Mưa bão liên tục ở Trung Quốc đã khiến hơn 20 tỉnh chìm trong lũ lụt lại làm dấy lên nghi ngờ về việc vỡ đập Tam Hiệp. Trong thời điểm nhiều nhạy cảm này, cựu Thủ tướng Đảng Cộng sản Trung Quốc Trung Quốc (ĐCSTQ) Ôn Gia Bảo, người hiếm khi hỏi han về dự án Tam Hiệp, đã có hoạt động đáng chú ý trong giao lưu với Đại học Lan Châu. Theo đó, ông Ôn Gia Bảo đã viết chữ kỷ niệm tặng và được lãnh đạo nhà trường đến tiếp nhận.

Ngày 27/6 trang tin tức trực tuyến của Đại học Lan Châu đưa tin, theo lời mời của trường, cựu Thủ tướng Ông Gia Bảo đã viết chữ lưu niệm tặng trường: “Đại đạo vô ngần, Tinh thành trí viễn”, hai lãnh đạo nhà trường gồm Hiệu trưởng và Bí thư Đảng ủy đã đến thăm và nhận chữ lưu niệm.

p2720481a292756512
Cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (giữa) với lãnh đạo của Đại học Lan Châu (Nguồn: Trang web Đại học Lan Châu).

Cựu Thủ tướng ĐCSTQ Ôn Gia Bảo tốt nghiệp trường trung học Nam Khai ở Thiên Tân; năm 1960 được nhận vào Học viện Địa chất Bắc Kinh; năm 1978 về làm việc tại Đảng ủy Ban Địa chất và Tài nguyên khoáng sản Bắc Kinh, sau đó lên chức Phó Chủ nhiệm và Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng; năm 1998, ông lên chức Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về nông nghiệp và tài chính, và là Bí thư Ban Công tác Tài chính Trung ương; tháng 11/2002, tại Phiên họp toàn thể Trung ương lần thứ nhất ĐCSTQ khóa 16, ông Ôn Gia Bảo được vào cấp lãnh đạo cao nhất ĐCSTQ là Ban Thường vụ Bộ Chính trị; tháng 3/2003 lên chức Thủ tướng Chính phủ, tái nhiệm vào tháng 3/2008.

Sau khi nghỉ hưu vào năm 2012, thỉnh thoảng ông Ôn Gia Bảo cũng xuất hiện trong các bản tin công khai, một số sự kiện gần nhất như:

Ngày 29/1/2019 trang web Đại học Địa chất Trung Quốc công bố hình ảnh ban lãnh đạo trường đến nhà ông Ôn Gia Bảo để chúc mừng năm mới.

Ngày 12/5/2019 là kỷ niệm 11 năm trận động đất ở Tứ Xuyên, ông Ôn Gia Bảo xuất hiện trong chuyến đi thị sát ở Tứ Xuyên, đây là chuyến đi dài nhất và xa nhất kể từ khi ông nghỉ hưu.

Ngày 9/5/2019, sau khi đến thăm các nạn nhân của trận động đất ở Tứ Xuyên, vào ngày 15/5/2019, ông Ôn Gia Bảo đã xuất hiện tại làng Chiến Kỳ (Zhanqi) thị trấn Đường Xương (Tangchang) ở huyện Bỉ thành phố Thành Đô và thăm Bảo tàng Lịch sử Đậu Biện (Douban) của huyện Bỉ.

Lần xuất hiện công khai cuối cùng gần nhất của ông là tại buổi tiệc vào tối ngày 30/9/2019 kỷ niệm ĐCSTQ thành lập chính quyền 1/10. Buổi tiệc có 7 thành viên của Ban Thường vụ ĐCSTQ và một số cựu lãnh đạo đã nghỉ hưu.

Hiện nay trước tình trang mưa và lũ lụt ở miền nam Trung Quốc hoành hành, khiến vấn đề an toàn chất lượng và khả năng kiểm soát lũ của dự án đập Tam Hiệp đã bị nghi ngờ, câu hỏi liệu đập Tam Hiệp có trụ vững được không đã trở thành chủ đề nóng trong các cuộc thảo luận trên mạng xã hội. Cộng đồng mạng xã hội Trung Quốc quan tâm chia sẻ lại thông tin gây chú ý rộng rãi liên quan đến Lễ cất nóc đập Tam Hiệp trước đây, chỉ ra rằng khi hoàn thành việc xây dựng con đập với kinh phí khổng lồ này đã không ai trong số các lãnh đạo hàng đầu của Trung Nam Hải tham dự sự kiện.

Theo một phân tích của Đài Á châu Tự do (RFA), việc ĐCSTQ rất coi trọng đập Tam Hiệp nhưng trong một ngày lễ chào mừng hoàn tất công trình lại chỉ kéo dài 8 phút và thậm chí không có tham dự của giới lãnh đạo cao nhất ĐCSTQ là vấn đề khó hiểu. Điều này gợi lại quan niệm phổ biến của người Trung Quốc cho rằng “trong chuyện bất thường tất có yêu ma”. Thời đại ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, một người xuất thân từ lĩnh vực Thủy lợi còn một người (Ôn Gia Bảo) xuất thân lĩnh vực địa chất, nhưng họ lại rất thờ ơ với Dự án Tam Hiệp. Ông Hồ Cẩm Đào chưa bao giờ đến công trình Tam Hiệp sau khi lên Tổng Bí thư, còn ông Ôn Gia Bảo thì sau hơn 3 năm nhậm chức Thủ tướng cũng chỉ có 2 lần ghé công trình hồ chứa Tam Hiệp, nhưng lần nào cũng chỉ chú ý đến vấn đề di dân chứ không mấy quan tâm đến bản thân dự án. Lý do được đưa ra cho rằng bản thân họ là “dân trong nghề” nên hiểu được những nguy hiểm tiềm ẩn do đập Tam Hiệp gây ra; nếu dính líu đến dự án Tam Hiệp, trong trường hợp không có vấn đề gì thì mọi công lao cũng vẫn được tính cho người tiền nhiệm Lý Bằng, còn trường hợp có rủi ro thì tội vạ có khi lại đổ vào đầu họ! Những tính toán về nguy cơ đập Tam Hiệp khiến họ có “hành động cẩn trọng” như vậy là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Tuyết Mai

 Xem thêm: