Ngày 13/2, nhiều kênh truyền thông Trung Quốc đưa tin, ngoài việc tẩy chay trận đấu, chương trình “Total Soccer” (Bóng đá thế giới) của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng ngày 12/2 đã loại bỏ toàn bộ cảnh ngôi sao bóng đá Argentina Messi ở đoạn mở đầu.

p3452771a823158478
Kênh thể thao “Total Soccer” (Bóng đá thế giới) của CCTV đã xóa những cảnh liên quan khỏi tiêu đề trong chương trình mới nhất. (Ảnh chụp màn hình video)

Cảnh dễ thấy nhất là vài giây cuối cùng, hình ảnh Messi đưa Argentina tới chức vô địch World Cup được thay thế bằng cảnh Philipp Lahm giương cao chiếc cúp FIFA World Cup với tư cách đội trưởng tuyển Đức năm 2014.

Ở giữa có một cảnh ngắn Messi mặc áo Barcelona để ăn mừng. Nhưng cảnh này cũng bị cắt, và trực tiếp thay thế bằng cảnh mở rộng về một nghệ sĩ thổi kèn đang chơi nhạc.

Báo cáo cho rằng việc thay đổi tiêu đề không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng ngoại trừ Messi, tất cả các cảnh quay, nội dung và âm nhạc của clip này đều không bị thay đổi. Điều này rõ ràng là nhắm vào Messi.

Một số cư dân mạng còn phát hiện ra bàn thắng của Messi đã được thay thế trong đợt bình chọn 100 bàn thắng đẹp nhất năm trước đó.

“Total Soccer” (Bóng đá thế giới) là chương trình bóng đá được CCTV phát sóng từ năm 2000. Mỗi tập dài 50 phút, bao gồm những điểm nổi bật của các trận đấu quan trọng, tin tức, chủ đề đặc biệt, 10 bàn thắng và pha cứu thua hàng đầu, v.v. Đây là chương trình truyền hình có chủ đề bóng đá có sức ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc.

Điều đáng nói là việc thay Messi bằng Lahm ở phân cảnh mở màn của “Total Soccer” đã bất ngờ gây ra tranh cãi lớn hơn.

Một số cư dân mạng phát hiện ra rằng Lahm từng viết bài chỉ trích vấn đề nhân quyền của Trung Quốc trên tờ Die Zeit của Đức vào năm 2022.

Trong bài báo, cựu đội trưởng Đức bắt đầu bằng vấn đề nhân quyền của lao động nước ngoài tại World Cup ở Qatar. Sau đó anh viết về vụ việc ngôi sao quần vợt nữ Trung Quốc Bành Soái (Peng Shuai), và giải thích rằng thể thao và nhân quyền có liên quan chặt chẽ với nhau. Hơn nữa, ngay phần mở đầu, bài viết đã ghi rõ: “Thể thao chính là chính trị”.

Ngày 2/11/2021, ngôi sao quần vợt Trung Quốc Bành Soái (phải) đã cáo buộc cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ (trái) tấn công tình dục cô tại nhà riêng của ông ta vào 3 năm trước.

Khoảng nửa giờ sau khi được đăng trên Weibo, bài viết nhanh chóng bị chặn trên Internet của Đại Lục. Ông Trương Cao Lệ cũng chưa bao giờ phản hồi về điều này.

Screen Shot 2021 11 06 at 11.38.56 AM 1
Cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ và tay vợt nữ nổi tiếng Bành Soái (Ảnh ghép)

Xem thêm:

Về việc “trở mặt” bất thường của chương trình CCTV, một bài bình luận của NetEase ngày 13/2 phân tích rằng có thể có 2 lý do khiến Messi bị cắt ở cảnh mở màn.

Thứ nhất, Đức đánh bại Argentina ở trận chung kết năm 2014, nên việc sử dụng Lahm dường như có thể trấn áp được Messi.

Thứ hai là việc Antoine Griezmann của đội tuyển Pháp đã chấm dứt hợp đồng với Huawei vào năm 2018. Đây rõ ràng là một sự kiện rất nghiêm trọng. Hơn nữa, Argentina đã đánh bại Pháp vào năm 2022, nên không thể dùng Pháp để đánh bại Messi.

Phía trên bài viết đề cập rằng, Antoine Griezmann đã chấm dứt hợp đồng với Huawei vào năm 2018. Ngoài ra, Griezmann và Dembélé cũng gặp vấn đề, nên không thể sử dụng hình ảnh của nhà vô địch World Cup 2018.

Năm 2014, thậm chí Lahm còn có hành động nghiêm trọng hơn. Anh trực tiếp nghi ngờ nền chính trị của Trung Quốc.

Bài viết còn chỉ ra, ngay cả Carles Puyol, nhà vô địch World Cup 2010 kiêm đội trưởng đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha cũng không lọt vào danh sách. Nhà vô địch World Cup 2006 người Ý Gianluigi Buffon lại càng không, vì anh từng chế giễu vụ việc virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).

Nhà vô địch World Cup 2002 Cafu của Brazil từng từ chối đổi áo đấu với các cầu thủ Trung Quốc. Đời sống riêng tư của Maradona thì hỗn loạn, còn Pele lại đăng bài ủng hộ Ukraine.

Cuối cùng, bài viết kết thúc đầy cảm khái rằng rõ ràng chuyện của Messi đang bị làm ầm ĩ. Nếu tuân theo các tiêu chuẩn về vụ việc của Messi ở Hồng Kông, thì người dân Trung Quốc sẽ không được xem bóng đá.

Một số cư dân mạng Trung Quốc than thở rằng “Total Soccer” (Bóng đá thế giới) đã sản sinh ra nhiều chủ đề kinh điển, nhưng “không ngờ nó lại suy đồi đến mức này”.

Cách đây vài ngày, Messi đã đến Hồng Kông cùng Inter Miami trong 72 giờ ngắn ngủi, để thi đấu giao hữu với đội tuyển bóng đá Hồng Kông. Tuy nhiên anh đã khiến khán giả thất vọng khi không vào sân thi đấu. Messi cũng tránh bắt tay và chụp ảnh với các quan chức chính phủ Hồng Kông. Điều này bị phe “yêu nước” chỉ trích gay gắt.

GFs2wTMXAAIebor
Lionel Messi đi vòng qua bỏ qua hàng đợi và đi phía ra phía sau ông Lý Gia Siêu và những người khác, tránh bắt tay các quan chức Hồng Kông. (Ảnh chụp màn hình video)

Do vắng mặt và có thái độ thờ ơ với chính quyền Hồng Kông, Messi đã bị các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và phe “yêu nước” tại Hồng Kông chỉ trích. Thậm chí họ còn cáo buộc Messi bị các thế lực thù địch bên ngoài thao túng nhằm xúc phạm chính quyền Hồng Kông.

Messi đã đưa ra một tuyên bố trên Weibo vào ngày 8/2 rằng: “Thật đáng tiếc khi tôi không thể thi đấu trong trận giao hữu ở Hồng Kông do chấn thương cơ đùi. Chấn thương của tôi sưng tấy và đau đớn. Những người bạn hiểu tôi đều biết tôi muốn dốc hết sức mình ở mỗi trận đấu, đặc biệt là trong tình huống cùng các đồng đội từ xa đến.

Người hâm mộ rất mong được thấy chúng tôi xuất hiện khỏe mạnh. Tôi hy vọng một ngày nào đó chúng tôi sẽ có được điều đó, hy vọng có cơ hội trở lại và cống hiến hết mình cho người hâm mộ Hồng Kông. Tôi cũng mong được trở lại Trung Quốc Đại Lục càng sớm càng tốt để chia sẻ niềm vui bóng đá với mọi người. Tôi ôm mọi người, xin gửi lời chúc sớm, chúc mọi người may mắn trong năm Rồng”.

Ngày 9/2, nhà tổ chức giải đấu Tatler Asia đã tuyên bố dưới áp lực rằng họ sẽ hoàn lại 50% tiền cho những người hâm mộ tham dự sự kiện.

Thậm chí, ngày 9/2, Cục Thể thao Hàng Châu thông báo, chuyến đi của Argentina tới Trung Quốc vào tháng 3 đã bị hủy bỏ.

“China Digital Times”, kênh truyền thông trực tuyến chuyên ghi lại những thông tin bị kiểm duyệt ở Trung Quốc, kết luận: “Messi vẫn là Messi, nhưng Hồng Kông đã không còn là Hồng Kông của quá khứ.”