Nhiều dị tượng liên tiếp xuất hiện tại Trung Quốc
- Tuyết Mai
- •
Năm 2020, có nhiều vấn đề liên tiếp xảy ra hoặc bắt nguồn từ Trung Quốc Đại Lục, chẳng hạn như: dịch COVID-19, lũ lụt lớn, vòi rồng, sấm sét dữ dội, nạn châu chấu, âm thanh lạ phát ra từ vùng núi, 5 mặt trời cùng xuất hiện, trời ban ngày tối sầm như đêm đen, mưa đá hình virus corona, và bây giờ là tuyết rơi giữa mùa hè tại nhiều địa phương…
Mùa hè, tuyết rơi ở nhiều nơi
Tiếp sau “tuyết rơi mùa hè” ở Bắc Kinh, cách đây vài ngày, tuyết mùa hè lại tiếp tục rơi ở tỉnh Thanh Hải. Dân gian có câu, “lạnh nhất Tam cửu, nóng nhất Tam phục”. Những ngày “tam phục” nóng nhất trong năm này lại xảy ra mưa tuyết, hiện tượng kỳ lạ này đã dấy lên không ít cuộc thảo luận sôi nổi trong cộng đồng người dân Trung Quốc.
Trang Thanh Hải đưa tin, “Hiếm thấy! Thanh Hải ngày tam phục xuất hiện tuyết rơi”, chính quyền tỉnh Thanh Hải cũng nhận thấy trời có “dị tượng”. Từ 8 giờ sáng ngày 30/7 đến 8 giờ sáng ngày 31/7, xảy ra mưa lớn ở hầu hết các khu vực huyện Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải. Tại thị trấn Thanh Thủy Hà xuất hiện “tuyết rơi hiếm hoi ngày tam phục”.
Thông tin cho biết, thị trấn Thanh Thủy Hà bắt đầu mưa vào lúc 8 giờ tối ngày 30/7. Đêm xuống, mưa tương đối lớn, khiến nhiệt độ địa phương tiếp tục giảm. Ngay sau đó, xảy ra mưa kèm theo tuyết cho đến sáng ngày 31/7. Vào lúc 8 giờ, từ mưa đã chuyển sang tuyết rơi. Lượng mưa đạt 20,3 mm và tuyết đọng dày 1cm. Một video cho thấy người dân địa phương phải bật cần gạt nước khi lái xe bên ngoài để ngăn tuyết che khuất tầm nhìn.
Chính quyền địa phương đánh giá, do ảnh hưởng của áp thấp cận nhiệt đới cộng với áp suất không khí thấp, mùa lũ năm nay khu vực Ngọc Thụ mưa dầm nhiều ngày, gần như không có thời tiết nắng. Do đó, nhiệt độ mùa hè năm nay thấp hơn trung bình các năm trước, Giới chức suy đoán đây là nguyên nhân dẫn đến tuyết rơi ở thị trấn Thanh Thủy Hà.
Trên thực tế, thời tiết “tuyết trắng bay” hiếm hoi như thế này gần đây cũng đã xuất hiện ở Bắc Kinh.
Nhật báo Bắc Kinh đưa tin, khoảng 3 giờ chiều ngày 28/7, công dân sống ở quận Đông Thành rất ngạc nhiên phát hiện “tuyết trắng bay” bên ngoài cửa sổ. Hiện tượng kéo dài 5 – 6 phút, nên đã dùng điện thoại di động để quay lại. Người này phấn khích khẳng định đây là lần đầu tiên thấy tuyết rơi vào ngày hè nóng nực, “Lúc đầu tôi nghĩ chỉ là mưa thôi, nhưng khi nhìn kỹ hơn, hóa ra là tuyết! Tôi không thể tin vào mắt mình nên đã đưa tay ra để bắt lấy nó, bông tuyết rơi vào tay lập tức tan ngay. Đây không phải là tuyết thì là cái gì? “
六月雪,窦娥冤,千年再现!
七月(农历六月)飞雪❄️!
时间:7月28日下午 3:20分左右。
地点:北京城里东城区春秀路新中街。 pic.twitter.com/O6S7WL3gON— Bright Future (@mywayne0511) July 28, 2020
Nội dung trên Twitter @mywayne0511: “Tuyết tháng Sáu! Nàng Đậu Nga chịu oan! Ngàn năm lại xuất hiện!
Tháng 7 (tháng 6 Âm lịch) Tuyết bay!”
Sau khi hiện tượng lạ thường này xuất hiện, rất nhiều bình luận sôi nổi đã được chia sẻ trên mạng, “Chuyện gì đây? Phục thiên (tháng hè nóng nhất) tuyết rơi sao?, “Tháng Sáu Âm lịch…đây mới thật là tháng Sáu tuyết rơi nhé!”, “Tháng Sáu âm, có hay không có tuyết rơi? Đây không phải vấn đề đơn giản!”, “Quá khác thường!”, “Trời sinh dị tượng nhất định có chuyện lớn!”, “Thiên tai nhân họa không ngừng, bất thường, nhất định có dị tượng.”
Tuy nhiên, các chuyên gia khí tượng học Trung Quốc giải thích, những gì mọi người nhìn thấy không phải là tuyết, mà là mưa đá. Sự hình thành của loại mưa này khác với tuyết. Nó bao gồm các hạt băng nhỏ, hình dạng không đều, có thể dễ bị nhầm với tuyết.
Theo các tài liệu phổ thông, “mưa đá” được hình thành khi những giọt nước lạnh gặp tinh thể tuyết (snow crystal). Các hạt này nhỏ, rất dễ vỡ và nó sẽ vỡ ra khi chạm vào. Đây là một loại “mưa tuyết thể rắn” ổn định. Theo Từ điển bách khoa Baidu, mưa đá thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu khi các hoạt động đối lưu diễn ra mạnh mẽ, còn “mưa đá” thường xảy ra trước hoặc cùng lúc với tuyết rơi. Nói cách khác, “mưa đá” và tuyết có liên quan trực tiếp, nhưng không liên quan gì đến mưa đá vào mùa hè.
Đối với vấn đề này, nhiều cư dân mạng Trung Quốc Đại Lục nói: “Tuyết tháng Bảy ở Bắc Kinh vậy mà không phải là tuyết! Tri thức rộng quá rồi!” “Năm 2020 đúng là cái chuyện lạ lùng gì cũng có thể gặp …”.
Trên thực tế, ngoài quận Đông Thành, Bắc Kinh ra, còn có cư dân mạng tiết lộ trên Weibo, lúc hơn 3h chiều ngày 28/7, ở Thông Huyền (tức là Thông Châu), Bắc Kinh có tuyết rơi, lúc đó trời tối sầm trong vòng nửa tiếng đồng hồ, nhưng người này không dám đăng video tuyết rơi vì sợ bị cáo buộc truyền bá tin đồn và sẽ bị báo cáo.
Ngoài ra, ngày 26/7, một video đăng tải trên Internet cho thấy tuyết đang rơi trên núi Linh Sơn, Môn Đầu Câu, Bắc Kinh vào lúc 6h chiều cùng ngày. Ngoài ra còn có ảnh đăng kèm nhưng vẫn chưa được chính quyền xác nhận.
Vào tháng 4/2020, tuyết, mưa đá cũng xuất hiện tại nhiều nơi ở Trung Quốc. Dưới đây là một số hình ảnh mưa đá, tuyết xuất hiện từ tháng Tư:
山東、河南等地的小麥可能會減產或者絕收! pic.twitter.com/wHqnGPMeWh
— 全智胜 (@MgOqkzLBRPLCHyN) April 11, 2020
河南安陽:
莊稼減產是絕對的事情! pic.twitter.com/4iVznB9yZm— 全智胜 (@MgOqkzLBRPLCHyN) April 10, 2020
Có cư dân mạng đăng tải 4 video liên quan đến thiên tai tàn phá hệ thống giao thông vào tháng Tư. Những video cho biết: “Vào khoảng 19 giờ tối (ngày 9/4), các vùng như Thương Nam và Lạc Nam tại thành phố Thương Lạc tỉnh Thiểm Tây bất ngờ bị mưa đá, trong đó Thương Nam bị khá nghiêm trọng”. – 全智胜@MgOqkzLBRPLCHyN
(4月9日)晚上19時左右,陝西商洛市商南、洛南等地局部突遭冰雹襲擊,其中,商南縣城較為嚴重。4 pic.twitter.com/fUvAaL67F1
— 全智胜 (@MgOqkzLBRPLCHyN) April 10, 2020
(4月9日)晚上19時左右,陝西商洛市商南、洛南等地局部突遭冰雹襲擊,其中,商南縣城較為嚴重。3 pic.twitter.com/nFIYSCK3PF
— 全智胜 (@MgOqkzLBRPLCHyN) April 10, 2020
(4月9日)晚上19時左右,陝西商洛市商南、洛南等地局部突遭冰雹襲擊,其中,商南縣城較為嚴重。2 pic.twitter.com/xdiR73chd4
— 全智胜 (@MgOqkzLBRPLCHyN) April 10, 2020
(4月9日)晚上19時左右,陝西商洛市商南、洛南等地局部突遭冰雹襲擊,其中,商南縣城較為嚴重。1 pic.twitter.com/b0Dd8fgZgf
— 全智胜 (@MgOqkzLBRPLCHyN) April 10, 2020
Một cư dân mạng khác đã đăng tải video về tuyết ở huyện Kỳ cho biết, “Ngày 10/4 có mưa tuyết lớn ở Tấn Trung tỉnh Sơn Tây. Vườn lê chục ngàn mẫu ở huyện Kỳ thuộc Tấn Trung tỉnh Sơn Tây bị bao phủ trong tuyết, tuyết rơi ngày càng lớn, thậm chí còn lớn hơn cả mùa đông ở địa phương.” – 刘 妞妞 @niuniu__Liu
4月10号 山西晋中大雪
山东下完山西下
雪有点大。
山西晋中祁县万亩梨园已被白雪覆盖
而且雪越下越大
比当地冬天下的雪都大 pic.twitter.com/vo8Q1vERUS— 刘妞妞 (@niuniu_Liu1) April 10, 2020
Một loạt hình ảnh mưa đá có hình dạng giống virus corona xuất hiện tại Trung Quốc:
Video mưa đá ở Hà Bắc:
Video tổng hợp mưa đá ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Sơn Đông, Hà Bắc:
Sét đánh 23 lần/phút ở Thượng Hải
Sáng ngày 28/7, bầu trời Thượng Hải vẫn còn khá đẹp với nhiệt độ hơn 33 độ C. Tuy nhiên, đến gần trưa đột nhiên xuất hiện cuồng phong kèm theo sấm chớp vang dội. Theo dữ liệu giám sát của mạng lưới quan trắc sấm chớp Thượng Hải, từ 11h đến 2h chiều, số lần sấm sét ở Thượng Hải thời gian đó rất cao, đạt tới 4207 lần, bình quân 23 tiếng sấm một phút. Âm thanh lớn đến nỗi người dân thành phố hoảng sợ vì tưởng nhầm là xảy ra vụ nổ hay động đất.
TQ: Âm thanh lạ phát ra ở vùng núi, chuyên gia chưa tìm được nguồn gốc
Ngày 2/7, người dân làng Kiên Cường, thị trấn Tú Thủy đã xác nhận với phóng viên Thời báo Epoch Times rằng họ thực sự nghe thấy rất nhiều tiếng kêu, giống như tiếng bò kêu từ hang động. Âm thanh phát ra rất lớn.
Ông cho biết tiếng kêu lạ bắt đầu vào ngày 26/6. Trong hai ngày qua, hàng chục ngàn người, bao gồm các chuyên gia, phóng viên truyền thông và các quan chức Chính phủ Trung Quốc từ các nơi… đã đổ xô lên núi để chứng kiến.
Ông kể, tiếng kêu thường bắt đầu vào buổi trưa, “nó sẽ kêu từ buổi trưa, buổi chiều, ngày nào cũng kêu.”
“Tiếng kêu nghe cũng rất đáng sợ. Trong làng đang hoảng loạn, mọi người không dám đi qua khi có ít người.” Dân làng nói, “Người dân địa phương không dám sống ở đó, mà sống ở nơi khác. Tiếng kêu rất lớn, thỉnh thoảng tôi có thể nghe thấy nó giống như tiếng bò kêu.”
Có nhiều phiên bản khác nhau của loại “âm thanh lạ” này trên Internet, có người gọi là “tiếng bò kêu”, có người gọi là “tiếng kêu của rồng”, “tiếng gầm của hổ”, “tiếng hót của chim“, v.v. Dân làng làng Kiên Cường đã báo cáo loại “âm thanh lạ” này cho chính phủ.
Chiều ngày 2/7, kênh sina.cs đưa tin, gần đây thị trấn Tú Thủy đã trở nên nổi tiếng bởi “âm thanh lạ”, nhiều người nói rằng họ đã nghe thấy “tiếng gầm của rồng”, thu hút sự quan tâm từ một số lượng lớn người, thậm chí có những người từ Côn Minh đã tổ chức một “chuyến đi đặc biệt” đến chỉ để xem “rồng”.
网传:龍吟若牛吼!…
哀鸣作甚?!… 负天命警世人!……
一直都相信有龙!🙏🙏 pic.twitter.com/JvQccUjuNX— 但愿悲剧不再重演 (@Td9gLoR5OYS) July 1, 2020
网友:人们纷纷前往贵州威宁秀水镇听山体怪声 。
道家说,这是地狱之门开启的声音。 pic.twitter.com/LFT4YBegQj— 子萱 (@zixuan728) July 2, 2020
Trung Quốc: Dịch châu chấu tấn công Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây
Ngày 30/6, có nhiều cư dân mạng đã đăng tải các video về châu chấu. Thông tin cho biết huyện nông nghiệp lớn Tuyền Châu, ở Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây chỉ trong một đêm đã bị “đội quân châu chấu xâm chiếm”. Từ video có thể thấy bầy châu chấu bò đầy lên quần áo của nông dân. Người quay video cũng phải thốt lên “Thật kinh khủng”, “đúng là tai họa”, “quá đáng sợ!”
广西蝗灾!如果是非洲沙漠蝗就麻烦了! pic.twitter.com/hmgjBO3vo8
— 财经冷眼 (@caijinglengyan) June 30, 2020
Theo các nguồn tin khác trên Weibo, nạn châu chấu khi đó đã lan rộng, đội quân châu chấu xuất hiện ở các thị trấn An Hòa, Thạch Đường, Miếu Đầu, thuộc huyện Tuyền Châu. Thị trấn Thiệu Thủy chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất. Văn phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Tuyền Châu ước tính, chỉ riêng khu vực trồng liễu dọc theo sông Thiệu Thủy bị ảnh hưởng phải vượt quá 100 mẫu.
广西桂林农业大县全州县遭蝗虫袭击,这些蝗虫是从哪儿来的? #蝗虫 #蝗灾 pic.twitter.com/FOxgQl1KkY
— 比特币代购 (@BuyBitcoin888) July 1, 2020
Vòi rồng xuất hiện
Thành phố Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc hôm 27/6 xảy ra mưa lớn khiến giao thông bị gián đoạn, thành phố Kinh Môn (tỉnh Hồ Bắc) ngày 28/6 lại xuất hiện vòi rồng, khoảng 7 giờ tối, đoạn đường gần thôn Song Tuyền bị vòi rồng tấn công, hàng chục cây to ven đường bị bật gốc, nhiều nhà bị tốc mái, mái tôn bị thổi rơi xuống đất và biến dạng, hiện trường thành một khung cảnh lộn xộn.
Chiều ngày 25/6, thành phố Xilinhot thuộc Nội Mông Cổ xuất hiện vòi rồng lớn, lốc xoáy cuốn tất cả bụi, đồ đạc tại nơi mà nó đi qua.
Hiện tượng “cá nhảy” dị thường xuất hiện ở nhiều nơi của Trung Quốc
Theo tờ Sound of Hope, mới đây nhiều nơi ở Trung Quốc bao gồm Vân Nam, Chiết Giang, Quảng Đông đã xuất hiện cảnh tượng cá liên tục nhảy lên khỏi mặt nước, dường như chúng rất sợ hãi không muốn ở dưới nước. Có tin đồn rằng các chuyên gia cho biết hiện nay mảng Indonesia và mảng Á-Âu đang xô ép nhau tạo ra sóng hạ âm khiến cá ở dưới nước sợ hãi và khó chịu. Dư luận nghi ngờ rằng hiện tượng này có liên quan đến “động đất”.
Nhiều người đã đăng tải hình ảnh ghi lại cảnh tượng “cá nhảy” tại nhiều nơi ở sông Nhĩ Hải, sông Tây Nhĩ v.v… thuộc thành phố Đại Lý của tỉnh Vân Nam vào ngày 15/6. Còn vào lúc 14 giờ 12 phút ngày 16/6, đã xảy ra một trận động đất mạnh 4,7 độ richter tại Việt Nam sát biên giới Trung Quốc và nhiều nơi ở Vân Nam cũng cảm nhận động đất rất rõ ràng.
6月23日,南京玄武湖群鱼跳跃! pic.twitter.com/by8Auy69BP
— 默默 (@ampt_tmmq) June 23, 2020
Vào ngày 15/6, cá ở hồ Tra Can tại Cát Lâm cũng phát cuồng nhảy lên cách mặt nước 1 mét.
https://twitter.com/zhuxueken/status/1272520000276963329?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1272520000276963329%7Ctwgr%5E&ref_url=https%3A%2F%2Ftrithucvn2.net%2Fdoi-song%2Fhien-tuong-ca-nhay-di-thuong-xuat-hien-o-nhieu-noi-cua-trung-quoc.html
Tùng Nguyên, Cát Lâm
吉林松原 pic.twitter.com/yfxGt2I18Z
— 全智胜 (@MgOqkzLBRPLCHyN) June 15, 2020
Tại khu thắng cảnh Linh Hồ ở Đài Châu thuộc tỉnh Chiết Giang cũng xuất hiện cảnh tượng cá trong hồ nhảy lên khỏi mặt nước.
浙江:
台州靈湖景區 pic.twitter.com/dRBBlK89hn— 全智胜 (@MgOqkzLBRPLCHyN) June 16, 2020
Ngày 16/6, cảnh tượng “cá nhảy” xuất hiện tại Hồ Nhĩ Hải và Tây Nhĩ ở Đại Lý. Nhưng những con cá này không phải đang “thích thú và vui vẻ” mà là đang sợ hãi.
今天下午,大理洱海、西洱河出現「魚騰」奇景,此景極像養魚人在魚塘或水庫給魚兒餵食時的場面。這樣的場景不多見,目前尚不清楚是什麼原因,讓魚兒突然像打了雞血般如此興奮和歡樂。 pic.twitter.com/Sqq0rtfmyt
— 全智胜 (@MgOqkzLBRPLCHyN) June 15, 2020
Người dân Đại Lý cho biết họ hiếm khi chứng kiến cảnh tượng như thế này.
大理洱海!缺氧了嗎?附近居民稱很少看見這樣的情景。 pic.twitter.com/qxpectB4JN
— 全智胜 (@MgOqkzLBRPLCHyN) June 15, 2020
Ngày 23/6, tại Nam Kinh
6月23日,南京玄武湖群鱼跳跃! pic.twitter.com/by8Auy69BP
— 默默 (@zixinho17) June 23, 2020
Ban ngày trời tối đen như mực
Trước đó, ngày 21/5/2020, “Lưỡng Hội” được khai mạc tại Bắc Kinh. Đến chiều, vào khoảng 4 giờ, trời tối đen như mực. Người dân quay video ghi lại dị tượng. Video đang lan truyền trên mạng.
Nội Mông Cổ xuất hiện hiện tượng 5 mặt trời cùng mọc
Ngày 14/2, một video đã ghi hình lại được cảnh trên bầu trời Nội Mông Cổ xuất hiện hiện tượng 5 mặt trời cùng mọc hiếm gặp. Trong video là vầng hào quang của 5 mặt trời nối tiếp nhau, vây quanh thành một vòng tròn lớn cự đại, kéo dài khoảng 1 giờ rưỡi. Theo cách nói của người Trung Quốc xưa, vài mặt trời cùng xuất hiện nếu đấu với nhau thì ám chỉ thiên hạ sắp đại loạn.
Hiện tượng “mặt trời ma thuật” đã nhiều lần xuất hiện tại Trung Quốc Đại Lục, nhưng trong lịch sử, 5 mặt trời xuất hiện đồng thời lại vô cùng hiếm gặp. Trước đây vào ngày 18/4/1981, hiện tượng 5 mặt trời cùng mọc đã từng xuất hiện. Cư dân tại thị trấn Bản Kiều, thành phố Đông Phương, tỉnh Hải Nam, đã nhìn thấy trên bầu trời cùng lúc xuất hiện 5 mặt trời, 3 mặt trời ở phía Đông, hai mặt trời ở phía Tây. Kỳ quan này kéo dài khoảng gần hai giờ thì biến mất.
Tuyết Mai (t/h)
Xem thêm:
Từ khóa mưa đá Dòng sự kiện Dị tượng tuyết rơi mùa hè