Làn sóng người lao động Trung Quốc đòi lương trước tết
- Lý Mộc Tử
- •
Tết âm lịch đang đến gần và làn sóng đòi lương của công nhân Trung Quốc cũng đang ập đến. Mới đây, một doanh nghiệp cấp đặc biệt thuộc Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc nợ lương, nhiều công nhân đã trèo lên tòa nhà cao tầng “dọa nhảy lầu” để đòi lương về quê ăn Tết. Công nhân xây dựng ở Nam Xương tỉnh Giang Tây “chiếm giữ” văn phòng quản lý đô thị địa phương 3 ngày liên tiếp để đòi lương. Tại Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, công nhân giăng biểu ngữ đòi lương nhưng bị cảnh sát đàn áp và bắt giữ.
Doanh nghiệp cấp đặc biệt thuộc Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc nợ lương, người lao động dọa nhảy lầu đòi lương
Theo thông tin chia sẻ trên mạng, ngày 16/1, tại thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, dự án “Công nghệ Quảng Trí” của Công ty Xây dựng Tập đoàn luyện kim số 23 Trung Quốc nợ lương. Do sắp đến tết, nhiều công nhân không có tiền đón tết nên họ đã hẹn nhau lên tầng thượng một tòa nhà để “dọa nhảy lầu đòi lương”.
Theo video, trên nóc một tòa nhà cao tầng, nhiều công nhân đang ngồi trên mép mái, trông rất nguy hiểm, có một công nhân được cho là đang gọi điện đòi lương, còn có một người đàn ông hét lên “trả tiền cho tôi”.
1月16日,湖南长沙,五矿二十三冶建设集团有限公司的“光智科技”项目的农民工,因临近春节被拖欠工资,于是农民工来到楼顶“跳楼讨薪” pic.twitter.com/TxoLp7wsg1
— 清丝老师谈治国理政 (@woyongdehuawei) January 17, 2025
Theo trang web của Công ty Xây dựng Tập đoàn luyện kim số 23 (Minmetals 23rd Metallurgical Construction Group), công ty được thành lập vào năm 1953 và có trụ sở tại Tp. Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Đây là một doanh nghiệp tổng thầu cấp đặc biệt, tập trung vào các lĩnh vực tổng thầu xây dựng, kinh doanh đầu tư tài chính và bất động sản. Công ty thuộc quyền quản lý của Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (China Metallurgical Group Corporation – MCC), và có phạm vi hoạt động trải rộng trên hơn 30 tỉnh, thành phố và khu vực tại Trung Quốc, cũng như tại hơn 10 quốc gia ở nước ngoài.
Công ty TNHH Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc, gọi tắt là MCC, là một tập đoàn doanh nghiệp rất lớn ở Trung Quốc, có trụ sở chính tại Bắc Kinh. Công ty thực hiện hợp đồng kỹ thuật luyện kim trong và ngoài nước, phát triển tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp giấy, thiết bị kỹ thuật, phát triển bất động sản và các hoạt động kinh doanh khác.
Công nhân xây dựng ở Nam Xương, Giang Tây “chiếm” Cục Quản lý đô thị 3 ngày liên tiếp để đòi lương
Từ ngày 13 đến 15/1, một lượng lớn công nhân xây dựng ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây đã ở và ăn uống trong Cục Quản lý đô thị để đòi nợ lương. Một số công nhân cho biết đã nhiều lần bảo vệ quyền lợi theo đúng thủ tục nhưng vẫn không nhận được lương. Số tiền lương bị nợ thuộc về một dự án xây dựng của Cục Quản lý Đô thị quận Hồng Cốc Than, Tp. Nam Xương. Theo thông tin, có hơn 200 công nhân bị nợ lương với tổng số tiền lên đến hơn 5 triệu Nhân dân tệ.
「江西南昌:建筑工人连续三天“占领”城管局讨薪(2025.01.13-15)」江西南昌,大量建筑工人1月13至15日连续三天吃住在南昌红谷滩区城管局内,以讨要被拖欠的工资。据工人透露,拖欠工资的是红谷滩区城管局的建设项目,共计拖欠了200余名工人总计500余万元,目前总包已经被抓。截至当天下午,工人的讨薪… pic.twitter.com/OCShJrxOsH
— 昨天 (@YesterdayBigcat) January 16, 2025
Theo đoạn video, hàng chục công nhân chen chúc ở hành lang, một số ngồi ở phòng bên chơi điện thoại di động trong nhiều văn phòng bừa bộn, chăn ga gối để cả trên bàn ghế. Một số công nhân cho biết, lần này họ sẽ không rời khỏi đây trừ khi nhận được tiền lương.
Cảnh sát ở Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây trấn áp công nhân đòi lương
Theo thông tin chia sẻ trên mạng, vào ngày 17/1, một số lượng lớn công nhân nhập cư ở Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây đã bảo vệ quyền lợi của mình và yêu cầu trả lương cho họ. Cảnh sát dùng bình xịt hơi cay và súng điện để trấn áp, một công nhân bị bắt. Theo video, tại hiện trường có những người lao động cầm biểu ngữ có chữ đen trên vải trắng và cầm loa phóng thanh. Nhiều cảnh sát có thái độ hung hăng, tay cầm súng điện, họ giật các biểu ngữ và loa phóng thanh xuống. Một người được cho là công nhân đòi lương bị thương ở mắt trái và bị đẩy vào xe cảnh sát.
1月17日,陕西咸阳秦都区的警察使用辣椒水、电击枪镇压了讨薪的农民工,并抓走一人。 pic.twitter.com/6mIGQ2LWyT
— 昨天 (@YesterdayBigcat) January 17, 2025
Video nói rằng “công an quận Tần Đô quá hung hăng”, không bảo vệ tài sản và an toàn của người dân, ngược lại còn “đàn áp người dân một cách thô bạo”. Công ty đã không trả lương cho hàng mấy chục công nhân trong một năm. Họ không có cách nào để đòi lương và đang bị đàn áp. Những người bình thường không quyền không thế, số tiền làm việc vất vả cả năm lại không lấy được. Cảnh sát khoác áo choàng thiêng liêng bắt nạt người dân, bảo vệ thế lực tà ác.
Công nhân ở Thanh Đảo, Sơn Đông quỳ đòi tiền lương và bị đe dọa
Theo thông tin được chia sẻ trên mạng, vào ngày 16/1, tại một công trường xây dựng ở Thụy Nguyên Hòa Uyển (Ruiyuan Heyuan), quận Hoàng Đảo, Tp. Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, có công nhân nhập cư đã quỳ xuống đòi lương, công nhân này đang bị bệnh ung thư. “Lãnh đạo dự án Thụy Nguyên Hòa Uyển tại hiện trường đã đe dọa công nhân, tuyên bố không đi thì giết, không trả một xu nào. Đây là một doanh nghiệp bất động sản địa phương, câu kết với cảnh sát để đuổi công nhân tại hiện trường.”
网友投稿
1月16日,山东青岛,黄岛区瑞源和苑一个工地,农民工跪地讨薪,此农民工患癌症,瑞源和苑领导现场对农民工恐吓,不走就弄死你,一分钱也不给,这个地产商是本地企业,勾结警察来把农民工带走了 pic.twitter.com/hpaA3gFo3y
— 清丝老师谈治国理政 (@woyongdehuawei) January 17, 2025
Theo video, trong thời tiết lạnh giá, nhiều lao động nhập cư ngồi dưới đất phủ chăn bông ở hai bên cổng của một tòa nhà cao tầng. Cổng được các nhân viên bảo vệ canh gác. Một công nhân nhập cư đang quỳ trên mặt đất với vẻ mặt đau đớn và tuyệt vọng, xung quanh anh ta có rất nhiều nhân viên bảo vệ.
Điều đáng nói là do ĐCSTQ luôn che giấu sự thật, truyền thông ở Trung Quốc Đại Lục cũng rất ít đưa tin, cho nên vẫn chưa thể xác minh nội dung cụ thể của vụ việc trong các video nói trên.
“Làn sóng đòi lương” của công nhân Trung Quốc đã bắt đầu từ sớm
Ông Kevin Slaten, người đứng đầu văn phòng Đài Loan của nhóm nhân quyền “Freedom House”, vào ngày 29/11 năm ngoái đã giới thiệu về cách thức vận hành của dự án “China Dissent Monitor” (Tiếng nói bất đồng) và xu hướng mới của các hoạt động biểu tình tại Trung Quốc.
Trong buổi phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, ông cho biết rằng các vấn đề kinh tế chiếm phần lớn trong các hoạt động biểu tình tại Trung Quốc, với 45% số vụ liên quan đến tranh chấp tiền lương lao động.
Ông Kevin Slaten cũng cho biết, trước dịp tết âm lịch hàng năm đều là thời kỳ cao điểm của các cuộc biểu tình của công nhân, quan sát có thể nhận thấy rằng cùng với việc môi trường kinh tế trở nên tồi tệ hơn, làn sóng đòi tiền lương cũng đã sớm bắt đầu.
“Nền kinh tế Trung Quốc rõ ràng hiện đang ở tình trạng rất tồi tệ, nên năm nay chúng tôi nhận thấy số người đòi lương nhiều hơn những năm trước. Điều thú vị thứ hai là làn sóng đòi lương bắt đầu sớm hơn. Thông thường làn sóng này xảy ra 2 tháng trước tết âm lịch, nhưng năm nay tháng 9 và tháng 10 đã bắt đầu. Một số công nhân cũng cho rằng cảm giác dường như chủ sử dụng lao động bỏ chạy hoặc không trả lương sớm hơn hẳn mọi năm. Việc số lượng vụ đòi lương gia tăng có liên quan trực tiếp đến tình trạng kinh tế tồi tệ hiện tại. Hiện tại, làn sóng đòi lương đã đạt một đỉnh điểm, nhưng chúng tôi không rõ mức độ đỉnh này có thể cao đến đâu,” ông Kevin Slaten nói.
Lý Mộc Tử, Vision Times
Từ khóa công nhân Trung Quốc Dọa nhảy lầu đòi lương kinh tế Trung quốc