Sự khác biệt lớn trong lời tuyên thệ gia nhập Quốc Dân Đảng và ĐCSTQ
- Lý Hiểu Chân
- •
Có sự khác biệt rất lớn về lời tuyên thệ khi gia nhập Quốc Dân Đảng và đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Lời thề gia nhập của Quốc Dân Đảng nhấn mạnh niềm tin vào “Chủ nghĩa Tam dân”, bảo vệ văn hóa và đạo đức truyền thống của Trung Hoa, và nói về “sự trung dũng, hiếu thuận, nhân ái và tín nghĩa.” Trong khi lời thề gia nhập ĐCSTQ lại nhấn mạnh “lợi ích của đảng là trên hết.” Điều này trái ngược với đạo đức và văn hóa truyền thống Trung Hoa. Đồng thời, đảng viên phải “sẵn sàng hy sinh mọi thứ cá nhân” cho đảng của mình.
Lời thề gia nhập Quốc Dân Đảng Trung Quốc
Tổng thống đã kế thừa chí khí cứu quốc cứu dân, sáng lập ra những điều lệ vĩ đại trong Hiến pháp về Chủ nghĩa Tam dân (Dân chủ, dân quyền, dân sinh) và Ngũ quyền (Quyền hành pháp, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền kiểm tra, quyền giám sát). Ông đã lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, chấn hưng Trung Hoa, lập nên nước Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) ngày nay. Còn về đồng bào toàn quốc hiện nay, ai nấy đều đồng tâm đồng lòng, cùng kế thừa di sản của dân tộc. Đó là sự cảm hóa từ một vị tổng thống đại trí, đại nhân, đại dũng của chúng ta, tức sự cảm hóa đại đạo đại đức “Thiên hạ vi công” (Thiên hạ là của nhân dân) mà liệt tổ liệt tông của Trung Quốc truyền lại.
Ngày nay, nền tảng cách mạng đại lập, chủ nghĩa cách mạng được thực hành rộng rãi. Nhưng đồng thời hình thế thù trong giặc ngoài càng thêm nghiêm trọng theo tiến trình của cách mạng. Phàm là các đồng chí của ta, đều nên biết đến trách nhiệm mà đảng ta đang gánh vác, trên là với tổ tông ức vạn đại, dưới là với hậu thế ngàn vạn đời, giữa là với nhân dân toàn quốc và thế giới nhân loại, còn nặng nề hơn gấp trăm, gấp ngàn lần.
Tổng thống của chúng ta biết rõ rằng nước do dân hợp mà thành, người do tâm khiến mà nên. Quốc gia yên ổn hay loạn lạc là bởi xã hội hưng suy. Xã hội hưng suy là bởi lòng người tốt xấu. Lại biết đến đại đạo nhất quán của bậc thánh nhân khi xưa, chân thành, chính trực tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ; cùng đạo đức tối cao lấy tu thân làm gốc, và tôn chỉ vô thượng cứu nước, cứu dân, cứu rỗi nhân loại toàn thế giới, nên không phụ những lời di huấn, mới hết lần này tới lần khác khẩn thiết răn đe.
Đại hội lần này chỉ e hổ thẹn với sự vĩ đại, sâu sắc và thiết thực của những lời di huấn, và quốc nạn nghiêm trọng lại càng phải suy xét đến mối họa hại khôn nguôi của thế giới nhân loại. Quả thực, lập thân là cái gốc để lập nhân (thành tựu người khác), tự cứu là khởi đầu của việc cứu người. 12 quy tắc được thiết lập riêng cho toàn bộ đảng viên của đảng, được thông báo cho toàn thể các đồng chí, để cùng nhau chấp hành. Cha phải dạy con, thầy phải dạy trò, trưởng quan phải dạy thuộc hạ, tướng soái phải dạy binh sĩ, cùng nhau tín phụng và tuân thủ, học hỏi lẫn nhau, tương thân tương ái, trước sau không chia rẽ.
Người người đều có thể trở thành những bậc anh hào đầu đội trời chân đạp đất. Trung Hoa Dân Quốc sẽ trở thành một quốc gia hùng cường, khang lạc trên thế giới. Sau đó thực thi chủ nghĩa Tam Dân trên toàn quốc, rồi hoằng dương khắp thế giới, lưu lại hạnh phúc khôn cùng suốt ngàn năm vạn đại.
Toàn thể các đồng chí trong đảng tự mình gánh vác trọng trách cách mạng kiến quốc, cùng nhau tuân thủ.
- Trung dũng là cái gốc của lòng yêu nước,
- Hiếu thuận là cái gốc của việc tề gia,
- Nhân ái là cái gốc của phép đối nhân xử thế,
- Tín nghĩa là cái gốc để dựng nghiệp,
- Bình hoà là cái gốc trong xử thế,
- Lễ tiết là cái gốc mà hành sự,
- Phục tùng là cái gốc của trách nhiệm,
- Gọn gàng, sạch sẽ là cái gốc của sức khoẻ,
- Cần kiệm là cái gốc của sự phục vụ,
- Giúp người là cái gốc của niềm vui,
- Học vấn là cái gốc để cứu đời,
- Kiên trì là cái gốc của thành công.
Lời thề gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc
Sau khi đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được thành lập, “Cương lĩnh” và “Điều lệ” đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất và lần thứ hai.
Cả “Cương lĩnh” và “Điều lệ” đều đưa ra những yêu cầu rõ ràng hơn đối với lời nói và việc làm của đảng viên. Trong các kỳ đại hội đảng tiếp theo, hiến pháp của đảng liên tục được sửa đổi, ngày càng ước thúc hơn nữa yêu cầu dành cho đảng viên.
Lời tuyên thệ gia nhập trong thời kỳ Hồng quân: Nghiêm túc bảo vệ bí mật, tuân thủ kỷ luật, hy sinh cá nhân, đấu tranh giai cấp, hết mình vì cách mạng, không bao giờ phản bội đảng.
Lời tuyên thệ gia nhập trong thời kỳ Kháng chiến chống Nhật: Tôi tình nguyện gia nhập ĐCSTQ, tuân thủ kỷ luật của đảng, không ngại khó, không ngại hy sinh, phấn đấu đến cùng vì sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản.
Trong thời kỳ nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và ĐCSTQ, lời thề sẽ như sau: Tôi tình nguyện gia nhập ĐCSTQ và tuyên thệ:
- Đấu tranh suốt đời vì sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản.
- Lợi ích của đảng là trên hết.
- Chấp hành kỷ luật đảng.
- Không ngại khó khăn và luôn hết mình vì đảng.
- Làm tấm gương mẫu mực cho quần chúng.
- Giữ bí mật của đảng.
- Có niềm tin vào đảng.
- Không dao động và không bao giờ phản bội đảng.
Lời tuyên thệ trong những ngày đầu thành lập chính phủ: Tôi tình nguyện gia nhập ĐCSTQ, thừa nhận cương lĩnh và hiến pháp của đảng, thực hiện các nghị quyết của đảng, chấp hành kỷ luật của đảng, giữ bí mật của đảng, sẵn sàng hy sinh mọi việc cá nhân, phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp giải phóng toàn nhân loại.
Lời tuyên thệ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của ĐCSTQ như sau: Tôi tình nguyện gia nhập ĐCSTQ, ủng hộ đường lối của đảng, chấp hành hiến pháp của đảng, thực hiện nghĩa vụ của người đảng viên, chấp hành các quyết định của đảng, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật của đảng, giữ bí mật của đảng, trung thành với đảng, tích cực làm việc, phấn đấu suốt đời vì chủ nghĩa cộng sản, sẵn sàng hy sinh tất cả vì đảng và nhân dân, không bao giờ phản bội đảng.
Lời tuyên thệ khi gia nhập ĐCSTQ phản lại văn hóa truyền thống Trung Hoa
Bản cam kết gia nhập đảng của Quốc Dân Đảng Trung Quốc gồm 3 đoạn lớn. Trong đó có 4 chữ “đảng”, 16 chữ “quốc” (nước), 13 chữ “nhân – người”, 8 chữ “dân”. Ngoài ra, còn có 2 chữ “nhân (nhân ái)”, 2 chữ “đạo” và 3 chữ “đức”.
Lời tuyên thệ gia nhập ĐCSTQ đã trải qua 4 lần thay đổi, nhưng đều giống nhau, và đều chỉ có một đoạn ngắn. Phiên bản mới nhất có 12 câu nhỏ, trong đó có 10 chữ “đảng”, 1 chữ “quốc” và 1 chữ “nhân (người)”, 1 chữ “dân”.
Hai chữ “nhân dân” được thêm vào trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐCSTQ năm 1982 và được đặt sau từ “đảng”. Những từ “nhân (nhân từ), đạo, đức” đã không xuất hiện trong lời tuyên thệ gia nhập ĐCSTQ.
Có một sự khác biệt rất lớn về lời tuyên thệ gia nhập Quốc Dân Đảng và ĐCSTQ.
Lời cam kết gia nhập đảng của Quốc Dân Đảng Trung Quốc nhấn mạnh niềm tin vào “Chủ nghĩa Tam dân” do ông Tôn Trung Sơn sáng lập, bảo vệ văn hóa và đạo đức truyền thống Trung Hoa. Đồng thời đề cao đạo lý làm người “trung dũng, hiếu thuận, nhân ái, tín nghĩa”, cứu quốc an dân.
Trong khi đó, lời tuyên thệ gia nhập ĐCSTQ lại nhấn mạnh “lợi ích của đảng là trên hết”, và không nhấn mạnh “nhân nghĩa đạo đức”. Điều này đi ngược lại với văn hóa truyền thống Trung Hoa. Đảng viên còn phải “sẵn sàng hy sinh tất cả mọi thứ cá nhân” cho đảng của mình và chiến đấu suốt đời cho chủ nghĩa cộng sản Mác – Lê-nin ngoại lai.
Sự khác biệt giữa lời tuyên thệ của cảnh sát giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
Ngoài ra, thật trùng hợp, một cư dân mạng đã so sánh “lời thề gia nhập” của cảnh sát Mỹ với cảnh sát Trung Quốc Đại Lục.
Trong lời cam kết của cảnh sát tại Trung Quốc Đại Lục, trước tiên cảnh sát phải “đảm bảo trung thành với ĐCSTQ.”
Trong bản cam kết của cảnh sát Mỹ, điều đầu tiên họ nói là “nghĩa vụ cơ bản nhất của tôi là phục vụ công dân.”
Có câu rằng “không so thì không biết, so ra giật nảy mình”. Giữa lời tuyên thệ khi gia nhập Quốc Dân Đảng và ĐCSTQ, bạn có suy nghĩ gì chăng?
Lý Hiểu Chân / Vision Times
Mời nghe RADIO: Thế giới thời đại dịch: Không có ai là hòn đảo riêng biệt
Từ khóa Văn hóa truyền thống ĐCSTQ Quốc Dân Đảng Lời tuyên thệ