Theo thống kê từ Minh Huệ Net, cổng thông tin của người tập Pháp Luân Công, có ít nhất 674 người tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trường Xuân trong 20 năm qua. Trong đó, 156 người thiệt mạng, 260 người bị sa thải, 179 người bị thương và tàn tật, 17 người gặp tai họa và 62 người gây họa cho gia đình.

ntdvn 2000009ce detail 700x420 1
Đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc (Ảnh: Internet)

Ngày 13/5/1992, Pháp Luân Công lần đầu tiên được truyền ra tại Trường Xuân, Trung Quốc. Sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, công an, viện kiểm sát và tư pháp tại Trường Xuân đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại. 8 giờ tối ngày 5/3/2002, sau khi chương trình chèn sóng truyền hình tại Trường Xuân, phát sóng sự thật chấn động về Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã tiến hành một cuộc bức hại tàn bạo đối với người tập Pháp Luân Công đã tham gia và bắt giữ 5.000 người, bao gồm Lương Chấn Hưng, Lưu Chính Quân, Lôi Minh… Nhiều người đã bị bức hại đến chết.

Tuy nhiên, những người liên quan đến cuộc đàn áp này đã liên tục gặp vận rủi, hầu hết là trong các ban ngành chính phủ như công an, viện kiểm sát và tư pháp. Trong số đó, các thẩm phán và chánh án tham gia vào bản án bất hợp pháp trong vụ án chèn sóng truyền hình tại Trường Xuân ngày 05/3 đều gặp vận rủi.

Trong số đó, số người bị kết án, bị kiện, bị “xử tội kép”, bị điều tra bãi nhiệm nhiều nhất với 260 người. Thứ hai là 179 người bị bệnh, bị thương, bị tàn tật, bị bãi chức do ốm đau, tai nạn thương tích hoặc tai họa ngoài dự liệu.

Sau đây là những trường hợp xui xẻo điển hình ở Trường Xuân.

Ba “quái thú” họ Hồng ngã ngựa

Hồng Hổ, cựu Chủ tịch tỉnh Cát Lâm, là con trai cả của Hồng Học Trí, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương ĐCSTQ. Hai em trai của ông ta là Hồng Báo và Hồng Sư. Từ khi Hồng Hổ nhậm chức ở tỉnh Cát Lâm, em trai của ông ta là Hồng Sư cũng được đưa lên vơ vét tiền của mồ hôi nước mắt của dân. Y thực hiện chính sách ba sạch đối với người dân tỉnh Cát Lâm: Ôm sạch, ăn sạch, bán sạch. Khi ông ta lên nhậm chức, mức sống của người dân tỉnh Cát Lâm xếp thứ 3 từ dưới lên trong cả nước.

Kể từ năm 1999, Hồng Hổ và Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm Vương Vân Khôn đã câu kết với nhau, thực hiện một cuộc đàn áp tàn bạo đối với người tập Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm.

Đầu năm 2005, Tổ chuyên án của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã thu được bằng chứng về tội ác của Hồng Hổ. Nhưng do Vương Vân Khôn và Hồng Học Trí che chở nên không có biện pháp cưỡng chế nào đối với ông ta, nhưng trong nội bộ xảy ra đấu đá rất kịch liệt.

Tổ chuyên án của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cuối cùng đã bí mật bắt giữ Hồng Sư. Trong quá trình thẩm vấn, Hồng Sư thấy thế lực của mình đã tận, để cứu Hồng Hổ ông ta đã đập đầu vào tường tự sát. Sau khi được cứu, ông ta đã trở thành người thực vật. Tổ chuyên án thấy liên quan đến mạng người, bèn vội vàng kết thúc vụ án Hồng Hổ, sau đó báo tin Hồng Hổ bị cách chức. Em trai thứ hai của Hồng Hổ là Hồng Báo (nguyên là Phó tư lệnh quân khu Thiên Tân) bị bệnh tâm thần. Ba “quái thú” (Hổ, báo, sư tử) nhà họ Hồng đã kết thúc như vậy.

Điền Học Nhân, Phó Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm nhận án tù chung thân

2020 9 17 i083130 03
Điền Học Nhân bị kết án tù chung thân trong phiên sơ thẩm vì tội nhận hối lộ. (Ảnh: Internet)

Điền Học Nhân là Phó Bí thư kiêm Phó Tỉnh trưởng Tỉnh ủy Cát Lâm. Vào lúc 9 giờ sáng ngày 01/11/2013, Tòa án cấp trung số 1 Bắc Kinh đã xét xử sơ thẩm vụ án hối lộ của Điền Học Nhân, kết tội y nhận hối lộ. Ông ta bị kết án tù chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân.

Ông ta đã nhiều lần chỉ thị cho công an, viện kiểm sát, tư pháp và “Phòng 610” (tổ chức bất hợp pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công) bức hại người tập Pháp Luân Công một cách tàn bạo, khiến hàng trăm người chết, tàn tật, bị kết án bất hợp pháp và hàng ngàn người bị cải tạo lao động.

Vu Hưng Xương, cựu Phó giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Cát Lâm, nhận án tù chung thân

2020 9 17 i083130 04
Vu Hưng Xương đã bị xét xử tại Tòa án cấp trung Diên Biên. (Ảnh: Internet)

Vu Hưng Xương, cựu Phó giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Cát Lâm, bị kết án tù chung thân và bị tịch thu toàn bộ tài sản.

Trong nhiệm kỳ của mình (Năm 2001- năm 2009), Vu Hưng Xương đã đích thân chỉ đạo cuộc đàn áp người tập Pháp Luân Công. Điều này khiến nhiều trí thức cấp cao tu luyện Pháp Luân Công trong hệ thống giáo dục của tỉnh Cát Lâm bị kết án bất hợp pháp, bị cải tạo lao động, bị trục xuất khỏi cơ quan công quyền và bị bắt cóc đến các lớp tẩy não. Những người tập Pháp Luân Công này và gia đình họ đã gặp phải những thiệt hại không thể bù đắp được về cả thể chất và tinh thần. Nhiều giáo viên và học sinh đã bị bức hại dã man đến chết.

Tôn Hằng Sơn, giám đốc “Phòng 610” của Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Cát Lâm, tử vong do bị đâm 10 nhát dao

Tôn Hằng Sơn đảm nhiệm chức giám đốc “Phòng 610của tỉnh Cát Lâm. Trong nhiệm kỳ của mình, ông ta vẫn luôn thực hiện chính sách đàn áp của nhóm tội phạm họ Giang. Dưới sự kiểm soát của “Phòng 610 thuộc Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Cát Lâm, nhiều người đã bị bắt cóc, kết án và bức hại đến chết.

Theo một báo cáo trên Minh Huệ Net, Sở Công an tỉnh Cát Lâm đã ban hành thông tin nội bộ từ Bộ Công an, chỉ đạo các cơ quan “thực thi pháp luật” của nhiều tỉnh và thành phố thi hành cái gọi là “gõ cửa hành động” để bắt cóc và giam giữ người tập Pháp Luân Công trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ.

Ngày 8/6/2018, Tôn Hằng Sơn bị cấp dưới tấn công, bị đâm hàng chục nhát dao, do bị trọng thương nên cấp cứu không thành.

Lưu Nguyên Tuấn, cựu Bí thư Ủy ban Kỷ luật Thành phố Trường Xuân chết vì ung thư gan

Lưu Nguyên Tuấn, lúc đó 54 tuổi, là cựu Bí thư của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật và bí thư Ủy Ban Chính trị và Pháp luật của thành phố Trường Xuân, phụ trách Viện Kiểm sát và “Phòng 610” của thành phố Trường Xuân. Từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào ngày 20/7/1999, đặc biệt là sau sự kiện người tập Pháp Luân Công chèn sóng truyền hình ở thành phố Trường Xuân, Lưu Nguyên Tuấn đã kiên quyết làm theo chỉ dẫn “Giết không tha” của cựu Bí thư Giang Trạch Dân và bắt giữ bất hợp pháp gần 5.000 người. Điều này khiến một lượng lớn người tập Pháp Luân Công bị kết án nặng bất hợp pháp, cải tạo lao động, và thậm chí bị ngược đãi cho đến chết.

Lưu Nguyên Tuấn đột ngột qua đời vì bệnh ung thư gan vào ngày 4/5/2006.

Điền Trung Lâm, cựu Phó Thị trưởng thành phố Trường Xuân kiêm Giám đốc Sở Công an, bị kết án 11 năm tù

Điền Trung Lâm là cựu Phó thị trưởng thành phố Trường Xuân kiêm Giám đốc Sở Công an. Hai tay y đã nhuộm đầy máu của người tập Pháp Luân Công. Trong nhiệm kỳ từ năm 1999 đến năm 2004, có thể nói không chuyện xấu nào y không dám làm.

Đầu tiên, hai em trai và một cháu trai của ông ta bị ô tô đâm chết, sau đó vợ của ông ta bị ung thư vòm họng, sống không bằng chết. Bố mẹ ông ta qua đời chưa đầy 1 năm thì em gái Điền Anh (khoảng 40 tuổi, lãnh đạo Đội 610 thuộc Đội An ninh Quốc gia thuộc Sở Công an thành phố Trường Xuân lúc đó, tham dự cuộc đàn áp Pháp Luân Công) đã nhiều lần gặp tai nạn giao thông, và bị gãy xương sống cổ.

Điền Trung Lâm có 5 người thân đã chết và 2 người thân bị bệnh. Năm 2011, ông ta bị viện kiểm sát bắt và sau đó bị kết án 11 năm tù.

Tôn Vạn Thắng, cựu Chủ tịch Tòa án cấp trung Thành phố Trường Xuân, bị xử tội kép

Tôn Vạn Thắng, cựu Chủ tịch Tòa án cấp trung thành phố Trường Xuân, đã nỗ lực theo sát cuộc bức hại điên cuồng của Tập đoàn Giang đối với người tập Pháp Luân Công. Y cũng là người trực tiếp chịu trách nhiệm về việc xét xử bất hợp pháp vụ chèn sóng truyền hình tại Trường Xuân nói trên. Những học viên Pháp Luân Công bị kết án bất hợp pháp ở Trường Xuân đều do chính Tôn Vạn Thắng phê duyệt. Người này sau đó vì tội nhận hối lộ đã bị xử tội kép.

Trương Huy, Trưởng phòng Hình sự của Tòa án cấp trung Trường Xuân, chết trong đau đớn

Trương Huy, 46 tuổi, là Trưởng phòng Hình sự của Tòa án cấp Trung  Trường Xuân. Ông ta từng là chủ tọa phiên tòa xét xử bất hợp pháp vụ chèn sóng truyền hình ngày 05/3 tại Trường Xuân. Ngày 2/3/2006, ông ta đột ngột qua đời vì xuất huyết não.

Tống Lợi Phi, Chánh án đã nghỉ hưu của Tòa án cấp Trung thành phố Trường Xuân, Cát Lâm bị điều tra

Ngày 21/6/2018, có thông tin cho hay Tống Lợi Phi, cựu Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch Tòa án cấp trung Trường Xuân, đã bị điều tra vì vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng.

Ngày 20/9/2002, Tòa án cấp trung thành phố Trường Xuân đã kết án oan cho Lưu Thành Quân và 15 học viên Pháp Luân Công khác, những người đã chèn sóng truyền hình, lần lượt kết án họ với mức án tù từ 4 năm đến 20 năm. Trong đó Lưu Thành Quân bị kết án 19 năm. Tống Lợi Phi, Phó bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của tỉnh Cát Lâm lúc bấy giờ, phải chịu trách nhiệm về việc này.

Vương Khôn, cựu chủ tịch tập đoàn “Trường Xuân Nhật báo”, chết vì ung thư

Vương Khôn, nữ, 55 tuổi, lúc đó là cựu chủ tịch tập đoàn “Trường Xuân Nhật báo”. Trong nhiệm kỳ của mình, bà ta đã theo sát tuyên truyền của ĐCSTQ và “Phòng 610. Bà Vương nhiều lần nhấn mạnh rằng cán bộ và đảng viên các tờ báo của đảng không bao giờ được phép luyện Pháp Luân Công. Dưới sự chỉ dẫn của bà ta, “Nhật báo Trường Xuân” “Tin tức buổi tối Trường Xuân” đã đăng tải và truyền bá một lượng lớn các bài báo bôi nhọ, vu khống Pháp Luân Công, đầu độc độc giả và gây ảnh hưởng rất xấu.

Sau đó, bản thân bà ta bị cách chức, xử tội kép và qua đời vì bệnh ung thư vào Tết năm 2009.

Người ta thường nói rằng công lý có thể đến muộn, nhưng nó sẽ không bao giờ vắng mặt.

Theo Cao Tịnh / Epoch Times

MỜI XEM VIDEO:

Xem thêm: