Bầu trời ở Bắc Kinh đỏ như máu sáng sớm ngày 11/10
- Lý Mộc Tử
- •
Hôm 11/10, cực quang xuất hiện ở Bắc Kinh và bầu trời chuyển sang màu đỏ như máu. Đài truyền hình nhà nước CCTV đưa tin “Tuyệt đẹp! Bắc Kinh bùng nổ cực quang”. Có cư dân mạng từ Quảng Đông phản hồi: “Đừng có khen tuyệt đẹp nữa, cổ đại gọi đây là trời giáng ánh sáng máu”.
CCTV đưa tin, sáng sớm ngày 11/10, do chịu ảnh hưởng của bão địa từ, cực quang lại được nhìn thấy ở nhiều nơi tại Bắc Kinh. Sáng sớm cùng ngày, cực quang cũng xuất hiện ở nhiều nơi tại Tân Cương như Altay, Karamay, v.v. Đây là lần thứ hai cực quang được quan sát ở vĩ độ 40 độ Bắc tại Trung Quốc, lần xuất hiện trước đó là vào khoảng ngày 11/5 năm nay. Theo dự báo, bão địa từ có thể xảy ra vào ngày 11 và 12/10.
【美!极光与长城同框有多梦幻】10月11日凌晨,在北京喇叭沟、河北金山岭长城等地出现壮美极光,璀璨绚丽。 pic.twitter.com/cZO754ugnt
— 山东观察 (@djkong0531) October 11, 2024
长城与极光繁星同框了~#北京 #长城 #极光 #地磁爆 #北京极光大爆发 pic.twitter.com/WnWiGC0BUF
— hyn007 (@hyn0071) October 11, 2024
Gần đây, những cảnh tượng gây sốc về hiện tượng cực quang cũng đã được ghi nhận ở nhiều nơi khác như Tân Cương, Nội Mông, Sơn Tây, Hắc Long Giang, v.v.
#中国多地极光爆发上演视觉盛宴 近日,摄影师在新疆、内蒙古、黑龙江多地记录下极光爆发的震撼场景。夜幕中,色彩绚丽的极光相互交织,不断变幻流转,璀璨繁星铺满天幕,如同一场震撼的光影盛宴。#极光 pic.twitter.com/BU91j3aQM1
— katie (@katie90243402) October 12, 2024
Về vấn đề này, cư dân mạng Đại Lục bình luận:
“Ngay cả Bắc Kinh cũng có thể nhìn thấy cực quang. Đây có phải là một hiện tượng tốt không?”
“Đằng sau sự mỹ lệ là rủi ro!”
“Nếu thỉnh thoảng có hiện tượng cực quang thì nên cảnh giác, vì nó chưa hẳn là chuyện tốt.”
Bắc Kinh là trung tâm quyền lực của ĐCSTQ và những hiện tượng kỳ lạ thường xuyên xảy ra trong năm nay.
Từ tháng 3 đến tháng 9 năm nay, Bắc Kinh liên tiếp xuất hiện 3 sự kiện sao băng (quả cầu lửa rơi). Các sao băng được gọi là thiên thạch sau khi chúng rơi xuống đất. Vào sáng sớm ngày 4/3, ngày đầu tiên trong kỳ “lưỡng hội” (hai cuộc họp gồm Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Nhân đại) và Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân toàn quốc (Chính hiệp)), quả cầu lửa khổng lồ từ trên trời rơi xuống ở Bắc Kinh và phát nổ trong quá trình rơi.
Vào khoảng 22:00 ngày 20/9, một vệt sáng khác xuất hiện trên bầu trời Bắc Kinh. Cư dân mạng ở Hà Bắc, Thiên Tân và những nơi khác cũng nhìn thấy cảnh tượng này.
Sáng ngày 29/9, sao chổi C/2023 A3 Tsuchinshan (Núi Tử Kim)-Atlas được nhìn thấy trên bầu trời thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Theo trang earth.com, sao chổi C/2023 A3 có quỹ đạo quanh Mặt trời hơn 80.000 năm này cũng xuất hiện tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Cũng có thông tin cho rằng ngôi sao chổi này có quỹ đạo chỉ 60.000 năm. Vào đêm trước ngày “Quốc khánh 1/10” của ĐCSTQ, người dân ở nhiều nơi như Thâm Quyến, Tây Tạng và những nơi khác đã nhìn thấy sao chổi quét ngang bầu trời. Người Trung Quốc cổ đại gọi sao chổi là “sao thảm họa” và coi chúng là điềm xấu. Dù ở phương Đông hay phương Tây, người ta đều coi sao chổi là ngôi sao thảm họa.
Điều đáng nói là theo tin tức từ nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc vào ngày 12, sao chổi C/2023 A3 (Tsuchinshan-ATLAS) sau 60.000 năm mới gặp sẽ gần Trái đất nhất. Tối ngày 12/10, người dân Trung Quốc một lần nữa “được nhìn thấy bằng mắt thường”.
Một số cư dân mạng cho rằng: “Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà sao chổi 60.000 năm mới xuất hiện một lần trên bầu trời Bắc Kinh vào ngày ĐCSTQ thành lập chính quyền. Bởi vì trong quá khứ văn hóa truyền thống, dù ở phương Đông hay phương Tây, sao chổi được coi là điềm xấu, có nghĩa là một loại thảm họa, hoặc là biểu tượng của một thảm họa, đặc biệt nhắm vào quân vương, quốc vương, v.v.”
Từ khóa Chuyện lạ Bắc Kinh Cực quang Dị tượng