Sang tháng Bảy, các trận mưa lớn ở miền Nam Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Với sự xuất hiện của mùa lũ trên sông Trường Giang, 26 tỉnh phía Nam cũng sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa lũ lụt lớn hơn. Một yếu tố nữa làm cho vấn đề càng thêm trầm trọng là đập Tam Hiệp giờ đây giống như một  “quả bom hẹn giờ”, đang đếm ngược đến giờ phút sụp đổ. Theo dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc được chuyên gia thủy lợi nước Đức, ông Vương Duy Lạc trích dẫn, thậm chí còn có 80.000 “quả bom hẹn giờ” như vậy được đặt trên các nhánh sông còn lại khắp Trung Quốc.

dap tam hiep shutterstock 355904717
Khu vực Đập Tam Hiệp (Ảnh: bleakstar / Shutterstock)

Trong các video lũ lụt được người dân tại vùng thiên tai miền nam Trung Quốc chia sẻ, những cảnh bi thương khiến người ta nhớ đến một câu trong sách Thượng thư: “Thang thang hồng thủy phương cát, đãng đãng hoài sơn tương lăng, hạo hạo thao thiên.” (Tạm dịch: mênh mông lũ lụt đang làm hại, lũ lụt tràn đầy trên ngọn núi đầy mộ, sóng nước ngút trời). Người Trung Hoa cổ xưa tin vào thuyết “Thiên nhân hợp nhất“, chú trọng mối quan hệ hài hòa giữa con người và Trời Đất. Trong trận ngập lụt năm xưa, nước từ các dòng sông đổ ra nhấn chìm bình nguyên bổn địa, tràn qua các ngọn đồi và bao vây những ngọn núi cao. Vua Đại Vũ đã dành 13 năm để trị thủy, một trật tự mới được lặp lại. Người dân cũng bắt đầu một kỷ nguyên mới, một sự khởi đầu mới sinh sôi và nảy nở… Vị vua vĩ đại này cũng đã truyền lại cho hậu thế cách ứng phó khi sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên bị phá vỡ. Từ đó, các thế hệ về sau đã sử dụng phương pháp trị thủy của vua Đại Vũ để tránh khỏi tổn hại do nạn đại hồng thủy gây ra.

Tuy nhiên, từ năm 1949 đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đấu với Trời, đấu với Đất, phá núi ngăn sông, làm đảo lộn hết thảy. Vậy nên, nguy cơ lũ lụt và vỡ đập ở lưu vực sông Trường Giang ngày nay chính là kết quả của 71 năm đấu với Trời, đấu với Đất của ĐCSTQ.

Tấm gương muôn đời: Đại Vũ trị nước

Tạo hóa sinh ra tự nhiên vốn là một hệ thống phức tạp và huyền diệu, mãi mãi là bí ẩn không thể khám phá hết đối với con người. Do đó, con người chỉ có thể thuận theo tự nhiên, chứ không thể đấu với Trời, đấu với Đất. Văn hóa truyền thống Trung Hoa xem thân thể con người đối ứng với tự nhiên. Sông hồ, biển cả cũng giống như kinh mạch và huyết quản của con người. Khi trị bệnh cho một ai, đại phu thường làm cho cơ thể của người đó khôi phục về trạng thái bình thường, chứ không phải làm biến đổi cơ thể. Điều này cũng tương tự như cách trị thủy của vua Đại Vũ. Trong 13 năm trị thủy của mình, vì muốn khôi phục lại trạng thái bình thường của sông ngòi, núi non Trung Hoa, ông đã thực hiện “Nhân địa chi nghi, nhân thủy chi tính” (thích nghi với đất và tùy theo thuộc tính của nước).

“Nhân địa chi nghi” chính là trị thủy phải phù hợp với địa hình Trung Quốc, thấp ở phía Đông Nam và cao ở phía Tây Bắc. Thứ tự trị nước của vua Đại Vũ trong Cửu Châu (chín khu vực hành chính của Trung Quốc thời xưa) trước tiên là Ký Châu, sang đông nam Duyễn Châu, lại hướng đông nam trị thủy Thanh Châu, Từ Châu, Dương Châu, sau đó từ Dương Châu hướng về phía tây trị thủy Kinh Châu, từ đây hướng về phía bắc trị thủy Dự Châu, rồi sang hướng tây trị thủy Lương Châu, cuối cùng từ Lương Châu hướng về phía bắc trị thủy Ung Châu. Vì Ký Châu là đế đô, được mất nhiều nhất, do đó, đây là nơi đầu tiên cần trị thủy đẩy nước Ký Châu ra biển. Đối với trật tự trị thủy tại các châu khác, có thể thấy rõ một hướng từ dưới lên cao, từ đông nam đến tây bắc.

Còn về “nhân thủy chi tính”, tùy theo thuộc tính của nước, chính là thuận theo đường nước mà trị thủy. Ở những nơi nước lớn và chảy xiết, dòng chảy bị chia cắt sẽ giết chết tính tự nhiên của nó, khiến nước lớn cuối cùng vẫn muốn vượt quay về đường cũ, gây hỗn loạn cho các con sông.

Lịch sử để lại mô hình trị thủy thành công của vua Đại Vũ, cũng như việc ông Cổn trị thủy bất thành. Bấy giờ, cha của Đại Vũ là Cổn, vốn là hậu duệ của Hiên Viên Hoàng Đế đã được vua Nghiêu giao cho nhiệm vụ trị thủy. Ông đã đi theo con đường trị thủy nghịch lại với đường nước, xây dựng rất nhiều công trình đê đập để ngăn lũ, nhưng những công trình này không hề có hiệu quả. Lũ lụt liên tục dâng lên và phá vỡ các con đê hết lần này tới lần khác. Điều này không chỉ tiêu tốn dân lực, mà còn ẩn chứa họa ngầm, kéo dài 9 năm mà không thành công. Thất bại của Cổn nằm ở việc dùng đất ngăn nước, trong khi thành công của Đại Vũ nằm ở việc lấy đất nhường đường cho nước, chính là xẻ núi, đào kênh, thuận theo thế nước để dẫn lũ ra biển lớn. Hai cách làm khác nhau quyết định hai kết quả khác nhau.

 

Thần Vũ mở Tam Hiệp, Trường Giang mở long mạch

Đại Vũ trị thủy thành công, mở ra 9 dòng sông, trong đó, lấy Giang (sông Trường Giang), Hà (sông Hoàng Hà), Hoài (sông Hoài), Tề (sông Tề Thủy) làm “tứ độc” (bốn vị thủy thần). Trong tứ độc thì Giang, tức sông Trường Giang, là đứng đầu. Vậy có thể thấy Trường Giang là long mạch lớn nhất của Trung Quốc, vị thế cực kỳ trọng yếu.

Khi trị thủy ở sông Trường Giang, vua Đại Vũ đã để lại Thần tích khai tạc (mở mang) Tam Hiệp. Hàng ngàn năm sau đó, khi họa nước lại xảy ra, việc trị thủy đều là tuân theo cách thức của vua Đại Vũ. Ví dụ, vào thời Xuân Thu, tại khu vực Vu Hiệp trên sông Trường Giang phát sinh một trận chiến rồng gây ra núi lở ở Ung Giang. Lúc này, vua Thục đã ra lệnh đào Vu Sơn, mở ra 3 khe núi (Tam Hiệp), khiến nước sông vẫn tiếp tục chảy dọc theo con sông mà Đại Vũ Đã đào.

Đập Tam Hiệp trảm long mạch Trung Hoa

Và mọi thứ đã thay đổi khi ĐCSTQ xuất hiện. Vào những năm 1990, dưới sự thúc đẩy mạnh mẽ của người đứng đầu ĐCSTQ lúc đó là ông Giang Trạch Dân, dự án Tam Hiệp đã bị buộc phải ra mắt, hao phí mồ hôi nước mắt của nhân dân, xây nên con đập chặn ngang dòng Trường Giang. Dự án Tam Hiệp được thổi phồng là có tiềm năng lớn mang lại lợi ích cho đất nước, tích hợp nhiều chức năng kiểm soát lũ lụt, chống hạn hán và sản xuất điện. Trên thực tế, đây là một công trình thảm họa cắt đứt long mạch Trung Hoa.

Đập Tam Hiệp trữ nước, khi xả lũ đã gây sập bờ nghiêm trọng trên đê chính ở hạ lưu. Sông Trường Giang bùn cát ứ tích, chất lượng nước suy giảm, khí hậu ngày càng xấu đi, gây nên các thảm họa địa chất. Kết quả theo dõi cho thấy, hoạt động chấn động địa chất trong toàn bộ khu vực Tam Hiệp đã tăng lên đáng kể sau khi xây dựng hồ chứa Tam Hiệp, đó là điều mà cộng đồng học thuật quốc tế gọi là “đập nước gây ra động đất“. Dự án Tam Hiệp cũng phá hủy hệ sinh thái nguyên sinh của sông Trường Giang, dẫn đến sự phổ biến của nhiều bệnh như trùng hút máu, trùng hút phổi… Một số lượng lớn các loài hoang dã trong lưu vực sông Trường Giang như cá tầm và cá sấu Trung Quốc đã tuyệt chủng hoặc đang dần biến mất. Ngoài ra, tái định cư mang lại một loạt các hậu quả thảm họa như phá rừng và cải tạo đất, xói mòn, sạt lở đất, ô nhiễm… Hàng triệu người di cư có thu nhập giảm xuống “ba thấp” bao gồm“thấp dưới mức trước khi di dời, thấp dưới mức của nông dân trong khu tái định cư, thấp dưới mức địa phương nghèo khổ”;  “ba không”: “không có ruộng, không việc làm, không lối thoát”.

Ngoài những tác động phá hoại đối với tự nhiên và xã hội như vậy, chất lượng của con đập cũng rất đáng lo ngại. ĐCSTQ giỏi xây dựng các dự án “đậu hũ nát”, cũng không có bất kỳ hiệu quả bất ngờ nào trong việc xây dựng đập Tam Hiệp. Khi bắt đầu xây dựng đập đã bị các chuyên gia nước ngoài chỉ ra, việc hàn các thanh thép trong bê tông cốt thép là không đủ tiêu chuẩn. Còn thêm các dự án phụ để tuồn tiền vào ví riêng các quan chức tham nhũng, khiến chất lượng đáng lo ngại. Ngay cả Dự án Tam Hiệp đã hoàn thành nhưng không ai dám nghiệm thu, không ai dám ký chứng nhận. Bây giờ, đập chỉ mới hoạt động được hơn mười năm, đã có những vấn đề lớn như biến dạng đập, dịch chuyển theo hướng ngang và rò rỉ đập. Lũ lụt mạnh hơn kéo theo mối đe dọa vỡ đập ngày càng cao. Con đập khổng lồ này giống như một quả bom hẹn giờ, đang đếm ngược, có thể nổ tung bất cứ lúc nào.

 

Vì sao ĐCSTQ thích xây đập?

Tuy nhiên, đập Tam Hiệp cũng chỉ là con đập lớn nhất trong số các con đập do ĐCSTQ xây dựng, lại được xây dựng trên long mạch lớn nhất của Trung Quốc. Vậy còn có bao nhiêu con đập mà ĐCSTQ đã xây dựng trên hết thảy các con sông lớn nhỏ ở Trung Quốc?

Theo dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc do ông Vương Duy Lạc trích dẫn, có 98.000 đập, trong đó có hơn 82.000 đập đã đi vào thời kỳ hết tuổi thọ hoặc đã vượt quá tuổi thọ. Đây đều là tai họa ngầm!

Việc xây dựng đập nhằm mục đích sản xuất điện, tưới tiêu, kiểm soát lũ lụt… Nhưng với việc xây dựng các con đập mà người hiện đại tự hào, những nhược điểm của loại dự án thủy lợi này đã dần hiển lộ. Trong đó, hai nhược điểm chính nhất là tuổi thọ hạn chế và thiệt hại môi trường. Hầu hết các phương pháp sản xuất điện, khi thiết bị được cập nhật, sẽ có thể kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Nhưng đối với thủy điện, do sự tích tụ phù sa trong hồ chứa, tuổi thọ của nó là chỉ từ 50 đến 200 năm. Còn đối với các dự án kém chất lượng như đập Tam Hiệp, tuổi thọ đã bước vào giai đoạn thời gian đếm ngược. Nói cách khác, từ góc độ tuổi thọ, khoản đầu tư kếch xù vào dự án đập là mất nhiều hơn được. Tác hại đối với môi trường sinh thái thậm chí còn sâu rộng hơn và thậm chí không thể cải tạo được. Vì vậy, các dự án đập đã không còn được ưu ái trên toàn thế giới.

Theo thống kê của tổ chức môi trường “American Rivers”, khoảng 800 con đập đã bị phá hủy trên khắp Hoa Kỳ trong 20 năm qua.

Trào lưu xây đập trên thế giới đã qua từ lâu, nhưng nhiệt tình của ĐCSTQ đối với các con đập không hề giảm. Theo Wikipedia, trong số mười con đập cao nhất thế giới đã hoàn thành xây dựng, ĐCSTQ ôm trọn bốn con. Trong số mười con đập lớn nhất thế giới đang được xây dựng và lên kế hoạch, ĐCSTQ chiếm tới năm con.

Mặc dù các con đập đã được chứng minh là có cả ưu và nhược điểm, nhưng về lâu dài, hậu quả thảm khốc không thể vãn hồi là vượt xa lợi ích trước mắt. Tuy nhiên, những gì ĐCSTQ muốn làm là đấu với Trời, đấu với Đất, phá núi ngăn sông, vì vậy tất cả những điều đã được nghiên cứu này, ĐCSTQ đều không cần cân nhắc.

 

Thuận Thiên ý sẽ không làm “Dân” của Giang Trạch (Sông Ngòi)

Trên thực tế, người Trung Quốc trong lịch sử không hề tán thành việc xây đập. Mặc dù người xưa Trung Quốc cũng đã xây đập, nhưng đó chỉ là đê điều cách xa các con sông để trữ nước, hoặc trong các dòng sông cũng chỉ xây những con đê xuôi theo dòng, và sẽ không có con đập nào để chặn nước. Ví dụ, trong Thời Chiến Quốc, Đô Giang Yển là do Lý Băng nhà Tần xây dựng trong lòng sông Mân Giang, dùng để phân chia dòng nước thay vì chỉ đơn giản là làm một con đập trị thủy ngăn dòng. Đồng bằng Thành Đô trở thành vùng đất giàu tài nguyên, và Đô Giang Yển đã được cải tạo qua nhiều thời kỳ, trong hơn hai nghìn năm qua vẫn đóng một vai trò to lớn. Đây là mới chính là dự án thủy lợi “công tại thiên thu”, giá trị bền vững hàng ngàn năm.

Hãy nhìn vào công trình Tam Hiệp mà ĐCSTQ đã xây dựng ngày nay. Cách đây một thời gian, có một bài viết đã được đăng nóng trên Weibo với tựa đề “Nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, hậu quả sẽ khủng khiếp đến mức nào?”. Bài viết nói rằng, nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, khi đó không chỉ Nghi Xương không gánh nổi, thành phố Sa, bình nguyên Giang Hán cũng không gánh nổi, Vũ Hán không giữ được, đường sắt Bắc Kinh-Quảng Châu và Bắc Kinh-Cửu Long cũng không giữ được, phạm vi lũ lụt kéo thẳng đến Nam Kinh. Nói đơn giản hơn, những dòng lũ dữ dội gấp hàng chục lần so với trận lụt năm 1998 đã không ngừng phá hủy mọi thứ ở trung và hạ lưu sông Trường Giang. Đỉnh lũ sẽ đến Vũ Hán trong vòng 10 giờ và đến Nam Kinh trong vòng 1 ngày. Dòng nước lũ sâu hơn mười mấy mét đủ sức phá hủy các tòa nhà, và rất khó để thống kê được có bao nhiêu sẽ người bị chết đuối.

Ngày nay, ông Giang Trạch Dân, người ủng hộ việc xây dựng con đập, đã thoái vị từ lâu, nhưng các khu vực rộng lớn ở trung và hạ lưu sông Trường Giang sẽ bị lũ lụt bất cứ lúc nào, và người chăn nuôi gia súc cũng sẽ biến thành “Dân” của nhà họ Giang Trạch (Sông Ngòi) bất cứ lúc nào.

Trời muốn loại bỏ ai trước hết phải làm người đó điên. Màn trình diễn điên rồ của ĐCSTQ trong đại dịch, về vấn đề Hồng Kông…, và sự ra đời của phong trào chống Cộng sản toàn cầu, cho thấy thời kỳ Trời diệt Trung cộngđã đến. Hậu quả thảm khốc của Dự án Tam Hiệp chỉ là phần nổi của tảng băng ĐCSTQ gây hại cho người dân Trung Quốc. Muốn hoàn toàn thoát khỏi vận mệnh làm “Dân” của nhà Giang Trạch vào triều đại Đỏ, người Trung Quốc chỉ có cách thuận theo Thiên ý, làm tan rã ĐCSTQ, xây dựng lại sự kính sợ và khiêm nhường đối với Thần Phật, Tự nhiên và Trời Đất, họ chắc chắn rồi sẽ nhận ra ông Trời bảo hộ Trung Hoa và long mạch sẽ mãi trường tồn.

Tống Tử Phụng
(Bài viết chỉ đại diện cho quan điểm và ý kiến ​​cá nhân của tác giả)

Xem thêm: