ông Tập sẽ cố gắng duy trì trạng thái cân bằng đi cùng tình trạng diễn biến sức khỏe của ông Tập.
Dương Thiên Long, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Chính trị Trung Quốc người kế nhiệm Tập Cận Bình