Công tố viên Trung Quốc tuyên thệ “chịu trách nhiệm suốt đời” liệu có tác dụng?
- Minh Ngọc
- •
Để phòng tránh việc nảy sinh các vụ án oan sai, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Trung Quốc đã tiến hành cải cách việc quy kết trách nhiệm tư pháp. Ngày 27/7 vừa qua, sau khi 228 công tố viên đã tiến hành tuyên thệ về trách nhiệm của mình, ngoại giới đã đưa ra không ít nhận định bình luận.
Có người nhận định rằng, việc yêu cầu công tố viên có trách nhiệm suốt đời trên bề mặt thì thể hiện được sự tiến bộ về tư pháp, nhưng chính sách tốt nhất khi không chấp hành thì cũng chỉ như một tờ giấy lộn. Lại có chuyên gia pháp lý cao cấp nói thẳng thừng, hiện nay bất vụ án oan sai lớn nhất chính là vấn đề của Pháp Luân Công, chính quyền Bắc Kinh phải giải quyết sớm nhất có thể.
Các công tố viên phải tuyên thệ “chịu trách nhiệm suốt đời” nhưng án oan vẫn diễn ra
Phương tiện truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông báo, trong số hơn 71.000 công tố viên tại Trung Quốc Đại Lục, đã có 228 công tố viên được lựa chọn ra để tham gia hoạt động tuyên thệ vào sáng ngày 17/7 vừa qua. Bài báo chỉ ra, độ tuổi trung bình của những người này là 47,5 tuổi, thâm niên công tác trong ngành tư pháp khoảng 23 năm.
Hoạt động này khiến ngoại giới đưa ra không ít nhận định. Ông Lý Lập Phú, một cảnh sát phải chịu án oan đã nói với Đài phát thanh Á châu Tự do, việc các công tố viên gắn với trách nhiệm suốt đời mặc dù phần nào cho thấy sự tiến bộ của tư pháp, nhưng “rốt cuộc thì không rõ có khởi được tác dụng gì hay không, hiện tại còn quá sớm để có thể kết luận bất cứ điều gì.”
Nhà hoạt động nhân quyền Thẩm Lương Khánh từng là một công tố viên ở tỉnh An Huy cũng nói, một chính sách tốt mà không chấp hành thì cũng chỉ như một tờ giấy lộn.
Giáo sư viện pháp luật Đại học Đông Nam Trung Quốc ông Trương Tán Ninh chỉ ra rằng, hệ thống tư pháp có thể tiến bộ hay không, chính là phụ thuộc vào việc nhà lãnh đạo tối cao hiện nay của quốc gia, có quyết tâm thay đổi thể chế độc tài ĐCSTQ hay không, không làm được như vậy thì chính sách này cũng chỉ là diễn kịch cho dân xem. “Tôi nghĩ rằng nếu không có cải biến căn bản từ chế độ, thì muốn có cái gọi là tư pháp công chính thực sự là điều không thể.”
Một chuyên gia cao cấp về pháp lý Trung Quốc là ông Triệu Viễn Minh cũng chỉ ra, cái gọi là pháp luật dưới chế độ ĐCSTQ không phải là pháp luật thật sự. Ông nói, tại Đại Lục, sự tồn tại “pháp luật” không phải vì để phục vụ cho người dân, mà là phục vụ cho những kẻ nắm quyền thống trị, điển hình nhất là dưới thời đại của ông Giang Trạch Dân.
“Thử xem trong những năm Giang Trạch Dân nắm quyền, đã ngang nhiên trấn áp Pháp Luân Công, khiến cho cái gọi là pháp trị của Trung Quốc bị phá hoại hoàn toàn.” Ông Triệu Viễn Minh nhấn mạnh rằng mỗi một trường hợp học viên Pháp Luân Công bị đưa ra xét xử đều là một vụ án oan.
Ông Triệu Viễn Minh tin rằng, hiện nay khi Bắc Kinh tiến hành thẩm tra các vụ án, cho dù là chưa rõ có thể thực hiện một cách thực thụ, nhưng cũng có thể khiến những thủ phạm gây ra các vụ án oan phải lo sợ.
Ông Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công đến khi nào mới bị xử?
Theo thống kê từ Hiệp hội Nhân quyền Hoa Kỳ, từ ngày 25/4/1999 cho đến ngày 19/7/1999, ông Giang Trạch Dân liên tục ra các văn bản trong nội bộ đảng, yêu cầu các tổ chức phục tùng quyết định cá nhân ông ta, bắt đầu triển khai bức hại Pháp Luân Công.
Theo thống kê của Minghui.org, tính đến tháng 7/2017, có 4.114 người tập Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, ít nhất hàng trăm nghìn người đã bị kết án phi pháp trong tù hoặc trại cải tạo lao động.
ĐCSTQ suốt 18 năm qua đã gây ra hàng ngàn hàng vạn án oan đối với Pháp Luân Công. Năm 2008 tòa án Trung Quốc đã thụ lý hơn 10 nghìn vụ án. Với tỷ lệ 1% là án oan, vậy thì đã có hơn 100 vụ án oan. Hơn nữa số liệu về tử tù năm 2012 của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho thấy, mỗi năm Trung Quốc có hàng ngàn người bị xử tử. Với tỷ lệ án oan là 1% thì đã có mấy chục người chết oan.
Nhà bình luận thời sự chính trị Trung Quốc Hạ Tiểu Cường cũng từng viết một bài nói rằng, khi mà hiện ĐCSTQ vẫn đang cai trị Đại Lục, những vụ án oan lớn nhất đều liên quan đến Pháp Luân Công, ông Tập Cận Bình nếu như muốn cải cách tư pháp, thì không có cách nào trốn tránh khỏi vấn đề này.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Từ khóa Pháp Luân Công Trung Quốc Công tố viên