Hội nghị G20: Trực thăng, xe tăng, cảnh sát vũ trang “bảo trì ổn định” chưa từng có
Hội nghị Thượng đỉnh G20 bước vào đếm ngược 3 ngày. Thành phố Hàng Châu “bảo trì ổn định” đến mức chưa từng có: gần địa điểm diễn ra Hội nghị, trực thăng tuần tra trên không, lực lượng cảnh sát tuần tra mặt đất, xe tăng và xe bọc thép bảo vệ; các công ty và khu vực đô thị, cửa hàng, khu giải trí toàn bộ nghỉ hết. Người dân địa phương cho biết, cuộc sống trở nên đảo lộn, để thoát khỏi tình trạng này, phần lớn họ quyết định đi du lịch, có ở nhà cũng không được sử dụng lửa. Toàn thành phố được mô tả như là thị trấn ma.
Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, chính quyền địa phương thông báo từ ngày 1 – 7/9, tại 9 khu nội thành Hàng Châu, bao gồm khu danh lam thắng cảnh Tây Hồ, khu kinh tế đang phát triển Hàng Châu, khu công nghiệp Đại Giang Đông đều tiến hành cho nghỉ. Các đối tượng nghỉ và phải làm bù sau đó bao gồm các cơ quan, các đoàn thể xã hội và đơn vị xí nghiệp cấp tỉnh và Bộ thuộc trung ương đóng tại Hàng Châu, cũng như các cơ quan, các đoàn thể xã hội và đơn vị xí nghiệp thuộc cấp thành phố cho đến cấp quận (bao gồm đến các thôn/làng, phố và tổ chức cơ sở) của Hàng Châu, v.v.
Ông Vương, một người dân địa phương cho biết vì quản chế sự đi lại của người dân trên đường nên trông đây như một thị trấn ma, xe không cho mở, người không cho ở, đa số người dân chọn giải pháp đi du lịch.
Ngoài ra, tại các địa điểm gần đường phố xuất hiện hàng trăm xe bọc thép và các loại xe quân sự, máy bay trực thăng tuần tra trên vùng trời Hàng Châu, khắp nơi đều có cảnh sát giao thông, cảnh sát vũ trang, cảnh sát đặc nhiệm và chó cảnh sát, có thể nói là “3 bước 1 trạm gác, 10 bước một bốt đồn”, luôn thủ CMND sẵn trong người trở thành việc thiết yếu tại đây.
Được biết, Hội nghị Thượng đỉnh tiến hành trong 2 ngày (4 – 5/9), nhưng Hàng Châu điều động 5.000 nhân viên an ninh duy trì trị an, lực lượng của Chiết Giang chưa đủ, cần phải huy động thêm cảnh sát vũ trang từ các tỉnh gần đó.
Ông Tề, chủ cửa hiệu cắt tóc cho biết, từ khi chuẩn bị cho G20, chuyện làm ăn trở nên ảm đạm, buổi tối đói bụng cũng không có chỗ bán đồ ăn để mua, đành phải ở nhà ăn mì gói. Tại các giao lộ đều có cảnh sát giao thông, lực lượng an ninh, còn có chó cảnh sát làm người ta cảm thấy khó chịu, không thoải mái.
Ông Chu, người làm chuyển phát nhanh ở Hàng Châu tiết lộ, những người không phải dân Hàng Châu đại bộ phận đều trở về gia đình. Những người này nếu muốn lưu lại đây trong phòng trọ thì hai ba ngày lại bị kiểm tra CMND một lần, và những người khác nhau sẽ gõ cửa điều tra mỗi đêm gọi là kiểm tra thông lệ. Ông Chu phàn nàn: “Chuyển phát bưu kiện toàn bộ cũng bị ngưng lại, làm sao chúng tôi kiếm tiền bây giờ, không có tiền ăn cơm, lửa cũng không cho dùng, phải chạy ra ngoài Hàng Châu mua mì ăn liền”.
Hội nghị Thượng đỉnh lần này tiến hành “bảo trì ổn định” siêu đỉnh, người dân địa phương khó chịu oán thán và cho rằng việc này “hao người tốn của”. Ông Vương tức giận nói: “Sinh hoạt của người dân địa phương trở nên hỗn độn. Cái gì cũng không thuận tiện, đi cũng không được, ở cũng chẳng xong. Ra khỏi thành phố rồi vào lại cũng khó khăn, phiền toái, kiểm tra cái này, kiểm tra cái kia, bếp ga không được dùng, ngày nào cũng ăn mì gói. Tôi chuẩn bị rời khỏi Hàng Châu đây, chạy trốn khổ ải”.
Truyền thông ngoài Trung Quốc cho biết, do ảnh hưởng của Hội nghị Thượng đỉnh G20, tại Chiết Giang, Thượng Hải, Giang Tô, Trùng Khánh và những nơi khác, một số nhà hoạt động nhân quyền bị cảnh sát ép buộc đi du lịch. Một người dân Thượng Hải cho biết, giữa tháng 8 đến nay, hơn 10 người từng đến Hàng Châu đã bị cảnh sát lưu giữ. Nhà hoạt động nhân quyền Hồ Giai cũng bị cảnh sát bắt đi du lịch về phía nam.
Bảo Minh
Xem thêm:
Từ khóa Hội nghị G20 Hội nghị Thượng đỉnh G20 an ninh Hội nghị Thượng đỉnh