Đài Loan chẩn đoán tăng vọt, ‘Tiểu phấn hồng’: “Thừa cơ dùng vũ lực thống nhất”
- Tuyết Mai
- •
Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chế nhạo sự mất kiểm soát của dịch bệnh tại Ấn Độ, thì mới đây, các ‘Tiểu phấn hồng’ Đại Lục lại có một làn sóng bình luận về chẩn đoán tăng vọt các ca lây nhiễm tại Đài Loan, còn vội vàng đe dọa “thừa cơ dùng vũ lực thống nhất”. Các thảo luận liên quan được đẩy lên làm bùng nổ dư luận và chủ đề được liệt vào danh sách tìm kiếm nóng hàng đầu trên Weibo.
Giới chức Đài Loan hôm Chủ Nhật (16/5) xác nhận, sau 180 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán hôm 15/5, nước này lại có thêm 206 ca COVID-19 trong cộng đồng và 1 ca nhập cảnh. Để đối phó với làn sóng dịch bệnh này, thành phố Đài Bắc và thành phố Tân Đài Bắc đã nâng lên mức cảnh báo lên cấp độ 3 cho đến ngày 28/5.
Đáng ngạc nhiên là người dân ở Trung Quốc Đại Lục dường như đặc biệt chú ý đến dịch bệnh ở Đài Loan, và các chủ đề liên quan từng được liệt kê trong danh sách 10 chủ đề tìm kiếm hàng đầu trên Weibo.
Tuy nhiên, những bình luận của cư dân mạng lại mang tính phân cực. Ngoại trừ một số cư dân mạng nói rằng “hy vọng đại dịch tại Đài Loan sẽ sớm qua đi“, nhiều ‘Tiểu phấn hồng’ (những người trẻ yêu nước mù quáng ở Trung Quốc) đã ra sức chế giễu, thậm chí còn đe dọa sẽ “lợi dụng dịch bệnh để thống nhất Đài Loan bằng vũ lực”.
Các thông điệp của những ‘Tiểu phấn hồng’ này bao gồm: “Thôn làng có khả năng phòng chống dịch bệnh tốt nhất thế giới đã thất thủ“, “Đây là tin tốt nhất nghe được hôm nay”, “Giống như Ấn Độ, không thể che giấu được”, “Cảm giác như phong thủy đảo ngược chiều. “Sau một năm chịu đựng ủ rũ, cuối cùng cũng thoát ra rồi”, “thời điểm tốt để thống nhất Đài Loan.”
Có cư dân mạng ở hải ngoại sau khi xem đã để lại bình luận: “Trung Quốc là một quốc gia không có lòng trắc ẩn, cả thế giới nên đoàn kết để bắt ĐCSTQ phải bồi thường”, “Có bao nhiêu người được chẩn đoán ở Trung Quốc mỗi ngày? Sẽ không ai biết…”,”ĐCSTQ xấu xa không dưỡng ra được người chân chính.”
Tính đến 10:00 tối ngày 16/5, cuộc thảo luận về “Đại dịch Đài Loan” đã “biến mất” khỏi danh sách tìm kiếm nóng, nhưng vẫn có thể thấy số liệu hơn 220 triệu người theo dõi cuộc thảo luận và 13.000 bình luận.
Tính đến 10h tối ngày 16/5, thảo luận về “Dịch bệnh Đài Loan” đã “biến mất” khỏi danh sách hot search. (Nguồn ảnh: Weibo)
Hơn 220 triệu người đã theo dõi cuộc thảo luận và 13.000 người để lại tin nhắn. (Nguồn ảnh: Weibo)
Ủy ban Chính trị và Pháp luật ĐCSTQ chế nhạo tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ
Hành xử tương tự cũng đã xảy ra trong đợt bùng phát dịch bệnh ở Ấn Độ hồi đầu tháng.
Trong khi các quốc gia trên thế giới chung tay giúp đỡ khi tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ vượt khỏi tầm kiểm soát, ví như Đài Loan tài trợ 150 máy tạo oxy và 500 bình dưỡng khí oxy, thì ĐCSTQ không chỉ xuất bản bài viết chế giễu dịch bệnh ở Ấn Độ, mà còn viết nhắm vào việc hỏa táng thi thể người chết tại đất nước này: “New Delhi Ấn Độ đem lò hỏa táng chó dùng cho người“. Mục đích của bài viết là để phô diễn sức mạnh cường đại của Trung Quốc.
Weibo chính thức của trang web tin tức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương ĐSCTQ, “China Police Online” đã đăng những bức ảnh chế giễu dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát của Ấn Độ. (Nguồn ảnh: Weibo)
Ngoài ra, sau khi Ấn Độ mua lượng lớn vật tư chống dịch từ Trung Quốc, công ty vận chuyển của Hãng Hàng không Tứ Xuyên (Sichuan Airlines) bất ngờ thông báo ngừng các chuyến bay chở hàng đến Ấn Độ hôm 26/4.
Sau đó, tờ Financial Times của Anh cũng tiết lộ rằng khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tổ chức một cuộc họp trực tuyến về bệnh dịch ở Ấn Độ vào ngày 27/4, ông đã mời các Bộ trưởng Ngoại giao của Afghanistan, Pakistan, Nepal, Bangladesh, Sri Lanka và các nước Nam Á khác tham dự, kiên quyết xóa bỏ “khoảng cách miễn dịch“, phản đối cái gọi là “chủ nghĩa dân tộc vắc-xin“, chính trị hóa virus và dịch bệnh, nhưng Ấn Độ là nước duy nhất bị loại khỏi cuộc họp này.
Gần đây nhất, hôm 14/5, tờ India Today đăng một bài viết độc quyền có tiêu đề “Sau khi tăng giá, giờ Trung Quốc tiếp tục chuyển máy tạo oxy không đạt tiêu chuẩn đến Ấn Độ”. Bài viết nói, trong khi nhu cầu tăng mạnh, công ty Trung Quốc không những chỉ tăng giá mà còn chuyển đến Ấn Độ các thiết bị quan trọng không đạt tiêu chuẩn. Trong vấn đề liên quan đến sống chết, công ty Trung Quốc đã hy sinh tính mạng của người Ấn Độ để mưu lợi, thừa nước đục thả câu.
Tuyết Mai
Xem thêm: Ấn Độ gặp khó khăn, Trung Quốc ‘thừa nước đục thả câu’
Từ khóa Tiểu phấn hồng Dịch bệnh ở Ấn Độ Dịch bệnh ở Đài Loan