Ông Tập Cận Bình chấp chính đã được 9 năm, theo lý mà nói thì 10 năm cũng sắp kết thúc, năm tới là lúc giao ban rồi, nhưng hiện tại mà xét thì lệ cũ này trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sắp bị phá vỡ.

Bài viết được chuyển thể từ video của Kênh YouTube Đông Phương.

TẬP CẬN BÌNH 1
(Nguồn: Đông Phương)

Tập Cận Bình ôm trọn quyền lực, tập trung quyền lực lớn của quân đội, ngoại giao, nội chính và kinh tế, giống như ông Mao Trạch Đông và Stalin năm xưa. Trong tình huống không có đối thủ chính trị, đến lúc nào nghỉ hưu thì chính là do ông ta quyết định, sang năm có đến 80 – 90% ông Tập vẫn nắm quyền trong tay. Thời gian ông ấy tại vị càng dài thì hướng chính sách và tương lai của Trung Quốc ngày càng dựa vào tư tưởng của Tập Cận Bình. Theo đó, rủi ro cũng ngày càng tăng, bởi vì không có người kế tục theo tuần tự. Cao tầng của ĐCSTQ cũng không ai biết được ông ấy nghĩ gì, đến hiện tại cũng không có người ám thị về thời gian giao ban của ông Tập, là sang năm hay là năm 2022, hay là tại vị trọn đời? Không ai biết. Trường hợp chẳng may ông Tập không tại vị nữa thì làm thế nào? Giống như năm 1953, Stalin đột ngột qua đời, nội bộ Cộng sản Liên Xô chia rẽ vì tranh đoạt quyền lực. ĐCSTQ chia rẽ, thì nội loạn ở Trung Quốc sẽ lan ra toàn thế giới, cho nên mới nói, hiện tại ĐCSTQ tồn tại khủng hoảng người kế tục, và đây là điều không có tranh cãi.

Chuyển tiếp quyền lực hòa bình tương lai sẽ là thách thức của nhân loại, ngay cả tại Mỹ, một quốc gia có chế độ dân chủ tương đối hoàn thiện cũng tồn tại tranh chấp đảng phái và đấu tranh quyền lực, tranh cãi trong cuộc tổng tuyển cử tổng thống Mỹ năm ngoái chính là ví dụ chứng minh gần đây nhất. Tại những quốc gia có nền pháp trị không kiện toàn, tại những quốc gia có nền chính trị không hoàn thiện, người chấp chính không muốn hạ đài là điều thường thấy, và ở quốc gia độc tài lại càng như thế. Nhưng dù có nỗ lực thế nào đi nữa thì cũng không cách nào vĩnh viễn giữ được quyền lực, cuối cùng đều sẽ lên men thành bạo loạn, cho đến cả đảo chính quân sự. 

Trung Quốc cũng không ngoại lệ, từ khi ĐCSTQ ra đời, đấu đá quyền lực không ngừng, thời đại Mao Trạch Đông có Hội nghị Tuân Nghĩa, Chỉnh phong Diên An, Cao Cương, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bươu, Mao vừa qua đời thì nghiền nát Tứ nhân bang. Hai năm sau đó, Hoa Quốc Phong được đích thân Mao chỉ định làm làm người kế nhiệm cũng bị Đặng Tiểu Bình thay thế. Trong khi đó, hai người kế tục được Đặng Tiểu Bình chỉ định là Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương đã thành vật hy sinh trong đấu đá quyền lực. Ba mươi năm sau đó, chuyển tiếp quyền lực trong ĐCSTQ được coi là tương đối hòa bình nhờ thông lệ chỉ định người kế nhiệm cách khóa, có học giả lịch sử đảng thậm chí gọi đó là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của ĐCSTQ, nhưng điều này xem ra sắp bị Tập Cận Bình phá vỡ. Năm 2018, ĐCSTQ sửa đổi hiến pháp, xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ, đặt định nền tảng pháp luật cho chế độ nhậm chức trọn đời. Mặc dù truyền thông của đảng tuyên bố rằng ông Tập không có dự định nắm quyền trọn đời, nhưng đến hiện tại, bản thân ông ấy và tầng quyết sách của ĐCSTQ vẫn nói rất dè dặt về ứng cử viên kế nhiệm, cũng không có bất cứ tuyên bố nào về hướng đi của ông Tập sau khi nghỉ hưu, ngay cả ám thị cũng không có. Do đó, hiện nay chính phủ các nước cũng chỉ có thể giương mắt nhìn, bởi không biết được ai là người kế nhiệm, nên cũng không thể bắt đầu mối quan hệ ngay từ bây giờ. Nếu người kế nhiệm vẫn chưa được công bố vào năm tới, vậy thì có thể thấy người kế nhiệm lãnh đạo ĐCSTQ tiếp theo vẫn còn non, vẫn chưa có cơ hội bộc lộ tài năng. 

Một nhà độc tài dù có độc tài đến đâu mà không có được sự ủng hộ nhất định của dân ý hoặc của một mặt trận đoàn kết, không có sự ủng hộ của các nhóm lợi ích thì sẽ không thể duy trì được quyền lực của mình. Nhưng sự ủng hộ này là có điều kiện, có giá cả, và không ổn định. Nếu môi trường trong và ngoài nước xảy ra thay đổi thì cán cân quyền lực sẽ nghiêng. Hiện tại, ngoại giới không thể biết ông Tập Cận Bình và các tầng lớp lợi ích của ĐCSTQ là như thế nào, nhưng có một điều chắc chắn là một khi nền kinh tế suy thoái và môi trường quốc tế xấu đi đến mức nghiêm trọng, quyền lực của ông ta chắc chắn sẽ đối mặt với thách thức. Đây cũng là nguyên nhân mà hiện nay ĐCSTQ mở rộng và gia tăng kìm kẹp và giám sát và đàn áp ngôn luận ở Trung Quốc. Ông Tập có nhiều kẻ thù trong đảng là điều chắc chắn, nhưng bây giờ công nghệ cao, dữ liệu lớn và khả năng giám sát đã tăng mạnh lên rất nhiều, nên khả năng phát động một cuộc đảo chính dưới chế độ ĐCSTQ là rất thấp.

Vậy nếu ông Tập Cận Bình qua đời đột ngột giống như Stalin, hoặc mất khả năng cầm quyền thì sao? Ông Tập năm nay đã gần 70 tuổi, hút thuốc lá, thừa cân, truyền thông vẫn nói rằng ông ‘lấy khổ làm vui’, dù hiện nay không có dấu hiệu nào cho thấy sức khỏe của ông ấy có vấn đề, nhưng sinh tử có mệnh là điều không ai thoát khỏi. Khi mà ông Tập đột ngột không còn nữa thì điều gì sẽ xảy ra? Chưa kể kẻ thù chính trị sẽ phát động phản công, có thể ngay trong nội bộ phe phái của ông ta sẽ lập ra các phe phái khác, nhỏ sẽ dẫn đến đấu tranh nội bộ, còn lớn thì sẽ dẫn đến nội chiến, tình hình trong nước và quốc tế sẽ khó mà phán đoán được. Ông Tập không phải là không nhận thức được hậu quả, có lẽ sang năm ông sẽ bất ngờ nghỉ hưu. Nhưng một kết cục có khả năng xảy ra hơn đó là ông ấy có lẽ sẽ lựa chọn nghỉ hưu vào năm 2035, cũng tức là điểm giữa của 100 năm ĐCSTQ và 100 năm ĐCSTQ thành lập chính quyền. Ngay cả khi như vậy thì khủng hoảng khoảng trống người kế tục cũng vẫn tồn tại. Hiện giờ, cả trong nội bộ hay bên ngoài ĐCSTQ cũng đều không thảo luận về bất cứ người kế nhiệm nào, nhưng chắc chắn phải có dòng chảy ngầm rất mãnh liệt ở bên dưới mặt nước dường như tĩnh lặng. Tuy nhiên, có thể đây cũng là một thủ thuật mà ông Tập dùng để tự bảo vệ mình.

Đông Phương, Vision Times

Mời nghe Radio: Thế giới thời đại dịch: Không có ai là hòn đảo riêng biệt

Xem thêm: