Thiên thạch rơi ở Trung Quốc ứng với đại sự liên tiếp xảy ra (Video)
- Thành Đô
- •
Thời Trung Quốc cổ đại, các hiện tượng thiên văn được coi là “ý chỉ” của Trời, thiên thạch rơi hay sao băng được xem là điềm báo không may mắn. 41 năm trước đây, thiên thạch rơi tại Cát Lâm, tiếp sau đó nhiều đợt động đất đã xảy ra khiến hàng loạt người thương vong, các lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc cũng lần lượt qua đời, Trung Nam Hải xuất hiện chính biến.
Đêm Trung thu năm nay (4/10/2017), một khối thiên thạch xẹt qua bầu trời tại vị trí cách 40 km về phía tây bắc từ huyện Shangri-la tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Thiên thạch phát ánh hào quang trong lúc rơi chiếu sáng cả một mảng trời đêm.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, khối thiên thạch này bốc cháy rồi nổ tung ở độ cao 37km trên không trung, năng lượng tương đương với 540 tấn thuốc nổ TNT.
Năm 645 TCN, vào thời Xuân Thu, trong tài liệu “Sử ký Thiên quan thư” có chép: “Sao băng rơi xuống đất chính là thiên thạch, thường bị coi là điềm báo quốc gia sắp xảy ra đại sự, mà đa số là điềm không may mắn“.
Trung Quốc cận đại thỉnh thoảng cũng có ghi nhận về trường hợp thiên thạch rơi. Trong đó, chấn động nhất là hiện tượng thiên thạch nặng 4 tấn rơi xuống Cát Lâm vào ngày 8/3/1976. Trong khi đang rơi, thiên thạch này đã nổ tung tạo ra một trận mưa sao băng hiếm thấy. Các mảnh vỡ của thiên thạch rơi xuống va chạm với mặt đất tạo thành một cái hố sâu khoảng 6,5m với đường kính 2m.
Hai tháng sau đó, 2 trận động đất 7 độ richter đã xảy ra tại huyện Long Lăng phía Tây Bắc, Vân Nam khiến 3000 người thương vong.
Ngày 28/7 cùng năm, một trận động đất khác mạnh 7,8 độ richter cũng xảy ra tại thành phố Đường Sơn tỉnh Hà Bắc khiến 240.000 người chết, 160.000 người bị thương.
Trùng hợp là trong năm 1976, nhiều nhân vật chính trị cao cấp của Trung Quốc lần lượt qua đời: Thủ tướng Chu Ân Lai qua đời ngày 8/1, “nguyên soái khai quốc” Chu Đức qua đời ngày 6/7, Chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời ngày 9/9.
Ngoài ra, “bè lũ bốn tên” Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên cũng lần lượt bị bắt vào tháng Mười cùng năm. Việc này là cột mốc đánh dấu Cách mạng Văn hóa kết thúc tại Trung Quốc.
Ngày 15/2/1997, huyện Quyên Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc một lần nữa có mưa thiên thạch; chưa đến 10 ngày sau, tức ngày 19/2/1997, ông Đặng Tiểu Bình qua đời.
Trung thu năm nay, sự kiện thiên thạch rơi lần nữa lại xảy ra tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đông Phương Nhật báo (Hồng Kông) dẫn lời nhà siêu hình học Chu Hán Minh cho biết, hiện tượng thiên thạch rơi báo hiệu quốc gia sắp có nhân vật lãnh đạo cao cấp sắp qua đời, có thể là ông Giang Trạch Dân vì mấy ngày trước có tin đồn ông Giang bị trúng gió, ngã bệnh. Mấy tháng trước đó đã từng có tin ông Giang bị đột quy liệt nửa thân dưới.
Ngoài ra, dư luận cũng lưu ý việc trước Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ diễn ra vào ngày 18/10/2017, đã có hơn 2,5 triệu người trên toàn thế giới và tại Trung Quốc tố cao ông Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Nhân dân và Tòa án Nhân dân Tối cao vì tội ác bức hại người tập Pháp Luân Công. Cuối năm 2016, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act), cho phép Tổng thống Hoa Kỳ trừng phạt bằng cách cấm nhập cảnh hay đóng băng tài sản trên đất Mỹ của bất cứ cá nhân hay thực thể pháp lý nào ở nước ngoài vi phạm nhân quyền..
Ngày 20/7/1999, dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư ĐCSTQ lúc đó là ông Giang Trạch Dân, hơn 100 triệu người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã bị đàn áp tàn khốc. Căn cứ theo số liệu thống kê không đầy đủ của trang minghui.org, trong 18 năm đàn áp, có ít nhất 4030 người tập Pháp Luân Công bị bức hại đến chết và hàng trăm ngàn người bị giam giữ và bị bắt phải lao động cải tạo phi pháp.
Thành Đô
Xem thêm:
Từ khóa Giang Trạch Dân Mao Trạch Đông Đặng Tiểu Bình Thiên thạch rơi Sao băng