Ông Vương Kỳ Sơn sẽ là người đại thắng tại Lưỡng hội?
- Trí Đạt
- •
Ngày 17/3 tới đây, Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc sẽ bầu chọn ra Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, lúc đó, ông Tập Cận Bình sẽ lần tiếp tục nhậm chức Chủ tịch nước, còn ông Vương Kỳ Sơn nhiều khả năng sẽ làm Phó chủ tịch nước.
Hội nghị Nhân đại (Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc) khóa 13 đang diễn ra, ngày 11/3, hội nghị đã thảo luận và thông qua đề án sửa đổi Hiến pháp, không những tư tưởng của ông Tập Cận Bình được ghi vào trong Hiến Pháp, mà còn xóa bỏ “hạn chế nhiệm kỳ liên tiếp không được quá 2 khóa” đối với chức Chủ tịch và Phó chủ tịch nước. Đây được coi là bước trải thảm cho nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp của ông Tập Cận Bình sau 5 năm nữa.
Chiều ngày 16/3, toàn thể đại biểu Đại hội Nhân đại sẽ chuẩn bị cho việc đề cử ứng cử viên chức Chủ tịch và Phó chủ tịch nước Trung Quốc. Sáng ngày 17, tại phiên họp toàn thể lần thứ 5, sẽ bỏ phiếu bầu chọn Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước.
Ngày 10/3, Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin cho biết, Lưỡng hội Trung Quốc (Hội nghị Nhân đại và Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân) năm nay đã thu hút được nhiều sự chú ý hơn các kỳ trước bởi liên quan đến việc xóa bỏ chế độ nhiệm kỳ Chủ tịch nước; ông Vương Kỳ Sơn tham dự Hội nghị Nhân đại và cùng ngồi với 7 Ủy viên Ban thường vụ, do đó được gọi là “Ủy viên thứ 8” của Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Bản tin dẫn quan điểm của nhà bình luận chính trị Trần Phá Không nói, vấn đề sửa đổi Hiến pháp, bên cạnh xóa bỏ hạn chế nhiệm kỳ đối với Chủ tịch nước, đồng thời cũng xóa bỏ hạn chế nhiệm kỳ đối với Phó chủ tịch nước, việc này đối với người rất có khả năng làm Phó chủ tịch nước như ông Vương Kỳ Sơn mà nói, giống như ông ấy đã đi một chuyến xe rất thuận lợi.
Theo ông Trần Phá Không, thứ tự ngồi của ông Vương Kỳ Sơn cho thấy, vị trí của ông nằm ở giữa Thường ủy Bộ Chính trị và Ủy viên Bộ Chính trị, kỳ thực, địa vị thực quyền của ông ấy chỉ đứng sau ông Tập Cận Bình. Tại Lưỡng hội năm nay, ông Vương Kỳ Sơn không phát biểu nhiều, nhưng lại mang vẻ luôn mỉm cười, hiển nhiên là người đại thắng trong cuộc tranh đấu quyền lực.
Tại Hội nghị dự bị của Đoàn chủ tịch Nhân đại hôm 4/3 và Phiên họp thứ nhất của Hội nghị Nhân đại hôm 5/3, ông Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình ngồi cùng hàng ghế với các Thường ủy khác; đồng thời ông Vương cũng ngồi phía tay trái của đương nhiệm Thường ủy Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế; khi đi vào hội trường ông Vương cũng đi sau 7 Thường ủy.
Ông Trần Phá Không nói, sau khi ông Vương Kỳ Sơn làm Phó chủ tịch nước, chức vị này sẽ được thực quyền hóa, đối ứng với chức vụ này là chức Chủ tịch nước của ông Tập Cận Bình cũng được thực quyền hóa, đây là nguyên nhân mà ông Tập Cận Bình rất để ý đến vấn đề nhiệm kỳ Chủ tịch nước không bị hạn chế.
Năm ngoái, trước khi diễn ra Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn – người từng giúp ông Tập Cận Bình xử lý hàng loạt người của phe ông Giang Trạch Dân như Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, Tôn Chính Tài – đã bị kẻ thù chính trị tấn công dữ dội, do đó tại Đại hội 19 diễn ra vào tháng Mười năm ngoái (2017), ông Vương Kỳ Sơn đã phải hoàn toàn rút lui khỏi mọi chức vụ.
Tuy nhiên đến cuối tháng Một năm nay, ông Vương bất ngờ làm đại biểu Nhân đại tại tỉnh Hà Nam, và “trúng cử” trở thành thành viên Đoàn chủ tịch tại Hội nghị Nhân đại. Giới quan sát đều cho rằng, đây là tín hiệu quan trọng cho thấy ông Vương Kỳ Sơn sẽ quay trở lại chính đàn, đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch nước.
Bản tin chỉ ra, sau khi ông Vương Kỳ Sơn làm Phó chủ tịch nước, sẽ trở thành trợ thủ trực tiếp của ông Tập Cận Bình, thay thế ông Tập phụ trách xử lý vấn đề quan trọng trong quan hệ đối ngoại. Có kênh truyền thông còn đưa tin nói, nhiệm kỳ tiếp theo của ông Tập Cận Bình, sẽ liên thủ với ông Vương Kỳ Sơn để diễn “thể chế Tập – Vương”.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Vương Kỳ Sơn Lưỡng hội Trung Quốc