Châu Âu thông qua dự luật kiểm soát đầu tư nhằm ngăn chặn Trung Quốc?
- Huệ Anh
- •
Ngày 14/2, Nghị viện châu Âu đã thông qua bỏ phiếu chưa từng có tiền lệ về kiểm soát đầu tư nước ngoài với tỉ lệ 500 phiếu đồng ý, 49 phiếu chống, 56 phiếu trắng, điều này có nghĩa là châu Âu sẽ tăng cường thẩm tra nguồn vốn đầu tư và thu mua từ nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn từ Trung Quốc. Dự luật đã trở thành quy định đầu tiên của châu Âu nhằm ngăn chặn đầu tư nước ngoài đe dọa an ninh quốc gia.
Theo nhiều kênh truyền thông đưa tin, để đối phó với sự tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào châu Âu, Nghị viện châu Âu đã đề xuất một dự luật thỏa thuận. Theo đó sẽ tiến hành điều tra đối với các ngành nghề quan trọng có vốn đầu tư từ nước ngoài vào các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), đồng thời đưa ra ý kiến về việc đầu tư này liệu có tổn hại đến lợi ích của châu Âu hay không. Ông Franck Proust, một thành viên của Nghị viện châu Âu cho rằng, dự luật này không phải là để cấm đầu tư nước ngoài, chủ yếu là tập trung vào các khoản đầu tư mang tính chính trị không hợp lý về kinh tế. Mặc dù Nghị viện không trực tiếp chỉ Bắc Kinh, tuy nhiên dự luật nhắc tới đầu tư của doanh nghiệp quốc hữu từ nước ngoài, khiếu nại vấn đề chuyển nhượng công nghệ, những điều này khiến cho người ta liên tưởng tới chính quyền Trung Quốc.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, theo báo cáo của công ty kiểm toán Ernst & Young, các công ty Trung Quốc đã tiến hành khoảng 250 thương vụ mua lại tại EU vào năm 2017. Ông Franck Proust cho biết, thực ra các nước lớn trên thế giới gồm có Mỹ, Canada, Nhật Bản, v.v, đề có hệ thống thẩm tra kiểm soát. Từ năm 1975, Mỹ đã thành lập Ủy ban Đầu tư nước ngoài (CFIUS), nhưng hiện nay EU vẫn chưa có bất cứ hệ thống thẩm tra nào đối với đầu tư nước ngoài.
Dự luật được đề xuất bởi các chính phủ cũ của Pháp, Đức, Italia; mới đầu, dự luật còn bị các nước như Hy Lạp, Cộng hòa Síp, Malta và Bồ Đào Nha phản đối. Nguyên nhân chính là họ hoan nghênh Trung Quốc đến đầu tư, lấy Hy Lạp làm ví dụ, cảng Piraeus lớn nhất của nước này là do Công ty Vận tải Viễn dương Trung Quốc (COSCO Shipping) nắm giữ đa số cổ phần.
Tuy nhiên, cùng với việc EU đang tiến hành điều tra đối với công ty Huawei, và tình hình có có chuyển biến rất lớn. Do đó, dự luật này mới được thông qua với số phiếu áp đảo 500:49.
Nội dung của dự luật quy định, khi một nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào một doanh nghiệp châu Âu, nước sắp nhận đầu tư sẽ phải thông báo cho 26 nước còn lại về danh tính nhà đầu tư, số tiền dự định đầu tư và lĩnh vực đầu tư. Nếu Ủy ban châu Âu hoặc 1/3 tổng số các nước thành viên EU tỏ ý nghi ngại, thì nước sắp nhận đầu tư phải giải trình. Tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn thuộc về nước nhận đầu tư. Dự luật này sẽ có hiệu lực vào tháng 10/2020.
Nhiều nước cấm Huawei
Các thành viên mạng lưới tình báo 5 mắt (Five Eyes), trong đó có Mỹ, Italia, Newzealand, đã cấm nước mình sử dụng thiết bị mạng 5G của Huawei; chính phủ Canada và Anh cũng đang đánh giá những rủi ro mà Huawei có thể mang đến; Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu cũng đang có hành động. Đặc điểm của mạng 5G là dễ bị tấn công, trong khi Huawei lại có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc, điều này khiến cho các nước phương Tây vô cùng lo lắng.
Đơn vị tình báo Đức đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng đối với chính phủ, nếu sử dụng sản phẩm của Huawei để xây dựng mạng 5G cho chính phủ, tương lai có thể sẽ bị nghe lén, thậm chí có thế đối mặt với rủi ro hệ thống mạng bị tê liệt.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa gián điệp Trung Quốc đầu tư nước ngoài EU liên minh châu Âu Huawei