5 vấn đề ĐCSTQ khó che giấu sau màn duyệt binh hoành tráng
- Trí Đạt
- •
Hôm thứ Bảy (5/10), ông James Jay Carafano, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu An ninh quốc gia và Chính sách ngoại giao thuộc Quỹ Di sản Mỹ (Heritage Foundation) có một bài viết đăng trên Fox News cho biết, mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) toàn lực chúc mừng 70 năm thành lập chính quyền, nhưng họ cũng không cách nào che giấu được 5 vấn đề lớn.
Ngày 1/10, ĐCSTQ đã tổ chức lễ mừng một cách long trọng tại Bắc Kinh. Trong bài viết đăng trên Fox News, ông James Jay Carafano nói, kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ thành lập chính quyền, ĐCSTQ đã không còn phương thức nào tốt hơn so với cử hành duyệt binh quy mô lớn và bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đương nhiên, ĐCSTQ có lý do chúc mừng của mình: Họ kiểm soát tất cả, bao gồm cả chính phủ, quân đội và kinh tế. Họ thống trị một nước lớn về ngoại giao và kinh tế cấp thế giới cũng như một nước lớn có nền quân sự không ngừng trỗi dậy, bành trướng.
Nhưng một phương diện khác, ĐCSTQ cũng đối mặt với một số vấn đề ngày càng nghiêm trọng. Dưới đây là 5 vấn đề lớn mà ĐCSTQ không cách nào che giấu được.
>> Dụng ý riêng của Tập Cận Bình tại Lễ duyệt binh 1/10 năm nay
Vấn đề Hồng Kông cần giải quyết cấp bách
Hoạt động đấu tranh đòi dân chủ và tự do của người dân Hồng Kông đã kéo dài liên tiếp 4 tháng qua, và không có dấu hiệu dừng lại. Ông James Jay Carafano cho rằng, mặc dù giá nhà đất đắt đỏ tại Hồng Kông đã khiến thế hệ thanh niên Hồng Kông phải mang theo gánh nặng trên lưng, khiến họ ngày càng bất mãn, nhưng đây không phải là nguyên nhân khiến họ phải bước ra đường và tiếp tục kháng nghị. Điều ăn sâu vào trong tâm của người kháng nghị chính là nỗi lo sâu sắc của họ: Cánh tay u ám của Bắc Kinh sẽ xâm phạm tự do chính trị và tự do kinh tế của họ.
Chính quyền này tiếp tục phá hoại tính hoàn chỉnh của “Luật Cơ bản”, luật này yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng tự do của người dân Hồng Kông. Ông James Jay Carafano cho biết, các hoạt động kháng nghị của Hồng Kông đang nhắc nhở thế giới: Trung Quốc (ĐCSTQ) không hề thực hiện cam kết của họ. Điều này khiến cho ĐCSTQ đối mặt với áp lực tổn hại danh tiếng.
Trấn áp người Duy Ngô Nhĩ
ĐCSTQ đã giam giữ hơn 1 triệu người dân tộc thiểu số theo đạo Hồi trong các trại giam được giám sát nghiêm ngặt. Ông James Jay Carafano nói, cách làm tàn khốc này khiến cho ĐCSTQ bị liệt vào một trong những chính quyền đàn áp tôn giáo và nhân quyền trên toàn cầu.
Ông cho biết, hành vi này của ĐCSTQ đã khiến hình tượng của họ bị ô uế hơn. Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc gần đây, Tổng thống Mỹ Trump đã chủ trì một hội nghị liên quan đến bức hại tôn giáo, lên án những kẻ bức hại tôn giáo, và kêu gọi tôn chính quyền bức hại tôn giáo thả những tù nhân lương tâm; xóa bỏ luật hạn chế tôn giáo và tự do tín ngưỡng; bảo vệ nhóm người yếu thế, tay không tấc sắt và người bị bức hại.
Tháng 7 năm nay, 22 quốc gia đã đệ trình thư chung lên Liên Hiệp Quốc, yêu cầu ĐCSTQ tôn trọng nhân quyền và tự do cơ bản, bao gồm tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
Ông James Jay Carafano nói, rất nhiều người đã nhận thức một cách tỉnh táo rằng, ĐCSTQ lâu nay đã bố trí một cách có hệ thống người của họ vào trong các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, mục đích rõ ràng của họ chính là lợi dụng các cơ quan của Liên Hiệp Quốc để thúc đẩy các chính sách mà ĐCSTQ chú trọng.
Ông trích dẫn lời của đồng nghiệp tại Quỹ Di sản đồng thời là chuyên gia tại Liên Hiệp Quốc Brett Schaefer nói, ĐCSTQ đang dịch chuyển kết quả công tác của Liên Hiệp Quốc sang “các việc ưu tiên và ý thức hệ có lợi cho ĐCSTQ”. Cách làm xấu xa này đang khiến toàn cầu chú ý, và khiến nhiều nước xa lánh họ.
>> Bốn cỗ máy ma quỷ” ĐCSTQ dùng để giết người trong 70 năm cầm quyền
Toàn cầu bắt đầu nhận thức được bộ mặt thật của “Một vành đai, một con đường”
ĐCSTQ lâu nay vẫn coi dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của “Một vành đai, một con đường” là một món quà cho toàn thế giới, và toàn lực thúc đẩy, gắn mác là giúp đỡ các nước cùng chia sẻ sự phồn vinh của Trung Quốc. Nhưng ông James Jay Carafano nói, cách nói này đúng là hoang đường, “Một vành đai một con đường” ngày càng giống chủ nghĩa đế quốc kinh tế.
Theo nhiều nghiên cứu trong nhiều năm qua, ít nhất 13 quốc gia tại châu Á, châu Phi và châu Âu đang lún sâu vào nợ nước ngoài và có thể dẫn đến khủng hoảng vì dự án “Một vành đai, một con đường” này. Trong đó, ĐCSTQ cho Sri Lanka vay tiền để phát triển cảng Hambantota, do Sri Lanka không thể trả nợ được, nên tháng 12/2017 đã chính thức cho ĐCSTQ thuê cảng chiến lược này và diện tích 15.000 mẫu Anh xung quanh cảng trong thời hạn 99 năm để trả nợ. Hành động này của Sri Lanka đã dẫn đến nhiều chỉ trích và kháng nghị trong nước, người kháng nghị cho biết chủ quyền quốc gia đã bị xâm phạm.
>> Sập ‘bẫy nợ’: Sri Lanka buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng 99 năm
Các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ đã lên án “Một vành đai, một con đường” thực chất chính là “bẫy nợ”. ĐCSTQ lợi dụng các khoản nợ không thể trả được của các nước đang phát triển, nhân cơ hội để kiểm soát chính trị và tài nguyên chiến lược của các nước.
Ông James Jay Carafano cho biết, ngày càng có nhiều quốc gia cảnh giác với “Một vành đai, một con đường”, và đang ngăn chặn các khoản đầu tư liên quan. Một số quốc gia khác cũng đang thông qua việc tăng cường đầu tư từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các nước khác để cân bằng với đầu tư hiện có của Trung Quốc tại quốc gia của mình.
Ông chỉ ra, không chỉ “Một vành đai, một con đường” khiến cho toàn cầu nghi ngờ về hoạt động kinh tế của Trung Quốc (ĐCSTQ), mà còn các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc giống như Huawei cũng ngày càng bị các nước phương Tây coi là công cụ của ĐCSTQ, chứ không chỉ đơn thuần coi họ là công ty bán ra các sản phẩm để kiếm tiền nữa.
Ông James Jay Carafano cho rằng, danh tiếng về hoạt động kinh tế của Trung Quốc đã bị tổn hại, ĐCSTQ muốn trách thì chỉ có trách chính bản thân họ. ĐCSTQ không hề đưa ra một phương án thay thế cho hệ thống thị trường tự do, mọi thứ họ làm đều là đang đang thể hiện ra họ “làm thế nào để trở thành kẻ dối trá lớn nhất trên thế giới”, thông các hành vi qua đánh cắp sở hữu trí tuệ, hủ bại và thương mại không công bằng, hàng rào phi thuế quan để lợi dụng thị trường.
Vấn đề kinh tế Trung Quốc đang chững lại
Nhà phân tích Kinh tế Riley Walters của Quỹ Di sản đã tiến hành tổng kết về kinh tế quốc gia của ĐCSTQ. Kết quả cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn luôn chững lại. Mặc dù Trung Quốc đã trải qua 20 năm tăng trưởng thương mại và đầu tư, nhưng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ bước vào thời kỳ đình trệ trước khi đạt đến trạng thái thu nhập cao. Cùng với việc ĐCSTQ đối mặt với tình trạng già hóa dân số, nhiều khoản nợ và ít đồng minh kinh tế, kinh tế Trung Quốc cần phải nhanh chóng cải cách.
Nói cách khác, ĐCSTQ từng dựa vào các chính sách kinh tế như đánh cắp, lừa gạt đã không còn hợp thời nữa. Họ sẽ không còn tiếp tục dựa vào đánh cắp, lừa dối và bắt nạt để đánh thông con đường hướng đến kinh tế thế giới. Điều này có nghĩa là Trung Quốc (ĐCSTQ) không lâu nữa sẽ phải đưa ra lựa chọn đầy khó khăn.
Ông Riley Walters cho rằng, nếu ĐCSTQ muốn giữ tăng trưởng kinh tế, cuối cùng sẽ buộc phải chọn cải cách thị trường tự do và thương mại công bằng, trong khi những điều này vẫn luôn bị ĐCSTQ tích cực áp chế.
Liệu có thể tiếp tục dùng mô thức thống trị hiện tại?
Ông James Jay Carafano nói, nếu ĐCSTQ tiếp tục dùng phương thức thống trị hiện tại để thống trị Trung Quốc 70 năm nữa, vậy thì đó sẽ là kết cục đau buồn. Thực tế đáng buồn là, đồng minh của họ sẽ ngày càng ít, nguồn tài chính sẽ ngày càng ít, quyền lực cũng sẽ ngày càng ít.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Một vành đai một con đường duyệt binh Dòng sự kiện đàn áp người Duy Ngô Nhĩ 70 năm ĐCSTQ giành chính quyền