Nhân chứng nói về “chiến thuật biển người” của Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Tuyết Mai
- •
“Chiến thuật tấn công là dùng dân binh xông pha lên trước, súng máy và đạn pháo thúc bách phía sau. Đội dân binh tiên phong ngã gục hết lớp này đến lớp khác, sau khi tiêu hao đáng kể hỏa lực của đối phương thì quân đội mới chính thức xông lên tác chiến. Xin hỏi đây là thứ chiến thuật gì? Tàn nhẫn và vô sỉ đến cùng cực.” (trích từ: “Cuộc chiến Trường Xuân tủi hổ”).
Đã có người đã sử dụng chiến thuật biển người để lý giải tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giành thắng lợi trong chiến tranh giải phóng (Đài Loan gọi là nội chiến Quốc dân đảng và Cộng sản đảng). Chiến thuật biển người được dùng đầu tiên bởi Lâm Bưu (Lin Biao, 1907 – 1971) trong cuộc chiến tranh giành vùng Đông Bắc giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng. Ngày 01/10/1946, Mao Trạch Đông tiếp tục chỉ đạo: “Tập trung ưu thế về binh lực là phương pháp tác chiến đúng đắn duy nhất, đã áp dụng vào các cuộc chiến với 25 lữ đoàn địch trong ba tháng vừa qua. Binh lực chúng ta tập trung phải gấp sáu lần, gấp năm lần, bốn lần, và ít nhất là ba lần so với kẻ thù thì mới có thể tiêu diệt địch hiệu quả. Cho dù trong chiến lược hay chiến thuật cũng làm như thế. Cho dù là chỉ huy cao cấp hay chỉ huy cấp thấp cũng phải học phương pháp tác chiến này.” Cái giá mà ĐCSTQ sẵn sàng trả cho chiến thuật này là sẵn sàng hy sinh mạng sống của lực lượng đông đảo dân binh tuyến đầu để tiêu hao hỏa lực đối phương, qua đó đảm bảo khả năng thành công cao hơn cho quân đội khi xung trận.
Tướng Phan Dụ Côn (Pan Yukun, 1906 – 1982) từng tham gia chiến dịch Đức Huệ (tại Trường Xuân) đã cho biết: “Trong nội chiến Quốc – Cộng, ĐCSTQ đã dùng chiến thuật biển người, hết lớp sóng người này ngã gục xuống lại có lớp sóng người khác xung lên, nhưng cuối cùng biển người vẫn không thể chống được biển lửa. Vì thế tôi xin kết luận: Chiến dịch Đức Huệ là cuộc chiến biển người với biển lửa”.
Vào tháng 7/1948, 600.000 quân ĐCSTQ đã phát động 7 cuộc tổng tấn công vào Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây. Để bảo vệ Thái Nguyên, Diêm Tích Sơn (1883 – 1960) đã ban hành “Cương lĩnh hành động 12 điều” và “12 phương hướng”, hướng dẫn công tác chuẩn bị chiến thuật lô-cốt, nhấn mạnh vấn đề dùng biển lửa ngăn chặn “chiến thuật biển người” của ĐCSTQ. Hơn 150.000 quân phòng thủ Quốc dân đảng đã thiệt mạng trong chiến dịch Thái Nguyên, sau khi Thái Nguyên thất thủ có hơn 500 người tự sát tập thể bao gồm cả Chủ tịch tạm quyền tỉnh Sơn Tây là Lương Đôn Hậu (Liang Huazhi, 1906 – 1949), sử sách gọi là “500 gương trung liệt Thái Nguyên”, nhưng trong cuộc chiến này quân đội ĐCSTQ cũng mất 350.000 quân.
Trong hồi ký của nguyên lão Quốc dân đảng Lương Túc Nhung (Liang Su-yung, 1920 – 2004) có đề cập chiến chiến dịch Tứ Bình (1946): “Quân Cộng sản Trung Quốc dùng chiến thuật biển người, lấy quê hương tôi làm ví dụ, quê tôi cách Tứ Bình 5 dặm (dặm Trung Quốc = 500 mét), khi quân ĐCSTQ đến nơi, đầu tiên là cho mở đại hội quần chúng và hành quyết công khai giới địa chủ và thân sĩ (người có uy nhất định cộng đồng), sau đó đe dọa dân chúng: ‘Các người đã hành quyết hết địa chủ và thân sĩ của Quốc dân đảng, sau này Quốc dân Đảng trở lại thì các người cũng khó bảo toàn mạng sống’”.
Ngày 16/4/1946, tác giả Vương Vân Sinh (Wang Yunsheng) có bài đăng trên Đại công báo (Ta Kung Pao) tại Thượng Hải, đã viết: “Đêm khuya ngồi viết báo trong quan nội (chỉ miền tây Sơn Hải Quan), đọc những điện báo tới tấp gửi đến mà chân tay run rẩy, tim đập thành tiếng, trước mắt mờ ảo như có từng tia máu phun ra, mũi như ngửi thấy cả mùi khói thuốc súng… Chiến thuật tấn công là dùng dân binh xông pha lên trước, súng máy và đạn pháo thúc bách phía sau. Đội dân binh tiên phong ngã gục hết lớp này đến lớp khác, sau khi tiêu hao đáng kể hỏa lực của đối phương thì quân đội mới chính thức xông lên tác chiến. Xin hỏi đây là thứ chiến thuật gì? Tàn nhẫn và vô sỉ đến cùng cực.” (trích từ: “Cuộc chiến Trường Xuân tủi hổ”).
Trong hồi ký của Vương Uẩn Thụy (Wang Yunrui, 1910 – 1989), viên tướng cấp cao Quân Giải phóng từng tham gia vào cuộc chiến hỗ trợ Bắc Triều Tiên chống Mỹ có ghi lại, “Áp dụng theo cách cũ của cuộc chiến trong nước đối với chiến tranh Bắc Triều Tiên, chú trọng đặc biệt vào lực lượng tấn công hùng hậu tham chiến, lực lượng tấn công hùng hậu này chỉ thuần túy là nhân lực (sức người), không phải là chiến thuật máy móc kỹ thuật mà đặc biệt là hỏa lực, như vậy thực tế đã trở thành chiến thuật biển người xông pha lên trước, làm số quân bị thương vong lên đến con số khủng khiếp…”.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Từ khóa Mao Trạch Đông chiên thuật biển người