Chuyện đời cô gái lớn lên trong gia đình bị bức hại từ năm lên 1 tuổi
- Minh Nhật
- •
Nỗi lo bị cảnh sát quấy rối và bắt giữ đã đeo bám Trương Minh Huệ, kể từ khi cô lên 1 tuổi. Công an đánh cha cô bằng ván gỗ cho đến khi chân ông sưng tấy và chuyển sang màu tím sẫm, đồng thời dùng bật lửa đốt cánh tay của ông.
Trước khi Minh Huệ được 2 tuổi, cảnh sát đã nhốt cô và ông nội vào một cơ sở giam giữ không chính thức trong 1 tuần. Không được cung cấp thức ăn hay nước uống, họ sống bằng lương thực do những người bạn tốt bụng của ông nội cô mang đến.
Việc bị giam giữ trong căn phòng tối tăm chỉ có 2 ô cửa sổ nhỏ đó là một phần ký ức rời rạc về tuổi thơ của Minh Huệ. Khi còn bé, cô đã từng tự hỏi liệu cuộc đời có phải là một cơn ác mộng hay không.
Giá cuộc đời chỉ là một giấc mơ!
Gia đình 11 thành viên của cô, giống như hàng triệu hộ gia đình Trung Quốc năm đó, bị chế độ cộng sản nhắm tới chỉ vì họ đều tu Pháp Luân Công và cố gắng sống theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn.
Là môn khí công tu luyện được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992, Pháp Luân Công nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng tại Trung Quốc vì hiệu quả đối với sức khỏe cũng như việc nhấn mạnh vào những giá trị truyền thống cốt lõi của văn hóa Trung Hoa. Chỉ trong vòng 7 năm, theo ước tính của chính quyền Trung Quốc, số lượng người tập Pháp Luân Công đã là hơn 70 triệu người.
Tháng 7/1999, do đố kỵ với việc số lượng người tập Pháp Luân Công vượt trên cả số Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, tổng bí thư bấy giờ là Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công trên quy mô toàn quốc, vận dụng toàn bộ bộ máy Công an, Viện kiểm sát và các cơ quan Tư pháp. Vô số người tập Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong.
Chính trong bầu không khí đó, Minh Huệ đã trưởng thành.
10 trong số 11 thành viên gia đình Minh Huệ tu luyện Pháp Luân Công. Họ đã không còn có thể nhớ nổi bản thân phải trải qua bao nhiêu vụ bắt giữ, đột kích vào nhà và quấy rối của cảnh sát trong suốt hơn 2 thập kỷ.
20/7/1999, đúng vào ngày chiến dịch đàn áp bắt đầu, bà của Minh Huệ đã bị cảnh sát bắt đi bằng một chiếc xe tải ở Duy Phường, Sơn Đông, Trung Quốc, và bị giam giữ trong khoảng 2 tuần.
Cùng ngày hôm đó, cha Minh Huệ đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Ông đã bị cảnh sát đánh đập dã man bằng dùng dùi cui và ván gỗ. Theo lời chứng năm 2017 của mẹ Minh Huệ gửi ra hải ngoại, vụ việc khiến người ông đầy máu, với những vết phồng rộp trên đầu và vết bầm tím khắp cơ thể.
Trong thời gian bị giam giữ, bàn chân cha cô bị sưng tấy đến mức ông không thể xỏ giày vào được. Những vết phồng rộp xuất hiện trên cánh tay vì bị cảnh sát đốt bằng bật lửa. Phải hơn 2 tháng sau vết thương mới lành.
Trong lần đoàn tụ gia đình nhân dịp Tết năm 2000, cha mẹ và ông bà của Minh Huệ lại bị bắt giữ. Lần tra tấn tàn khốc này đã khiến cha cô sụt mất một nửa cân nặng – từ hơn 90 kg xuống còn khoảng 45 kg. Ông bị kết án 3 năm tù ngay sau đó. Bà nội và bà ngoại cô cũng nhận mức án 3 năm tù giam.
Và cứ như vậy, nhiều bi kịch đã xảy ra trong suốt 2 thập kỷ sau đó. Phần lớn thời gian, Minh Huệ được dì chăm sóc.
Cuộc đàn áp kéo dài đã khiến gia đình Minh Huệ từ khá giả trở thành chật vật mưu sinh. Mỗi lần cảnh sát đến, họ đều lấy đi tất cả tiền mặt và tài sản có thể, bao gồm cả phương tiện đi lại của gia đình.
Trước khi trốn khỏi Trung Quốc, Minh Huệ đã hy vọng có thể được đoàn tụ với gia đình ở hải ngoại và bắt đầu lấy bằng đại học về mỹ thuật. Tuy nhiên, 3 tháng sau khi Minh Huệ trốn khỏi Trung Quốc và tới Mỹ vào năm 2019, cảnh sát lại bắt giữ cha cô và rồi kết án ông 4 năm tù giam.
Cô nói: “Chúng tôi không mong muốn sống một cuộc sống xa hoa, nhưng ngay cả việc sống một cuộc sống cơ bản nhất cũng khó khăn”. Mặc dù được an toàn và tự do ở Mỹ nhưng Minh Huệ vẫn rất lo lắng cho gia đình cô ở Trung Quốc. Cô nói, áp lực tâm lý gần như “không khác gì ở trong tù”.
Nhưng nhìn lại, Minh Huệ tin rằng hơn 20 năm kiên trì của gia đình cô là xứng đáng. “Tôi sẽ không được cha mẹ sinh ra nếu không nhờ có Đại Pháp”, cô nói, đề cập đến một tên gọi khác của Pháp Luân Công là Pháp Luân Đại Pháp.
Theo Epoch Times
Minh Nhật biên tập
Xem thêm:
- Will Unbreakable: Phim tài liệu cảm động về một người tập Pháp Luân Công đằng sau song sắt
- TQ: Vợ tù nhân lương tâm bị bức hại đến chết vì muốn tìm kiếm công lý
- Bức tượng Đức Phật và chuyện đời của một nhà điêu khắc
Mời xem video:
Từ khóa đàn áp Pháp Luân Công Dòng sự kiện cuộc sống sau bức hại