Mặc dù giới chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố rằng đã tiêm chủng hơn 2,3 tỷ liều vắc-xin COVID-19, nhưng từ giữa tháng 10, dịch bệnh vẫn bùng phát và lây lan nhanh chóng. Đến nay, dịch bệnh đã lan ra 20 tỉnh và 44 thành phố, gần 1.000 người được chẩn đoán đã nhiễm bệnh. Về vấn đề này, ông Chung Nam Sơn, một chuyên gia về phòng chống dịch của Trung Quốc, lại lộ diện và nói rằng vắc-xin chỉ có tác dụng bảo vệ trong khoảng nửa năm, kiến nghị người dân nên tiêm vắc-xin mũi thứ 3.

p2848701a808342706
Ông Chung Nam Sơn, chuyên gia phòng chống dịch Trung Quốc cho biết, vắc-xin chỉ có tác dụng bảo vệ trong khoảng nửa năm. (Ảnh chụp màn hình video)

Ngày 6/11, tăng thêm 74 ca nhiễm mới, giới chức thừa nhận virus khó ngừa

Theo trang web chính thức của Ủy ban Y tế Trung Quốc, vào ngày 6/11, có 74 ca nhiễm mới được xác nhận ở Trung Quốc. Những người nhiễm bệnh phân bố tại Vân Nam, Thượng Hải, Quảng Đông, Liêu Ninh, Thiểm Tây, Bắc Kinh, Phúc Kiến, Sơn Đông, Hà Nam, Quảng Đông, Hà Bắc, Hắc Long Giang, Tứ Xuyên, Vân Nam, Cam Túc, Giang Tây, Ninh Hạ.

Về điều này, ông Mễ Phong, người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia và Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, cho biết từ giữa tháng 10, nhiều chuỗi lây nhiễm của dịch đã phát triển cùng lúc. Đến nay, làn sóng dịch bệnh mới đã lây lan khắp 20 tỉnh thành. Cộng thêm nhân tố thời tiết mùa Đông Xuân, khiến tình hình phòng, chống dịch của Trung Quốc càng trở nên gay gắt và phức tạp.

Tính đến 24:00 ngày 6/11, trong đợt dịch mới từ ngày 17/10 này đã có tổng cộng 9.736 người chẩn đoán đã nhiễm bệnh.

Ông Chung Nam Sơn xoay chuyển cục diện, kêu gọi người dân tiêm mũi thứ 3

Trước sự thất bại của chính sách “không khoan nhượng”, ông Chung Nam Sơn, một chuyên gia phòng chống dịch của Trung Quốc, trong một cuộc phỏng vấn với CCTV, đã tìm cách hóa giải tình hình. Ông nói rằng vắc-xin chỉ có tác dụng bảo vệ trong khoảng nửa năm và đề nghị người dân nên tiêm bổ sung liều vắc-xin thứ 3.

“Hiện tại còn rất nhiều điều chưa biết. Đầu tiên là virus vẫn đang biến chủng. Hiện chúng đã biến chủng thành virus Delta dễ lây lan hơn. Loại virus này đã tồn tại hơn 6 tháng. Hiện giờ có vẻ như virus Delta sẽ tiếp tục kéo dài thêm một thời gian nữa.” Ông cũng đề cập rằng đã gần 2 năm kể từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, nhưng nguồn gốc của virus vẫn còn là ẩn số. “Khi nào mới có thể tiêu diệt COVID-19? Tôi không nghĩ rằng loại virus này có thể bị tiêu diệt hoàn toàn.”

Hơn 2,3 tỷ liều tiêm chủng cho toàn dân Trung Quốc, Delta vẫn lan rộng

Hiện tại, giới chức Trung Quốc đang tích cực vận động toàn dân đi tiêm chủng nhiều lần. Nhưng số ca chẩn đoán nhiễm bệnh vẫn liên tục tăng nhanh ở nhiều nơi.

Hồi đầu tháng này, ông Bloomberg đã chỉ ra rằng khi các quốc gia trên thế giới liên tục bỏ phong toả và khôi phục cuộc sống bình thường của người dân, thì Trung Quốc lại tuyên bố rằng hơn 75% trong số 1,4 tỷ dân số của họ, đã được tiêm vắc-xin sản xuất trong nước và tiêm nhắc lại cho người lớn. Tuy nhiên gần đây, ngày càng có nhiều ca chẩn đoán nhiễm bệnh tại Trung Quốc. Các biện pháp phòng chống dịch ngày càng trở nên vô lý.

Báo cáo nói thẳng rằng một trong những lý do, khiến cuộc chiến chống dịch của Trung Quốc không hiệu quả trong làn sóng dịch mới này là do vắc-xin nội địa của Trung Quốc không đủ khả năng bảo vệ. Vì vậy các nhà chức trách mới phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch “số ca nhiễm bằng không”.

Theo tuyên bố của giới chức, tính đến ngày 5 tháng này, Trung Quốc đã nhận được 2.311.626.000 liều vắc xin. Tuy nhiên, ngoại giới đã nhận thấy, mặc dù số lượng người tiêm chủng ở Trung Quốc lên đến mức đáng kinh ngạc, nhưng vẫn không thể ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của làn sóng biến chủng Delta.

Trên thực tế, vào giữa tháng trước, ông Trương Văn Hoành, một chuyên gia phòng dịch của Trung Quốc, cũng ám chỉ rằng vắc-xin không thể ngăn virus xâm nhập vào con người. Ngày 12/10, ông nói trong một dịp công khai rằng: “Ngày nay mục tiêu tiêm chủng đã thay đổi. Chúng ta không có cách nào để ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của dịch bệnh thông qua việc tiêm chủng.” Ông cũng chỉ ra rằng ngay cả khi tiêm liều vắc-xin thứ ba, thì mục tiêu chính vẫn chỉ là ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng bệnh nặng xảy ra.

Vào tháng 4, ông Cao Phúc (George F. Gao), giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cũng thừa nhận một cách hiếm hoi rằng vắc-xin viêm phổi Vũ Hán của Trung Quốc “không có tính bảo vệ cao.” Đồng thời ông cũng đề cập rằng các nhà chức trách đang xem xét, liệu có nên trộn lẫn các loại vắc-xin được sản xuất bằng các công nghệ khác nhau hay không.

Lê Tiểu Quỳ / Vision Times

Xem thêm: