Dân làng Thừa Ngô ở tỉnh Quảng Đông biểu tình, quyết liệt chống trả cảnh sát
- Lý Mộc Tử
- •
Gần đây, Internet loan truyền tin rằng người dân ở làng Thừa Ngô, thị trấn Tây Liên, huyện Từ Văn, Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đã biểu tình trong nhiều ngày vì lệnh cấm nuôi trồng thủy sản xa bờ của chính quyền. Một lượng lớn cảnh sát đặc nhiệm được trang bị vũ khí hạng nặng và cảnh sát vũ trang đã ập đến hiện trường, dân làng “thuỷ chiến” chống lại.
Theo nhiều video trên nền tảng X, ngày 3/12, dân làng Thừa Ngô đã biểu tình trong nhiều ngày vì chính quyền cấm hoàn toàn các hoạt động canh tác ngoài khơi. Các cán bộ trong làng lại dẫn người đến đánh đập dân làng.
Vì vậy, người dân đã triệu tập toàn bộ dân làng và thanh niên đi làm xa, cùng nhau đấu tranh chống lại chính quyền địa phương. Một lượng lớn cảnh sát vũ trang đã có mặt tại hiện trường, dân làng Thừa Ngô dùng “pháo nước” chống trả.
Theo video, tại hiện trường có rất nhiều cảnh sát đặc nhiệm hoặc cảnh sát vũ trang được trang bị vũ khí hạng nặng. Họ đội mũ bảo hiểm và cầm khiên theo đội hình, nhưng người dân không chịu thua và chống cự quyết liệt.
Một số người cầm ống xịt nước vào cảnh sát. Tại một bờ sông, nhiều cảnh sát bị dân làng tạt nước. Một số dân làng đuổi theo cảnh sát, tạt nước chống trả. Một số người còn ném những vật thể giống như sương mù màu trắng vào cảnh sát. Trên một con đường, rất nhiều xe cảnh sát xếp thành hàng dài hút tầm mắt.
12月3日,广东湛江。承梧村因全面禁止海上养殖,并且村干部还带人打了村民。
12月3日,村民们召集全村人及在外务工的青壮年回家,一起对抗政府,画面显示,现场有大批武警驻守,村民们用水炮还击。 pic.twitter.com/VePfmeVMPI— 信 (@hei68077) December 3, 2024
Trước đó hôm 15/10, dân làng Thừa Ngô đã biểu tình nhiều ngày đòi quyền lợi vì bất mãn với chính sách cấm nuôi ốc của chính quyền. Vì cảnh sát lẻn vào làng từ sáng sớm bắt giữ một người dân bảo vệ quyền lợi, nên dân làng đã bắt giữ cảnh sát và xe cảnh sát, buộc họ phải thả người.
Nói về vụ này, cư dân mạng người Hoa bình luận:
“Tước đoạt tiền tài của người khác giống như giết cha mẹ.”
“Bọn cướp ngày nay được trang bị khiên, vô pháp vô thiên, người dân bình thường sao có thể đánh lại chúng.”
“Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt đầu đi theo mô hình của Bắc Triều Tiên, khiến người dân trở nên bần cùng, không có cơm ăn, sau đó mới có thể quản lý và vâng lời.”
“Đất nước này đã kết thúc.”
“Điều kiện cho cách mạng đã sẵn sàng.”
“Những người tức giận đã không còn sợ hãi.”
“Bọn cướp ĐCSTQ là nguồn gốc của mọi tai họa.”
Nền chính trị bạo lực của ĐCSTQ khiến nhiều phong trào phản kháng khác nhau trong người dân Trung Quốc ngày càng gia tăng. Hầu hết các cuộc biểu tình đều xảy ra ở Quảng Đông.
Theo thông tin trên mạng, tối 1/12, thôn Đại Đôn, thị trấn Đại Lĩnh Sơn, huyện Tăng Thành, thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, lập chốt quanh làng để thu phí đỗ xe, khiến người dân phẫn nộ đập phá trạm thu phí.
Trước sự phẫn nộ của công chúng, chính sách thu phí đã vội vàng kết thúc. Được biết, gần đây nhiều ủy ban thôn ở Quảng Đông đã bao vây các làng để thu phí nhưng bị dân làng phản đối.
12月1日晚,东莞市大岭山镇新塘村委因为围村收费,引发村民打砸村委会。
近日广东多地村委会围村收费,遭到村民抵制。 pic.twitter.com/qMGfhvNwpx— ly (皇冠骑士团) (@lyao123) December 2, 2024
Theo báo cáo trực tuyến, ngày 3/12, chính quyền ở thị trấn Mã Đạp, huyện Điện Bạch, thành phố Mậu Minh, tỉnh Quảng Đông, đã cưỡng chế tịch thu đất của nông dân. Một lượng lớn cảnh sát địa phương đến cưỡng chế thu đất và có thái độ cứng rắn với nông dân.
Một số cư dân mạng giận dữ nói: “(ĐCSTQ) đã phá hủy sinh kế mà người dân dựa vào qua nhiều thế hệ.”
- Nội dung bài đăng trên X: “‘Phong trào tịch thu đất đai’: Ngày 3/12, tại thị trấn Mã Đạp, huyện Điện Bạch, thành phố Mậu Minh, tỉnh Quảng Đông, một lượng lớn cảnh sát địa phương đến cưỡng chế đất đai của nông dân, nói gì tôi không hiểu.”
“没收土地运动”
12月3日,广东省茂名市电白区马踏镇,当地大批警察集体上门强制征收农民土地。
说啥我听不懂 pic.twitter.com/qR5oZRtcDd
— 清丝老师谈治国理政 (@woyongdehuawei) December 4, 2024
Ngày 21/11, trang “Yiyan.com” của nhóm nhân quyền ở nước ngoài “Freedom House” công bố báo cáo mới nhất cho thấy, 937 cuộc biểu tình đã xảy ra ở Trung Quốc trong quý 3 năm nay, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số đó, các cuộc biểu tình của công nhân chiếm 41%, tiếp theo là chủ sở hữu với tỷ lệ 28%, cũng như nông dân, học sinh, phụ huynh, v.v. Quảng Đông đã trở thành khu vực xảy ra nhiều vụ biểu tình nhất, tiếp theo là Sơn Đông và Tứ Xuyên. 1/3 số cuộc biểu tình đã bị các quan chức đàn áp bằng cách giám sát, bắt giữ hoặc bạo lực.
Lý Mộc Tử / Vision Times
Từ khóa biểu tình ở Trung Quốc Quảng Đông
