Viện Khoa học Trung Quốc mới thông báo đã nhân bản vô tính thành công hai con khỉ, thậm chí cho biết hiện nay đã không còn những trở ngại kỹ thuật trong nhân bản con người. Tuyên bố này đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, trong đó nhiều chuyên gia tỏ ra lo lắng xuất phát từ góc nhìn về mặt đạo đức.

FotoJetm2 1
Hai con khỉ nhân bản Zhongzhong và Huahua.

Vào chiều ngày 24/1 vừa qua, Học viện Khoa học Trung Quốc đã tổ chức buổi họp báo ở Bắc Kinh, thông báo thực hiện nhân bản vô tính thành công đối với động vật linh trưởng không phải con người. Hai con khỉ nhân bản là Zhongzhong (Trung Trung) và Huahua (Hoa Hoa) đã được chào đời ở Thượng Hải vào ngày 27/11/2017 và ngày 05/12/2017.

Theo Tuần san Star (Đức) đưa tin, phương pháp nhân bản hai con khỉ này tương tự phương pháp áp dụng đối với con cừu Dolly vào năm 1996, sau bản sao Dolly đã nhân bản thêm được hơn 20 loại động vật bằng kỹ thuật này, bao gồm chó, lợn và mèo, nhưng chưa có khỉ. Đến nay, vấn đề nhân bản động vật linh trưởng được xem là rất phức tạp.

Tại buổi họp báo, nhà khoa học thần kinh Bồ Mộ Minh (Pu Muming), Viện trưởng Viện Khoa học Trung Quốc cho biết, họ nhân bản vô tính khỉ để giúp cho việc nghiên cứu về bệnh tật của con người. Ông cũng cho biết sự đột phá trong công nghệ này có nghĩa là “các rào cản kỹ thuật đối với việc nhân bản con người đã được gỡ bỏ”.

Nhưng thành công của các nhà khoa học Trung Quốc lần này đã kéo theo những tranh luận và chỉ trích xuất phát từ góc nhìn đạo đức.

Darren Griffin, giáo sư về Di truyền học thuộc Khoa học Sinh học Đại học Kent của Anh cho biết, công nghệ này mở ra khả năng nhân bản con người. “Tôi nghĩ mọi người cần phải cân nhắc từ góc nhìn luân lý và pháp luật, liệu có thực sự cần thiết nhân bản con người? Bởi vì điều này rất nguy hiểm.

Giới truyền thông châu Âu cũng đã bày tỏ lo ngại về nhân bản người trong tương lai Theo Deutsche Welle (Đức), vào ngày 23/1, Hiệp hội Bảo vệ Động vật Đức đã lên tiếng chỉ trích gay gắt về cách tiếp cận này. Trong khi Vatican chỉ trích rằng “đây là mối đe dọa đối với tương lai nhân loại.”

Elio Sgreccia, cựu Viện trưởng Học viện Khoa học Sự sống của Vatican bày tỏ lo ngại, khả năng rất cao đối tượng tiếp theo của loại thí nghiệm này là con người, “Đây là quan điểm mà Giáo hội không bao giờ có thể đồng ý.”

Đài Tiếng nói Nước Mỹ (VOA) chỉ ra, luật pháp liên bang ở Mỹ hiện nay cấm việc nhân bản con người, nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng lên tiếng phản đối về mặt đạo đức đối với vấn đề này.

Sau khi công nghệ nhân bản xuất hiện, giới khoa học sự sống bị xem là đi vào con đường chống lại Thượng đế, vì Thượng đế nói rằng con người do Thần tạo ra, bây giờ lại có cách dùng phôi người hoặc động vật để tạo ra một sinh mệnh mới.

Trang qz.com (Mỹ) thì chỉ ra, việc nhân bản khỉ của Trung Quốc còn thông báo một tín hiệu chính trị với thế giới. Mấu chốt nằm ở cái tên của con khỉ nhân bản vô tính: Zhongzhong (Trung Trung) và Huahua (Hoa Hoa). Bất cứ khi nào nhắc tới hai con khỉ này cứ như để cảnh tỉnh mọi người rằng Trung Quốc đã tạo ra chúng ta.

Chia sẻ với tờ Epoch Times, ông La Vũ, con của cựu Đại tướng Quân đội Trung Quốc La Thụy Khanh cho biết, Trung Quốc, dưới cai trị của chính quyền độc tài lòng tham không đáy, nắm được kỹ thuật cao nhân bản vô tính này là vấn đề đáng lo ngại.

Ông La Vũ cho biết nhà cầm quyền Trung Quốc là một thế lực lợi ích không có đạo đức, một nhóm lợi ích như vậy mà làm chủ khoa học và công nghệ cao này, sẽ gây ra những thứ vô đạo đức gì? Điều phi đạo đức nhất mà nó đang làm là mổ cướp nội tạng sống. Miệng thì rêu rao số phận con người là thể thống nhất chung, nhưng trên thực tế những hành vi nó làm toàn chống lại con người.

Ông cho biết, điều tra về “mổ cướp nội tạng” của cựu Quốc vụ khanh Canada David Kigour và luật sư nhân quyền David Matas trong 5 năm qua đã minh chứng nhà cầm quyền Trung Quốc cố tình làm ngơ trước tội ác này. Họ đã dùng tiền để mua chuộc một số Chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép Nội tạng của Tây phương để tẩy trắng các tội ác họ gây ra. Trong thực tế họ không thể chối tội, vì cả thế giới đã biết, rõ ràng nhà cầm quyền Trung Quốc không dám đối mặt, vì nhiều vấn đề không thể trả lời được.

Ông La Vũ cũng cho biết ông cảm thấy rất sốc khi biết thông tin người Trung Quốc nhân bản thành công một con khỉ. Ông nói, loại công nghệ này cũng giống như những quả bom nguyên tử trong tay của người Mỹ năm xưa, nếu khi đó phát xít Đức làm chủ các quả bom nguyên tử này trước, thử nghĩ xem nó có ném đến Vương quốc Anh? Có ném vào Nga? Có ném vào Mỹ?

“Khoa học và công nghệ thì trung tính, nếu nói kỹ thuật nhân bản vô tính là loại tri thức cho thấy tầm hiểu biết đối với sự sống, thì nói cách khác nó cũng là loại kỹ thuật đáng sợ. Đối với hiểu biết về sự sống thì nó không phải là điều xấu“, ông La Vũ nói. “Bởi vì hiểu biết về sự sống của loài người vẫn còn rất nông cạn, nhân bản vô tính loài linh trưởng rất gần với con người. Nếu công nghệ này nằm trong tay người tốt, sẽ tạo phúc cho nhân loại; nếu nó nằm trong tay của kẻ xấu, sẽ là thảm họa cho nhân loại”.

Tuyết Mai

Xem thêm: