Nhiều trung tâm mua sắm ở Trung Quốc “chèo chống vất vả”
- Mộng Nhi
- •
Bị ảnh hưởng bởi việc kiểm soát dịch bệnh và phong tỏa cực đoan, hoạt động kinh doanh tại nhiều trung tâm mua sắm ở Trung Quốc đã trở nên ảm đạm. Một lượng lớn các cửa hàng đã phải đóng cửa. Tỷ lệ cửa hàng bỏ trống đã vượt mức cảnh báo tại nhiều trung tâm mua sắm ở các thành phố như Quảng Châu, Thượng Hải, có thể xuất hiện một làn sóng đóng cửa các cửa hàng.
Theo Tencent News, từ tháng Một đến tháng Tư năm nay, lưu lượng hành khách trung bình hàng ngày đến các trung tâm mua sắm ở Trung Quốc Đại Lục chỉ còn 12.861 lượt người, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số đó, các trung tâm mua sắm cao cấp bị ảnh hưởng nặng nề. Dữ liệu giao thông theo cấp độ trung tâm thương mại cho thấy lưu lượng khách của các trung tâm mua sắm cao cấp giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt khoảng 3/4 mức của năm ngoái. Tình hình các loại hình trung tâm thương mại khác cũng không tốt. Ngoài ra, các trung tâm thương mại đại chúng định vị tương đối thấp cũng có lưu lượng khách hàng giảm 18% so với năm ngoái.
Năm 2019, tỷ lệ trống của các trung tâm mua sắm ở các thành phố hạng nhất và hạng hai ở Trung Quốc Đại Lục là khoảng 6,1%. Trong năm 2020 và 2021, tỷ lệ này tăng lên lần lượt là 11% và 9%. Đến năm 2022, mặc dù dữ liệu của hầu hết các thành phố vẫn chưa được công bố, nhưng tỷ lệ trống của các trung tâm mua sắm ở Thành Đô và Thượng Hải lần lượt là 8,7% và 9,8%, trong khi tỷ lệ trống toàn thành phố của các trung tâm mua sắm ở Quảng Châu đã tăng lên 14,1% trong nửa đầu năm nay. Điều này cho thấy rằng một số lượng lớn các cửa hàng xuất hiện tình trạng không có khách.
Theo báo cáo, nói chung 6% là mức cảnh báo cho tỷ lệ trống của trung tâm mua sắm.
Theo số liệu, trong quý đầu tiên của năm 2022, nhiều trung tâm mua sắm ở các thành phố trọng điểm ở Đại Lục đã đóng cửa hàng. Trong số đó, tỷ lệ cửa hàng mở và đóng cửa ở Thâm Quyến là 0,95, cho thấy số cửa hàng đóng cửa nhiều hơn một chút so với số cửa hàng đã mở. Tỷ lệ mở và đóng cửa hàng ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu lần lượt là 0,85, 0,88 và 0,76, có thể thấy rằng số người đóng cửa hàng nhiều hơn so với cửa hàng mở.
Theo báo cáo, các cửa hàng truyền thống như đồng hồ, phụ kiện thời trang, mắt kính, nội thất gia đình đang có xu hướng đóng cửa rõ ràng. Các thương hiệu cung cấp dịch vụ ăn uống đại chúng hàng đầu như Haidilao, Xiabuxiabu, và Dicos đã đóng cửa hàng trăm cửa hàng từ năm 2021 đến 2022.
“Báo cáo khảo sát bảng câu hỏi về người gửi tiết kiệm ở thành thị trong quý II năm 2022” cho thấy, chỉ có 23,8% người dân có khuynh hướng thích tiêu dùng hơn, trong khi tỷ lệ người dân có khuynh hướng tiết kiệm hơn tăng lên 58,3%.
Các biện pháp phong tỏa phòng chống dịch của Trung Quốc đã dẫn đến việc đóng cửa các cửa hàng và doanh nghiệp, và số lượng người thất nghiệp tăng vọt. Vào ngày 15/7, dữ liệu từ Cục Thống kê Trung Quốc cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở 31 thành phố lớn ở Trung Quốc Đại Lục là 6%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở Thượng Hải đạt 12,5% vào tháng Sáu. Do chính quyền ĐCSTQ đã quen với việc làm sai lệch dữ liệu, nên tình hình thực tế có thể nghiêm trọng hơn.
Theo “Tin tức Thị trường bất động sản thành phố Thái Châu” đưa tin vào ngày 20/7, một số lượng lớn cửa hàng trong trung tâm mua sắm thành phố chính Thái Châu, tỉnh Giang Tô đã đóng cửa và rơi vào tình trạng khủng hoảng sinh tồn. Mấy năm gần đây tình hình kinh doanh rất ảm đạm, chỉ dựa một bộ phận quán ăn vỉa hè chèo chống một cách vất vả, bên trong là thành phố vật liệu xây dựng, gần như là một thành phố trống, lượng lớn cửa hàng đóng cửa.
Bên trong chợ thương mại Thái Dương, thành phố Thái Châu trống rỗng, khắp nơi không một bóng người, và sảnh lớn cũng trống rỗng. Bên trong Sun Plaza chủ yếu là tòa nhà vật liệu xây dựng, giờ chỉ còn lại những cửa hàng bỏ trống, chỉ còn lại các bảng hiệu.
Từ khóa kinh tế Trung quốc trung tâm thương mại Zero COVID