Ông Dương Hiểu Độ bất ngờ phụ trách Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc, chuyên gia nói gì?
- Tuyết Mai
- •
Ngày 18/3, ông Dương Hiểu Độ đã được chọn làm người đứng đầu Ủy ban Giám sát quốc gia Trung Quốc. Những tin đồn đoán trước đây cho rằng ông Triệu Lạc Tế, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, sẽ giữ chức vụ này đã không đúng.
Ngày 18/3, theo đề cử của Đoàn Chủ tịch Nhân đại Trung Quốc, ứng viên cho chức Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Quốc gia của ông Dương Hiểu Độ đã được thông qua (Ảnh: Etienne Oliveau / Getty Images)
Theo thông tin công khai, ông Dương Hiểu Độ sinh vào tháng 10/1953, là người Thượng Hải, đã học qua Trường Trung ương Đảng. Dương có sự nghiệp quan trường khoảng 25 năm ở Tây Tạng, trước khi nhậm chức Phó Thị trưởng Thượng Hải năm 2001 từng là Phó Chủ tịch của Chính phủ Khu tự trị Tây Tạng. Sau 5 năm làm Phó Thị trưởng Thượng Hải được vào Ban Thường vụ Thành ủy Thượng Hải và nhậm chức Bộ trưởng Bộ Mặt trận Thống nhất. Năm 2012 nhậm chức Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Thành phố Thượng Hải. Năm 2014 về trung ương trong vai trò Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, trong năm 2016 kiêm thêm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giám sát, Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng. Tại Đại hội 19 vào tháng Mười năm ngoái trở thành Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, và Bí thư Ban Bí thư Trung ương.
Trả lời tờ Epoch Times, nhà bình luận chính trị Hồ Bình (Hu Ping) cho biết, những thông tin đồn đoán ban đầu chỉ ra ông Triệu Lạc Tế nhậm chức Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Quốc gia, nhưng hiện nay chức vụ giao cho ông Dương Hiểu Độ. Tất nhiên, vấn đề này cũng không đáng ngạc nhiên vì bản thân Dương Hiểu Độ cũng là Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và là Bộ trưởng Bộ Giám sát. Chỉ có vấn đề là giờ đây người đứng đầu bộ phận này có vị trí thấp hơn dự đoán, vì không phải là Uỷ viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị. Thứ hạng sẽ nằm ở giữa Chủ tịch nước, Thủ tướng, Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc và Viện trưởng Viện Kiếm sát Tối cao, Chánh án Tòa án Tối cao. Ông Hồ Bình cho rằng, các vị trí trước đều do Uỷ viên Ban thường vụ Bộ Chính trị phụ trách, còn phụ trách các cơ quan sau không có cấp bậc cao như vậy.
Hiện nay ông Dương Hiểu Độ là Ủy viên Bộ Chính trị; ông Chu Cường là Chánh án Tòa án Tối cao, không phải là Ủy viên Bộ Chính trị mà chỉ là Ủy viên Trung ương, Ủy viên Chính hiệp Khóa 13. Còn ông Trương Quân (Zhang Jun) được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương vào năm 2012, giữ chức cho đến tháng 2/2017 thì chuyển giao làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Ông Hồ Bình dự đoán rằng, cách bố trí này cho thấy công tác chống tham nhũng trong tương lai sẽ không khác biệt nhiều so với quá khứ.
Còn nhà bình luận Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan) thì chia sẻ trên Epoch Times rằng, ông Dương Hiểu Độ gần gũi với ông Tập Cận Bình trong thời gian hai người này làm việc ở Thượng Hải, khi đó ông Tập từng công khai khen ngợi ông Dương trong cách làm việc. Việc đề cử lần này là chủ trương của ông Tập.
Ngoài ra, thời gian ông Dương Hiểu Độ giữ chức Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cũng là trợ thủ của ông Vương Kỳ Sơn. Như vậy Dương đã được lòng cả Tập và Vương. Việc ông Dương thăng tiến phá cách là dấu hiệu rõ ràng, tại Đại hội 19 được vào Bộ Chính trị trong vai trò chức vụ chỉ là Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, là lần đầu tiên trong ba thập kỷ qua có trường ngoại lệ này. Ngoài việc là Bộ trưởng Bộ Giám sát, ông Dương Hiểu Độ cũng là Chủ nhiệm Cải cách thể chế Ủy ban Giám sát, những dấu hiệu này cho thấy nhiều khả năng chức vụ này của Dương đã được Đảng bố trí từ khá sớm. Vì vậy, việc bổ nhiệm này không đáng ngạc nhiên.
Ông Đường Tĩnh Viễn cho biết, ông Tập Cận Bình muốn đảm bảo chắc chắn con dao sắc bén vị trí đứng đầu Ủy ban Giám sát phải nằm trong tay thân tín mà ông Tập rất tin tưởng. Do ông Dương Hiểu Độ phụ trách Ủy ban Giám sát nên về hàng lãnh đạo có khi lại trở thành cấp trên ngược lại của ông Triệu Lạc Tế.
Nhiều phân tích cho rằng, trong 5 năm ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn chống tham nhũng, ông Dương Hiểu Độ đóng vai trò quan trọng trong thanh trừng những thành viên chủ chốt của phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Trong bản sửa đổi Hiến pháp lần này, cải cách hệ thống giám sát trở thành một trong những trọng tâm, đã chiếm hơn một nửa trong số 21 điều Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp.
Trước đây giới chức Trung Quốc đã tuyên bố, với cơ cấu Ủy ban Giám sát Quốc gia, công tác chống tham nhũng sẽ mở rộng từ trong Đảng sang tất cả các khu vực dịch vụ công. Đối tượng giám sát sẽ rộng rãi hơn, bao gồm tất cả các công chức Nhà nước; những người được Chính phủ ủy quyền để thực thi các chức năng và quyền hạn trong các lĩnh vực công; người quản lý trong doanh nghiệp Nhà nước; cán bộ quản lý trong các cơ quan sự nghiệp như nghiên cứu khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế thể thao.
Từ sau Đại hội 19 vào tháng Mười năm ngoái, đảng Cộng sản Trung Quốc đã treo biển Ủy ban Giám sát ở tất cả các cấp, nằm vùng tại các tỉnh thành, khu vực trên cả nước.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Từ khóa Ủy ban Giám sát Nhà nước Dương Hiểu Độ