Sau khi Trung Quốc đột ngột dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch bệnh vào ngày 7/12, tình trạng hỗn loạn đã nảy sinh, các phòng khám sốt và bệnh viện lớn quá tải, nhà tang lễ và lò hỏa táng quá tải, người dân xếp hàng bên ngoài các hiệu thuốc để mua thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như không có ý định chấp nhận đề nghị của Mỹ tặng vắc-xin cho Trung Quốc.

vac xin pfizer
(Ảnh minh họa: Marco Lazzarini/shutterstock.com)

Ngày 21/12 Reuters đưa tin, bãi đậu xe của một lò hỏa táng ở quận Thông Châu, Bắc Kinh đã chật kín, khoảng 40 phương tiện xếp hàng ngoài cổng chờ vào. Một số lượng lớn cảnh sát lớn đã được triển khai xung quanh lò hỏa táng.

Reuters nhìn thấy hơn 20 quan tài đang chờ được hỏa táng tại lò hỏa táng, xung quanh là người thân và bạn bè của người quá cố trong bộ đồ tang màu trắng. Nhân viên đang mặc quần áo bảo hộ. 

 

thi the 2
Thi thể xếp hàng dài chưa được xử lý ở Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video)

Ông Hứa Văn Ba, Giám đốc Viện Dự phòng và Kiểm soát virus thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho biết tại cuộc họp báo hôm thứ Ba về Cơ chế kiểm soát và phòng ngừa liên ngành của Quốc vụ viện Trung Quốc rằng biến thể phụ BQ.1 và XBB là các nhánh đột biến mới của Omicron. Chúng là những chủng chiếm ưu thế, biểu hiện chủ yếu bằng khả năng truyền bệnh và khả năng trốn thoát miễn dịch được tăng cường. Ông Hứa cũng cho biết 50 trong số hơn 130 phân nhóm Omicron du nhập vào Trung Quốc đã gây ra các trường hợp liên quan hoặc bùng phát dịch bệnh. Hiện tại, 49 ca nhiễm được kiểm tra ra là biến thể BQ.1, 11 ca tại 3 tỉnh xét nghiệm ra XBB.

Ông chỉ ra rằng mặc dù biến thể BQ.1 và XBB chưa hình thành mức lan rộng ở Trung Quốc, nhưng ưu thế về mức lan sẽ tăng dần và có thể hình thành đồng lưu thông với BA.5.2 và BF.7 cùng hơn 50 biến thể phụ khác truyền vào, có khả năng hình thành một sự thay đổi tuần hoàn.

Khi ông Hứa Văn Ba nói về cách ngăn chặn biến thể BQ.1 và XBB, ông nói: “Chúng ta là người đầu tiên chịu trách nhiệm về sức khỏe của chính mình.” 

Cư dân mạng phàn nàn về điều này, “Khi phòng ngừa và kiểm soát, nó được gọi là bệnh truyền nhiễm; khi mở cửa thì nói rằng các bạn là người chịu trách nhiệm đầu tiên về sức khỏe của chính mình!” 

“Đây là biểu hiện cụ thể nhất của sự lười biếng và không làm gì của quan chức.” 

“Ý nghĩa: Nếu bạn nhiễm bệnh, thì tự bạn uống thuốc và đến bệnh viện, nếu bạn chết, đó là do bạn đã không bảo vệ bản thân tốt và điều đó không liên quan gì đến quốc gia.”

Vào ngày 19/12, ông Vương Quảng Phát (Wang Guangfa), một chuyên gia y tế của ĐCSTQ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với trang “Giới Y học” (Ye Xue Jie) tại Trung Quốc, rằng tỷ lệ lây nhiễm cao nhất của dịch bệnh này không phải là cao bình thường, mà là một cơn sóng thần dịch bệnh. Ông nhắc nhở rằng sẽ có đỉnh điểm của các ca bệnh có triệu chứng nghiêm trọng trong một hoặc hai tuần tới, ông cũng kêu gọi tất cả các cơ sở y tế chuẩn bị sớm.

Hiện tại, tổng số giường chăm sóc đặc biệt ở Trung Quốc là 138.100, gần đạt mức 10 giường trên 100.000 dân. Có 80.000 bác sĩ chăm sóc đặc biệt và 220.000 y tá chăm sóc đặc biệt. Từ quan điểm này, một khi bệnh nặng lên đến đỉnh điểm, tình trạng thiếu hụt y tế trầm trọng hiện nay sẽ ngày càng trầm trọng, người dân khó được điều trị.

Thuong Hai
Bệnh viện ở Thượng Hải đang vật lộn khi dịch bệnh tái bùng phát. (Ảnh chụp màn hình video)

Ông Ngô Tôn Hựu (Wu Zunyou), nhà dịch tễ học trưởng ở Trung Quốc, cũng dự đoán vào thứ Bảy tuần trước rằng tỷ lệ lây nhiễm ở Trung Quốc trong mùa đông này sẽ là 10% đến 30%, và tỷ lệ tử vong sẽ là 0,09% đến 0,16%. Ước tính có tới 400 triệu người nhiễm bệnh và 670.000 người tử vong. Đợt dịch hiện nay là đợt đầu tiên trong 3 đợt vào mùa đông này. Làn sóng đầu tiên của dịch bệnh đô thị là từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 1; làn sóng thứ hai là di chuyển dịp Tết (gọi là Xuân Vận), từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 năm sau sẽ được kích hoạt bởi sự di chuyển của người dân trước Tết âm lịch kéo dài một tuần; làn sóng thứ 3 là thời điểm kết thúc Tết âm lịch, kéo dài từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 3.

Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe của Mỹ (Institute for Health Metrics and Evaluation, IHME) cho biết trong tuần này rằng hơn 1 triệu người ở Trung Quốc có thể chết vì dịch bệnh vào năm 2023.

Phần lớn dân số Trung Quốc chưa được tiêm phòng đầy đủ. Theo Tân Hoa Xã, gần 87% người trên 60 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ và chỉ 66,4% người trên 80 tuổi đã hoàn thành việc tiêm chủng đầy đủ. Hồi tháng 6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vắc xin Sinopharm do Trung Quốc sản xuất (hai liều) có hiệu quả 79% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm và có triệu chứng nặng cần nhập viện, trong khi vắc-xin Pfizer và Moderna do Mỹ sản xuất có hiệu quả rất cao, khoảng 95%.

Mỹ đang rất chú ý đến việc liệu đợt bùng phát hiện tại ở Trung Quốc có dẫn đến các biến thể virus mới hay không, và đã đề xuất chia sẻ vắc-xin với Trung Quốc vào ngày 20/12, nhưng xét từ phản ứng của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ rằng bản thân họ (ĐCSTQ) có thể tự đáp ứng nhu cầu, thì có vẻ như đã từ chối đề nghị của phía Mỹ.

“Bất cứ khi nào một loại virus lưu hành trong môi trường tự nhiên, nó đều có khả năng biến đổi và gây ra mối đe dọa cho mọi người ở khắp mọi nơi… Mỹ là nhà tài trợ vắc-xin COVID-19 lớn nhất thế giới. Chúng tôi đã sẵn sàng hỗ trợ y tế liên quan để tiếp tục giúp mọi người trên thế giới vượt qua đại dịch này và các đại dịch COVID khác, bao gồm cả Trung Quốc”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết. “Việc làm như vậy hoàn toàn vì lợi ích của phần còn lại của thế giới. Vắc-xin COVID-19 của chúng tôi an toàn và hiệu quả, và chúng tôi đã cung cấp những loại vắc-xin này cho các quốc gia trên thế giới mà không quan tâm hoặc bất chấp bất kỳ sự khác biệt chính trị nào so với họ.”

Tuy nhiên, hôm thứ Sáu 23/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết  sản xuất vật tư y tế trong nước của Trung Quốc đang mở rộng và nhìn chung đã đủ dùng rồi.

Bà Mao Ning trong một cuộc họp báo thường kỳ cho biết tình hình phòng chống dịch bệnh ở Trung Quốc nhìn chung đã trong tầm có thể dự đoán và kiểm soát được. Bà đã nhận xét như vậy khi có câu hỏi về vấn đề Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói rằng Trung Quốc không yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp vắc-xin.

Bà Mao Ninh cho biết: “Hiện tại, tỷ lệ tiêm chủng của Trung Quốc đang tăng lên, cũng như khả năng điều trị của vắc-xin đối với con người cũng tăng theo.”

Trung Quốc đang chiến đấu với đợt tái bùng phát dịch bệnh đang gây áp lực cho hệ thống y tế của nước này và Hoa Kỳ đã đề nghị hỗ trợ Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Blinken cho biết cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa yêu cầu giúp đỡ.

Ông Ned Price nói rằng xét đến việc nền kinh tế toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh ở Trung Quốc, Mỹ hy vọng rằng Trung Quốc có thể kiểm soát dịch bệnh. “Tổn thất do virus gây ra là điều các nước và khu vực khác của thế đang lo lắng khi cân nhắc tới quy mô GDP của Trung Quốc.”

Trung Quốc, quốc gia đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đang đối mặt với thách thức mới, đó là các nhà máy (kể cả vốn nước ngoài) phải nghỉ việc do dịch bệnh, hoặc phải làm việc với đồng nghiệp nhiễm bệnh. Do việc thay đổi chính sách phong tỏa, nhiều nhà máy đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân công trầm trọng, đồng thời còn phải đảm bảo sức khỏe cho công nhân. Ông Eric Zheng, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải, nói với tờ Wall Street Journal rằng Chính phủ ĐCSTQ đang đi đến một thái cực khác, đưa ra rất ít hướng dẫn (về dịch bệnh), và các công ty phải tìm ra cách riêng của họ để cung cấp các trang thiết bị y tế, phòng chống dịch bệnh bao gồm kháng nguyên, khẩu trang và thuốc men, v.v. 

Ông Jorg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, nói rằng chính sách chống dịch của chính phủ đã tạo ra một bước ngoặt lớn, điều này đã đánh vào niềm tin vào phản ứng chống dịch của Trung Quốc và các cơ quan chính phủ phải nỗ lực để lấy lại lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Jorg Wuttke cũng cho rằng mở cửa là hướng đi tốt hơn so với phong tỏa liên tục trước đây. Việc phong tỏa kéo dài đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và các công ty gần như không thể thực hiện kế hoạch kinh doanh do phong tỏa kéo dài nhiều tháng.

Hiện tại, các Đại sứ quán Mỹ và Đức tại Trung Quốc đã ngừng dịch vụ cấp thị thực.

Reuters đưa tin, ngày 21/12 Đức cho biết nước này đã vận chuyển lô vắc-xin virus corona mới đầu tiên của BioNTech đến Trung Quốc, là lô vắc-xin virus corona mới nước ngoài đầu tiên vận chuyển đến Trung Quốc, đầu tiên là dùng cho công dân Đức (khoảng 20.000) người. Người phát ngôn cho biết Berlin đang thúc đẩy việc cung cấp vắc-xin cho người nước ngoài không phải là công dân Đức khi cần.

Trí Đạt (t/h)