Lưỡng hội Trung Quốc là câu lạc bộ của giới siêu giàu
- Tuyết Mai
- •
Lưỡng hội Trung Quốc khóa 13 sắp khai màn, số lượng tỷ phú trong các ủy viên Chính hiệp và đại biểu Nhân đại cùng số tài sản sở hữu của họ luôn là tâm điểm chú ý. Nhiều nhà bình luận chỉ ra, Lưỡng hội Trung Quốc là câu lạc bộ của giới siêu giàu, các phú ông đại diện cho khối tài sản tổng cộng 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 630 tỷ USD).
Theo bảng xếp hạng của tạp chí xếp hạng người giàu Trung Quốc trên toàn cầu Hurun (Hurun Global Rich) công bố ngày 02/3, trong các doanh nhân là đại biểu Lưỡng hội có 152 người siêu giàu (tài sản hơn 10 tỷ nhân dân tệ), giảm 56 người so với năm ngoái. Trong các doanh nhân siêu giàu này có 79 đại biểu Nhân đại và 73 ủy viên Chính hiệp, tài sản của họ vượt ngưỡng trong bảng xếp hạng Hurun là 2 tỷ nhân dân tệ.
Theo thống kê, bình quân tài sản của các đại biểu Nhân đại là 18,9 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,98 tỷ USD). Xếp hạng đầu là Mã Hóa Đằng (Ma Huateng) của tập đoàn truyền thông Tencent, thứ hai là Lý Thư Phúc (Li Shufu) của hãng xe hơi Geely, thứ ba là Lôi Quân (Leiqun) của điện tử Xiaomi. Có 24 doanh nhân lần đầu được chọn vào đại biểu Nhân đại.
>> Xe hơi Geely của Trung Quốc tiếp tục “thôn tính” xe hơi Daimler của Đức
Bình quân tài sản của các ủy viên Chính hiệp trong danh sách Hurun là 35,9 tỷ nhân dân tệ (khoảng 5,65 tỷ USD), đứng đầu danh sách là Hứa Gia Ấn (Xu Jiayin) của Evergrande. Có 31 doanh nhân lần đầu được bầu chọn vào ủy viên Chính hiệp.
Các hãng truyền thông hàng đầu như Reuters và AFP đã lưu ý rằng so với Lưỡng hội năm ngoái, cơ cấu đại biểu thuộc giới nhà giàu không thay đổi nhiều, dù số người đã giảm nhưng số tài sản họ sở hữu lại tăng đáng kể, lên đến 650 tỷ USD, so với 507 tỷ USD vào năm ngoái thì con số tăng gần 1/3.
Dữ liệu thống kê về thành phần đại biểu trước đây cho thấy, trong danh sách 2987 đại biểu Nhân đại toàn quốc khóa 11 có 20% doanh nhân; trong danh sách 2987 đại biểu Nhân đại toàn quốc khóa 12 chiếm 23% là doanh nhân.
Đài Tiếng nói Mỹ (VOA) cho biết, mặc dù Nhân đại và Chính hiệp của Trung Quốc chẳng qua chỉ là hai con dấu cao su, hội tụ của những “bù nhìn chính trị”, nhưng đây lại là câu lạc bộ của giới siêu giàu Trung Quốc.
Một nhà quan sát nhận định, những tỷ phú xuất hiện trong danh sách xếp hạng thực ra chỉ là một phần nhỏ trong giới tỷ phú, vì khó mà phát hiện được tài sản của số quan tham biển thủ vô số tài sản quốc gia, vô số kẻ cướp tài sản công nhưng chưa bao giờ bị đưa ra ánh sáng. Bản thân Hurun cũng từng xác nhận gặp nhiều khó khăn trong thống kê tài sản này.
Có thể thấy, trong chiến dịch chống tham nhũng, nhiều quan chức tham nhũng đã “ngã ngựa”, sau đó một số tỷ phú cũng bị liên lụy.
Tuần này, Chủ tịch Diệp Giản Minh (Ye Jianming) của Hoa Tín Trung Quốc (CEFC China Energy) đã bị bắt điều tra. Hồi tháng trước, Ngô Tiểu Huy (Wu Xiaohui), cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bảo hiểm An Bang đã bị đưa ra xét xử vì cáo buộc phạm tội kinh tế.
>> Trung Quốc khởi tố cháu rể ông Đặng Tiểu Bình
Theo công bố của Hurun, có 10 doanh nhân trong danh sách không làm hết nhiệm kỳ Nhân đại khóa 12, trong đó 3 người từ chức. Theo thông tin, trong 7 người liên quan đến mua phiếu bầu bị xác định trúng cử không hợp lệ có cả người đứng đầu Tập đoàn Phương Đại (China Fangda Group) là Phương Uy (Fang Wei), ông này cũng bị buộc tội có liên quan trong vụ án cựu phó Chủ tịch Chính hiệp Tô Vinh; có 3 người khác liên quan đến tội tham nhũng.
Nam phương Cuối tuần (infzm.com) từng đưa tin, trong 2980 đại biểu Nhân đại toàn quốc khóa 13, chỉ có 468 đại biểu là người lao động ở tuyến đầu (nông dân và công nhân); 613 người là cán bộ chuyên môn và kỹ thuật; chiếm tỷ lệ cao nhất là quan chức đảng viên với 1.011 đại biểu (33,93%).
Phóng viên của Phương nam Cuối tuần phân tích, theo như danh sách đại biểu thì có ít nhất 402 doanh nhân, nhưng vì những đại biểu lần đầu tiên được bầu chọn rất dè dặt chia sẻ thông tin nên con số thực tế đại biểu là doanh nhân có thể còn cao hơn nhiều.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Từ khóa tỷ phú Lưỡng hội Trung Quốc Mã Hóa Đằng Tencent Giới siêu giàu