Người Tây Tạng khắp thế giới kỷ niệm 60 năm bị Bắc Kinh đàn áp đẫm máu
- Trí Đạt
- •
Ngày 10/3/1959, cách đây 60 năm, tại Tây Tạng đã bùng nổ cuộc phản kháng chống chính quyền Trung Quốc xâm chiếm, và năm nay cũng là năm kỷ niệm 60 năm Đạt Lai Lạt Ma phải sống lưu vong. Những người Tạng lưu vong ở các nơi trên thế giới và những đoàn thể ủng hộ Tây Tạng đã tổ chức nhiều hoạt động trong dịp kỷ niệm đặc biệt này. Mặc dù cách đây 60 năm, cuộc phản kháng này đã bị chính quyền Trung Quốc đàn áp đẫm máu, nhưng 60 năm qua, sự kháng cự của người Tạng chưa hề dừng lại và được càng nhiều người trên khắp thế giới đồng tình và ủng hộ.
Hình ảnh diễu hành tại Ấn Độ hôm 10/3, kỷ niệm 60 năm xảy ra sự kiện Tây Tạng bị chính quyền Trung Quốc đàn áp (Ảnh từ Getty Images)
Hôm 7/3, tại cuộc họp báo bên lề Lưỡng hội Trung Quốc, Thị trưởng thành phố Lhasa (Tây Tạng) là ông Guo Guo cho biết, chính quyền Tây Tạng sẽ tăng cường quản lý tôn giáo, để chính quyền kiểm soát chặt quyền quản lý chùa chiền, đồng thời giảm thiểu các hoạt động tôn giáo quy mô lớn và số người tham gia các hoạt động này. Ông Guo Guo nhấn mạnh, thành phố Lhasa sẽ coi “duy trì ổn định trật tự” là mục tiêu chính trị hàng đầu.
Tiếp đó, trong ba ngày bắt đầu từ ngày 8/3, tờ “Nhật báo Tây Tạng” của chính quyền Trung Quốc đã liên tiếp đăng loạt bài chỉ trích Đạt Lai Lạt Ma “chia rẽ” “phản Hoa”, v.v.
Trong cuộc họp báo ngày 7/3, Bí thư Tây Tạng Ngô Anh Kiệt đã bao biện cho việc chính quyền Trung Quốc hạn chế người nước ngoài đến Tây Tạng rằng, suy xét đến sức khỏe của du khách nước ngoài nên mới yêu cầu nên mới yêu cầu làm giấy tờ đặc biệt.
Ông Ngô Anh Kiệt cũng nói đức “Đạt Lai Lạt Ma không làm được gì cho người dân Tây Tạng, người Tây Tạng biết ơn đảng Cộng Sản Trung Quốc vì đã mang lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc”.
Từ năm 2008, sau khi bùng nổ sự kiện người Tây Tạng phản kháng quy mô lớn và bị chính quyền Trung Quốc đàn áp, theo thống kê, từ năm 2009 đến tháng 12/2018, tại Khu tự trị Tây Tạng và các khu vực có người Tạng ở các tỉnh lân cận đã có khoảng 154 vụ người dân tộc Tạng tự thiêu, trong đó có 132 người đã qua đời. Mỗi khi đến thời điểm được coi là nhạy cảm, chính quyền Trung Quốc liền dùng các lý do khác nhau để từ chối du khách nước ngoài đến Tây Tạng.
Năm 1951, chính quyền Trung Quốc đã ký kết “Thỏa thuận Hòa bình” với Tây Tạng. Bắt đầu từ năm 1955, khu vực người dân tộc Tạng ở các tỉnh Tứ Xuyên, Thanh Đảo, Cam Túc, Vân Nam, bị cưỡng chế thi hành chế độ công xã nhân dân, phá hủy nhiều tự viện, tăng lữ bị cưỡng chế hoàn tục, từ đó dẫn đến xung đột Hán – Tạng liên tiếp bùng nổ. Năm 1959, nhiều người dân tộc Tạng đã tràn vào thành phố Lhasa, ngày 10/3 cùng năm, bùng nổ xung đột vũ trang và khiến Đạt Lai Lạt Ma phải lưu vong sang Ấn Độ cho đến nay.
Trong tự truyện “Vùng đất của tôi, Người dân của tôi”, Đạt Lai Lạt Ma viết: “Tiến trình tiêu diệt và phá hoại bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, khi mà sự hỗn loạn của “Đại Cách mạng Văn hóa” đạt đến đỉnh điểm. Khi mọi thứ kết thúc, có khoảng 6400 (99,9%) chùa chiền bị phá hủy, chính sách chiếm lĩnh của Trung Quốc đã trực tiếp khiến cho khoảng 1,2 triệu người dân tộc Tạng tử vong bất thường (tổng số người dân tộc Tạng khoảng 6 triệu người).”
Người Tây Tạng ở nhiều nơi trên thế giới tổ chức hoạt động kỷ niệm 60 năm
Cùng với việc chính quyền Trung Quốc sợ hãi và tăng cường kiểm soát trong dịp kỷ niệm 60 này, người Tây Tạng ở khắp nơi trên thế giới và những người ủng hộ người Tây Tạng đã tổ chức các hoạt động tưởng niệm. Tạp chí Time tại Mỹ trong số ra mới nhất đã đăng hình ảnh Đạt Lai Lạt Ma làm nhân vật trên trang bìa.
Tại Ấn độ, hôm 10/3, có khoảng 2000 người Tây Tạng lưu vong đã tổ chức diễu hành tại Delhi. Người tham gia diễu hành kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt đàn áp người Tây Tạng, để cho người Tây Tạng được tự do.
Hàng nghìn người tại Đài Loan cũng đã xuống đường diễu hành, người diễu hành hô khẩu hiệu “Tây Tạng cần tự do, Tây Tạng cần nhân quyền”, v.v.
Tại Đức, hàng năm cứ đến dịp 10/3, Tổ chức Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng (International Campaign for Tibet) đều tổ chức một chiến dịch treo cờ tại nhiều thị trấn và thành phố ở Đức để khơi dậy sự chú ý của thế giới bên ngoài. Axel Grafmanns, người đứng đầu tổ chức này cho biết, người Tây Tạng bị cô lập rất lớn và họ cần được lên tiếng ủng hộ. “Họ dùng hình thức đấu tranh phi bạo lực để tìm kiếm chính nghĩa, họ đáng có được sự tôn trong lớn nhất từ chúng ta”.
Các nơi khác ở châu Âu cũng có nhiều hoạt động kỷ niệm ngày này. Năm nay là năm thứ 20, Tòa thị chính thành phố Northampton ở Vương quốc Anh dùng hình thức treo cờ Tây Tạng để kỷ niệm ngày này.
Tại thành phố Praha, thủ đô của Cộng hòa Séc, thị trưởng thành phố này cũng tuyên bố sẽ treo cờ Tây Tạng trong 4 ngày để “nhìn lại lịch sử của chính mình, chính khách của Cộng hòa Séc càng không nên né tránh vấn đề nhân quyền”.
Tại Canada, người Tây Tạng và những người ủng hộ Tây Tạng ở nhiều nơi cũng đã có buổi mít tinh tại Ottawa và biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc.
Chính quyền thành phố Richmond, bang California (Mỹ) tuyên bố quan tâm đến vấn đề Tây Tạng, quyết định dùng hình thức treo cờ Tây Tạng để ủng hộ người Tây Tạng.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa Tây Tạng Phật giáo Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma Trung Quốc đàn áp tôn giáo