Không đồng điệu nhưng 2 ông Tập và Lý đều vì mục tiêu chung
- Nguyên Đức
- •
Năm 2020, Trung Quốc xuất hiện tin đồn liên quan đến đấu đá nội bộ giữa ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường. Nguyên nhân là sự không đồng điệu về cái gọi là “kinh tế vỉa hè”, hai ông Tập và Lý đã có những ngôn luận không đồng điệu với nhau trong nhiều trường hợp công khai, từ đó làm dấy lên nhiều tin đồn và suy đoán. Có phân tích cho rằng ông Tập Cận Bình nắm thực quyền, nên ông Lý Khắc Cường không cách nào cân bằng được với ông Tập, nhưng xuất phát từ lợi ích chính trị, ông Tập và ông Lý vẫn kết liên minh và hợp tác với nhau, không đồng điệu không đại biểu cho việc họ không có mục tiêu chung.
Dù là truyền thông chính thống tại Trung Quốc đưa tin hay là trong trường hợp công khai, ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường gần như tồn tại những ngôn luận bất đồng về phương diện kinh tế. Ví dụ: ông Tập Cận Bình đề xuất “quốc tiến dân lùi” (chính phủ tăng cường kiểm soát kinh tế hoặc quản lý vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp tư nhân), ông Lý Khắc Cường lại nói “quốc lùi dân tiến”; ông Tập Cận Bình nói rằng thực hiện nhiệm vụ “thoát nghèo”, ông Lý Khắc Cường tiết lộ 600 triệu người dân Trung Quốc có thu nhập tháng chưa đến 1000 tệ.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) trích dẫn phân tích của nhân sĩ quen thuộc về vấn đề Trung Quốc cho biết, trong nội bộ ĐCSTQ, so với ông Tập Cận Bình thì ông Lý Khắc Cường mặc dù là nhân vật số 2, nhưng về phương diện kinh tế thực tế, ông Lý không có thực quyền. Nếu coi những ngôn luận mà ông phát biểu là đang đấu đá quyền lực với ông Tập Cận Bình, hoặc là sự chia rẽ trong đường lối của ĐCSTQ thì đây là một sai lầm.
Báo cáo nói rằng bối cảnh thân phận của ông Tập và ông Lý không giống nhau, ông Tập là một trong những nhân vật đại biểu “hồng nhị đại” điển hình, còn ông Lý là quan chức kinh tế. Ông Tập thiên hướng về chính trị, còn ông Lý coi trọng về kinh tế, do đó trong phương diện kinh tế họ có quan điểm khác nhau cũng là bình thường.
Ông Thái Văn Hiên – nhà nghiên cứu Viện Chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Trung ương Đài Loan cho rằng ông Tập là dùng nhiệm vụ chính trị để đối đãi với vấn đề kinh tế như vấn đề thoát nghèo, luận điệu chính trị trong phát biểu là tương đối mạnh. Ông Lý thường dùng số liệu kinh tế để nói lên vấn đề, dùng thân phận quan chức kinh tế để phát biểu ngôn luận. Tuy nhiên những điều này không phải là đấu tranh chính trị, cũng không được tính là chia rẽ. Ông Thái Văn Hiên nói: “Nhưng kiểu khác nhau này sẽ không dẫn đến xung đột giữa ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường, bởi vì quyền lực của ông Lý nhỏ hơn rất nhiều so với quyền lực của ông Tập. Ông Tập kêu dừng lại, ông Lý cũng chỉ có thể sờ mũi rồi bỏ đi.”
Ông Thái Văn Hiên cho biết, ông Tập Cận Bình kiêm nhiệm tổ trưởng tiểu tổ lãnh đạo cải cách sâu rộng Trung ương, và Tiểu tổ kinh tế trung ương, thực tế là đã làm mất một bộ phận quyền lực của ông Lý Khắc Cường. So với mấy thế hệ Thủ tướng Quốc vụ viện của ĐCSTQ như các ông Lý Bằng, Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo, quyền lực quyết sách kinh tế của ông Lý Khắc Cường rất nhỏ. Cơ bản không có bất cứ chỗ trống nào để chia rẽ về đường lối kinh tế khi nói chuyện với ông Tập Cận Bình.
Ông Thái Văn Hiên cho rằng mặc dù ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường tồn tài điều mà ngoài giới cho là “không đồng điệu”, nhưng đó chẳng qua là sự khác biệt về tầng diện kỹ thuật kinh tế, nhưng dùng phương châm chính trị của ĐCSTQ để xét, thực tế là không có khác biệt.
VOA cho rằng ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường hiện tại đang có một mục tiêu chung đó là: Kéo dài thọ mệnh của ĐCSTQ.
Đối với những suy đoán và tin đồn đấu đá nội bộ giữa ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường, nhà nghiên cứu Nhậm Trọng Đạo của Tổ chức nghiên cứu kinh tế chính trị Thiên Quân cho rằng có thể nhìn quan hệ lợi ích chính trị từ góc độ đấu đá nội bộ của ĐCSTQ. Dù là ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, hay là ông Tập Cận Bình với ông Vương Kỳ Sơn, thậm chí với ông Uông Dương, Dư Chính Thanh cũng thế, đấu đá nội bộ giữa họ liệu có lợi cho lợi ích chính trị và hoạn lộ của mỗi bên hay không? Nếu là không, vậy thì sẽ có lợi với ai nhất?
Nhà nghiên cứu Nhậm Trọng Đạo cho biết, lấy đó để suy đoán, từ hình thế trong và ngoài nước của ĐCSTQ và phương diện quốc tế lên án, ông Tập và ông Lý không thể không suy nghĩ đến an nguy trong tương lai của bản thân và của gia đình. So với ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng bị kiện lên tòa án quốc tế, cộng thêm logic “2 cái hại thì chọn 1 cái nhẹ hơn, 2 cái lợi thì chọn 1 cái nặng hơn”, dù giữa ông Tập và ông Lý có có chỗ bất mãn với nhau, nhưng họ không ngốc đến nỗi không nghĩ đến kết quả “tham lợi trước mắt, quên họa sau lưng”, để cho phe Giang Trạch Dân được “ngư ông đắc lợi”.
Nguyên Đức, Vision Times
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Lý Khắc Cường