Lý Thiên Tiếu: Lưu Hạc cuối cùng có thể thành công trên bàn đàm phán với Mỹ?
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ tiếp tục dẫn đầu đoàn đàm phán tới Mỹ với thân phận đặc sứ của ông Tập Cận Bình. Mặc dù không khí đàm phán đã có phần hoà hoãn, nhưng kết quả cuối cùng sẽ diễn hoá như thế nào? Điểm quan trọng khiến đàm phán thành bại nằm ở chỗ nào?
Phó Thủ tướng Trung Quốc gặp mặt Tổng thống Trump tại Nhà Trắng ngày 31/1/2019. (Ảnh: Getty Images)
Đây là lần thứ 2 ông Lưu Hạc xuất chinh với thân phận đặc sứ của ông Tập Cận Bình, làm tăng thêm khả năng hai bên có thể ký kết một loại văn kiện thương mại nào đó. Nếu tất cả đều suy diễn theo xu thế hiện tại, đàm phán vào tháng 10 này của ông Lưu Hạc rất có thể để trải đường cho cuộc đàm phán ký kết cuối cùng giữa ông Trump và Tập Cận Bình tại Hội nghị APEC tổ chức vào tháng 11 tại Chile.
Lý do rất dễ nhận thấy.
Thứ nhất, ông Lưu Hạc dẫn đầu đoàn, hồi tháng 5 được phía Mỹ đánh giá tốt, bản thảo thoả thuận mà ông Lưu Hạc đàm phán thành công được đặt ở vị trí chủ đạo, chỉ còn đợi ông Tập Cận Bình quyết định và ký vào.
Thứ hai, ông Tập Cận Bình có nhu cầu cấp bách cần đạt được thoả thuận. Chiến tranh thương mại và đàm phán thương mại chính là Trump – Tập uốn nắn lại ác quả mà Giang Trạch Dân vi phạm quy định trong trong thời gian dài tạo thành. Quá trình uốn nắn này tạo thành rung động càng lớn cho Trung Quốc: Kinh tế Trung Quốc trượt dốc, chuỗi xuất khẩu công nghiệp rời khỏi Trung Quốc trên quy mô lớn, vấn đề thất nghiệp, vấn đề thịt lợn, đậu tương, v.v, đều khiến cho người dân cảm thấy áp lực; việc phía Mỹ tăng thêm thuế quan, rồi chiến tranh công nghệ và chiến tranh tài chính, v.v, các xung đột liên tiếp xảy ra đã khiến cho áp lực của ông Tập Cận Bình ngày càng lớn.
Thứ ba, đối thủ của ông Tập Cận Bình là phe phái Giang Trạch Dân đang nhìn không chớp mắt, muốn lợi dụng chiến tranh thương mại và khủng hoảng tại Hồng Kông để ép ông rút lui, có thể không đợi đến bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, phe Giang Trạch Dân có khả năng sẽ gây rối. Đối với Tập Cận Bình mà nói, nguy hiểm hiện thực nhất và chân thực nhất đều đến từ việc phe Giang Trạch Dân tấn công trả thù, gần đây ông Tập nhiều lần nói đến đấu tranh chính là tấn công dư luận nhắm vào phe Giang Trạch Dân. Tập Cận Bình chỉ đạo Lâm Trịnh Nguyệt Nga rút lại Dự luật dẫn độ, và việc điều tra xử lý Bí thư tỉnh Vân Nam Thái Quang Vinh thuộc phe Giang Trạch Dân, là dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình quay trở lại tuyến đường tấn công Giang Trạch Dân. Ông Trump cũng hiểu rõ được hoàn cảnh của ông Tập, cho nên mới nhiều lần nhắc lại rằng phía Trung Quốc muốn đạt được thoả thuận.
Hai nước Mỹ và Trung Quốc có mong muốn đạt được thoả thuận, nhưng lại có khác biệt trong việc sẽ đạt được thoả thuận như thế nào. Trung Quốc muốn thông qua hành động mua nông sản Mỹ để đạt được thoả thuận mang tính cục bộ, sau đó mới nói tiếp; nhưng ông Trump về cơ bản đã phủ định cam kết cục bộ, ông Trump muốn đó là “cam kết hoàn chỉnh”, và nó bao gồm cải cách kết cầu trong nhiều phương diện như đánh cắp sở hữu trí tuệ, cưỡng chế chuyển giao công nghệ, trợ cấp quốc gia, tiếp cận thị trường một cách không công bằng, cho đến cơ chế để đảm bảo Trung Quốc chấp hành những thay đổi này.
Ông Trump cho rằng, dựa vào những thành tựu đạt được cho đến hiện nay đã đủ để thắng trong cuộc bầu cử năm 2020, và không cần thiết phải đạt được thoả thuận trước bầu cử, nhưng đương nhiên có thì sẽ càng tốt. Đây cũng là điều khiến cho biến số thành bại trong đàm phán vào tháng 10 tới cùng tồn tại.
Tại đây cũng nói thêm một chút, vì sao Mỹ ngăn cản đoàn đại biểu cấp Thứ trưởng Trung Quốc thăm bang sản xuất nông nghiệp của Mỹ (bang Montana và Nebraska). Phía Mỹ thừa nhận Trung Quốc hành động thiện ý mua nông sản Mỹ, nhưng không muốn đưa ra một tín hiệu sai lầm rằng: Mỹ khuyến khích dùng thoả thuận nông sản duy nhất để thay thế cho thoả thuận chung. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho rằng, để cho đoàn đại biểu Trung Quốc thăm bang sản xuất nông nghiệp của Mỹ có thể sẽ sinh ra và gia tăng các tin tức hỗn loạn. Ông cho biết: Trọng tâm cuộc hội đàm cấp cao vào tháng 10 chính là cải cách mang tính kết cấu và cơ chế chấp hành, chứ không phải là vấn đề cục bộ như mua nông sản Mỹ.
Vậy thì, điều này cũng chính là nói, nếu ông Lưu Hạc chỉ muốn tìm cầu thoả thuận mua nông sản Mỹ, thì ông Trump không hề có hứng thú với việc này; nếu thảo luận là bản về thoả thuận chung, có thể dẫn hướng một cam kết chung về cải cách mang tính kết cấu và cơ chế thực thiện của Trung Quốc, trên bàn đàm phán, ông Lưu Hạc có thể quyết định nội dung nào được đưa vào văn bản ký kết, nhưng chưa được ông Tập Cận Bình phê chuẩn, thì ông Lưu Hạc cũng không có quyền hạn ký kết cuối cùng. Có thể qua được cửa ải của ông Tập Cận Bình, cuối cùng vẫn là quyết định ở 2 chỉ tiêu:
- Ông Tập Cận Bình thành công trong áp chế, tấn công và loại bỏ phe Giang. Giống như thoả thuận được đưa ra hồi tháng 5 vừa qua, những Thường uỷ Bộ Chính trị phe Giang như Hàn Chính, Vương Hộ Ninh khi thảo luận đã gây rối loạn, dùng đến các lý do khác nhau để ngăn cản thông qua, ví dụ như nói nhục mất nước, v.v, trừ phi ông Tập có thể thực sự nhất ngôn cửu đỉnh.
- Ông Tập Cận Bình có thể áp chế phe Giang hay không, quan trọng là ông ta có thể nhận rõ được nguồn gốc quyền lực của mình hay không, từ bỏ việc bảo vệ đảng. Tập Cận Bình bị văn hoá đảng và tuyên truyền của phe Giang đầu độc, chỉ cần cho rằng quyền lực của ông ta đến từ ĐCSTQ, phe Giang sẽ đe doạ ông ta: Ông Trump yêu cầu cải cách mang tính kết cấu sẽ làm lay động đến nền tảng thống trị của ĐCSTQ, Tập sẽ mất quyền lực. Quyền lực của Tập là xuất phát từ thể chế của ĐCSTQ. ĐCSTQ phạm tội ngút trời, từ lâu đã làm mất lòng dân, ĐCSTQ có thể sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào, quyền lực của Tập Cận Bình cũng theo đó mà mất bất cứ lúc nào. Nhưng đây cũng là cơ hội để Tập Cận Bình chuyển đổi nền tảng quyền lực. Tập có thể lợi dụng quyền lực tối cao hiện nay thuận theo dân ý, thiên ý, thay đổi thể chế, đem quyền lực chuyển đổi sang nền tảng dân ý. Trump đàm phán với Tập, gọi Tập là bạn tốt, chính là liên tiếp kéo Tập ra khỏi ĐCSTQ, để ông ấy tham gia vào trào lưu lịch sử giải thể ĐCSTQ.
Sở dĩ phe Giang Trạch Dân muốn buộc chặt Tập Cận Bình và ĐCSTQ lại làm một, là bởi vì lợi ích và vận mệnh của phe Giang là có liên hệ với ĐCSTQ, phe Giang bức hại người dân, nhất là tội ác bức hại Pháp Luân Công suốt 20 năm qua lại chính là dựa vào thể chế, tài nguyên, bộ máy quốc gia, nguyên tắc tổ chức, hình thái ý thức của ĐCSTQ để thực thi. Một khi Tập Cận Bình giải thể ĐCSTQ, phe Giang ắt sẽ bị thanh toán. Những rắc rối mà phe Giang gây ra trong chiến tranh thương mại và vấn đề Hồng Kông đều là xuất phát từ sự sợ hãi bị thanh toán này.
Do đó, Lưu Hạc cuối cùng liệu có thể giúp đỡ Tập Cận Bình đạt được và ký kết thoả thuận với Trump hay không, không chỉ quyết định ở thành công trên bàn đàm phán, mà còn quyết định bởi việc Tập Cận Bình liệu có áp chế, tấn công, loại trừ thành công phe Giang hay không, cho đến việc từ bỏ tình cảm bảo vệ đảng.
Lý Thiên Tiếu
Xem thêm:
Từ khóa Tập Cận Bình Lưu Hạc đàm phán thương mại Dòng sự kiện