Sau khi có tin ông Miêu Hoa (Miao Hua), Chủ nhiệm Ban Công tác Chính trị của Quân ủy Trung ương xảy ra chuyện, thì lại có tin một thân tín khác của ông Tập Cận Bình, tướng Lâm Hướng Dương (Lin Xiangyang) – Tư lệnh Chiến khu Đông bộ của quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – cũng được cho là đã bị bắt đi để điều tra. Một số nhà phân tích cho rằng việc ông Lâm Hướng Dương xảy ra chuyện chỉ là vấn đề thời gian, vì ông là người hết lòng ủng hộ ông Tập Cận Bình. Điều này cho thấy ông Trương Hựu Hiệp đã nắm vững phần lớn quyền lực của quân đội ĐCSTQ, và đã chủ động ra tay tiêu diệt tay chân của ông Tập trong quân đội.

Lam Huong Duong
Có tin đồn Tướng Lâm Hướng Dương – Tư lệnh Chiến khu Đông bộ của ĐCSTQ – đã bị bắt đi điều tra. (Ảnh: Miền công cộng)

Tin đồn Lâm Hướng Dương, Lưu Chấn Lập, Diêu Đan Giang bị điều tra

Theo nguồn tin, ngoài ông Lâm Hướng Dương của Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông bộ đang bị điều tra, thì ông Lưu Chấn Lập (một thành viên của Quân ủy Trung ương) và ông Diêu Đan Giang (một Phó chủ nhiệm Bộ Chính trị Không quân thuộc Chiến khu Trung bộ), cũng xảy ra chuyện.

Vào ngày 11/11, ông Diêu Thành, cựu Trung tá Bộ Tư lệnh Hải quân của ĐCSTQ đã viết trên mạng xã hội X rằng đấu đá nội bộ trong Quân ủy ĐCSTQ leo thang và công khai hóa, Ủy viên Quân ủy Trung ương và Chủ nhiệm Bộ Công tác Chính trị Miêu Hoa bị đưa đi điều tra.

Theo ông Triệu Lan Kiện, một cựu nhân viên truyền thông Trung Quốc, tiết lộ rằng có tin tức trên nhóm WeChat của Thế hệ đỏ thứ hai của Bắc Kinh, nói rằng ông Miêu Hoa đội mũ trùm đầu khi bị nhiều binh lính bắt đi, nhiều người trong cộng đồng đã nhìn thấy.

Sau khi ông Miêu Hoa bị đồn xảy ra chuyện, nhiều người lo ngại liệu ông Lâm Hướng Dương và Lưu Chấn Lập có xảy ra chuyện nữa không. Hiện giờ xuất hiện tin đồn cả hai đã bị bắt đi điều tra.

Ông Lâm Hướng Dương là thân tín ông Tập Cận Bình

Nhà bình luận thời sự Lý Đại Vũ cho biết trong một chương trình tự truyền thông rằng không có nhiều nguồn tin về tin đồn này, nhưng ông tin rằng tin tức này phù hợp với dự đoán. “Lâm Hướng Dương và Miêu Hoa đều là người của Tập Cận Bình, hơn nữa ông Lâm Hướng Dương một mạch thăng quan thì ngoài sự quan tâm của ông Tập, còn có công lao của ông Miêu Hoa. Ông Miêu Hoa xảy ra chuyện vào đầu tháng 11, cho nên bây giờ ông Lâm Tương Dương và Lưu Chấn Lập xảy ra chuyện cũng là điều trong dự liệu.”

Ông Lâm Đại Vũ chỉ ra rằng ông Tập Cận Bình đã đến thăm Phúc Kiến từ ngày 15 đến ngày 16/10 và đến An Huy từ ngày 17 đến ngày 18/10. Cả hai tỉnh đều nằm trong phạm vi Chiến khu Đông bộ ĐCSTQ. Vào thời điểm đó, Phó Chủ tịch Quân ủy Trương Hựu Hiệp, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Vương Hậu Bân, Chính ủy Từ Tây Thịnh, tân Chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy Phương Vĩnh Tường tháp tùng ông Tập thị sát quân đội. Tuy nhiên, Tư lệnh Lâm Hướng Dương và Chính ủy Lưu Thanh Tùng của Chiến khu Đông bộ không xuất hiện. “Lúc đó tôi nghĩ điều đó rất không hợp với lẽ thường, ông Lâm Hướng Dương lúc đó có thể đã gặp phải một số vấn đề.”

Ông Lâm Đại Vũ cho biết, sau khi ông Miêu Hoa xảy ra chuyện không lâu, ông Tập Cận Bình đã tới Nam Mỹ để tham dự hội nghị thượng đỉnh trong 9 ngày, trong thời gian này cũng có khả năng xảy ra một số vấn đề, một số người được ông Miêu Hoa đề bạt có thể sẽ bị điều tra. “Bao gồm Chủ nhiệm Văn phòng Cải cách Quân sự của ĐCSTQ Tần Sinh Tường (Qin Shengxiang), Chính ủy Hải quân Viên Hoa Trí (Yuan Huazhi), Chính ủy Lục quân Tần Thụ Đồng (Qin Shutong), đều là những người được ông Miêu Hoa đề bạt, họ đều bị đồn đại là bị điều tra. Việc ông Miêu Hoa bị bắt có thể có liên quan đến lời thú tội của những người này.”

Ông Trần Phá Không, một nhà bình luận chính trị tại Mỹ, cho rằng những vụ việc liên tiếp liên quan đến phe cánh quân sự của ông Tập Cận Bình, có thể nói là kết quả của Phiên họp toàn thể lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Điều này phản ánh sự suy giảm quyền lực trong quân đội của ông Tập Cận Bình, phe chống Tập đang tiến hành thanh toán phe Tập, phe Tập trong quân đội đang tan rã.”

Ông Trương Hựu Hiệp kiểm soát 4 chiến khu, an toàn của ông Tập của Tập trở thành vấn đề

Thông tin công khai cho thấy, ông Lâm Hướng Dương là người Phúc Kiến, từng cộng sự với ông Tập Cận Bình ở Phúc Kiến khi phục vụ trong Tập đoàn quân 31 của Lục quân cũ. Ông Lâm Hướng Dương được nhiều người coi là thành viên của phe Tập Cận Bình. 

Ông Lâm Hướng Dương được đích thân ông Tập Cận Bình đề bạt, rất trung thành với ông Tập và có tài năng chỉ huy quân sự nhất định. Sau khi ông Tập Cận Bình tiến hành cải cách quân sự vào năm 2016, ông Lâm Hướng Dương giữ chức tư lệnh Tập đoàn quân 82, trước đây là Tập đoàn quân 38.

Ông Lâm Đại Vũ cho rằng ông Tập Cận Bình đã huy động các tướng lĩnh quân đội ngay sau khi nhậm chức, để ngăn chặn mối quan hệ thiên vị đối với người thân, bạn bè hoặc cộng sự. Ông Tập đã thay thế Tư lệnh Chiến khu Trung bộ Ất Hiểu Quang (Yi Xiaoguang) bằng ông Lâm Hướng Dương; sau đó ông chuyển ông Lâm Hướng Dương đến Chiến khu Đông bộ. “Ông Lâm Hướng Dương đã được ông Tập Cận Bình điều động và thăng chức. Ông Tập điều chuyển ông Lâm đến Chiến khu Đông bộ có khả năng là cân nhắc đến vấn đề Đài Loan, muốn ông Lâm chủ đạo kế hoạch thống nhất Đài Loan bằng vũ lực. Điều này cho thấy ông Tập Cận Bình tin tưởng ông ấy (Lâm Hướng Dương) đến mức nào.”

Việc ông Tập Cận Bình đề bạt ông Lâm Hướng Dương đã vượt quá mức bình thường. Thông tin dư luận cho thấy vào tháng 4/2020, ông Lâm Hướng Dương được thăng chức Phó Tư lệnh Chiến khu Đông bộ, Tư lệnh quân khu, quân hàm trung tướng. Tháng 8/2021, ông được thăng quân hàm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến khu Trung bộ, thăng quân hàm Thượng tướng. Chỉ trong 1 năm, ông Lâm Hướng Dương được thăng cấp từ trung tướng lên thượng tướng.

Ông Lâm Đại Vũ cho rằng nếu ông Tập Cận Bình tiếp tục nhiệm kỳ tiếp theo, ông Trương Hựu Hiệp không giữ chức Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, người sẽ thay thế ông Trương rất có thể là ông Lâm Hướng Dương. Nhưng bây giờ kịch bản có thể không đi theo hướng này.

“Ông Miêu Hoa và ông Lâm Hướng Dương liên tiếp xảy ra chuyện, cho thấy ông Trương Hựu Hiệp đã nắm giữ phần lớn quyền lực trong quân đội ĐCSTQ. Việc ông Trương động đến ông Lâm là chuyện sớm muộn, bởi vì ông Lâm là cốt cán của ông Tập Cận Bình, nên ông Trương Hựu Hiệp cần loại bỏ càng nhanh càng tốt. Hơn nữa 3 chiến khu Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ đều đã được thay đổi thành người của ông Trương Hựu Hiệp.”

Ông Lâm Đại Vũ cho rằng việc ông Lâm Hướng Dương xảy ra chuyện chắc chắn sẽ gây tổn thất lớn cho ông Tập Cận Bình. “Ngoài việc mất đi một trung thần, an toàn của ông Tập cũng trở thành một vấn đề lớn. Bởi vì quyền lãnh đạo 3 trong 5 chiến khu của ĐCSTQ (Bắc, Trung, Nam) đều nằm trong tay ông Trương Hựu Hiệp.” Sự điều chuyển người ở những chiến khu này phần lớn là sau Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, điều này cũng xác nhận tin đồn rằng ông Tập Cận Bình gặp vấn đề về quyền lực sau Phiên họp toàn thể lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ. 

Ông Ngô Văn Hân, Giám đốc Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế và là chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trước đó với Vision Times rằng ông tin ông Tập Cận Bình đã mất quyền lực quân sự, nhưng ĐCSTQ muốn thể hiện hòa bình với thế giới bên ngoài.

“Ông Trương Hựu Hiệp chắc chắn đã nắm quân quyền. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Sullivan đã gặp ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Trung Quốc, và đặc biệt yêu cầu được gặp ông Trương Hựu Hiệp. Điều này đơn giản là không có lợi cho ông Tập Cận Bình, ông Tập là Chủ tịch Quân ủy, ông Trương Hựu Hiệp là Phó chủ tịch và ông Sullivan đã gặp riêng ông Trương. Có vẻ như CIA đã biết rất rõ nội tình của ĐCSTQ.” 

Vương Xuân Ninh vắng mặt trong cuộc họp trực tuyến của Bộ Công an

Nhà bình luận thời sự Chu Hiểu Huy cũng cho rằng tình hình chính trị của ĐCSTQ tiếp tục có những hiện tượng bất thường sau Phiên họp toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 20. Điều rõ ràng hơn là “Tư tưởng Tập” “xác lập”, “duy trì và bảo vệ”, v.v, vốn là tiêu chuẩn trong các bài phát biểu chính thức trước đây, bây giờ ngày càng ít xuất hiện trên các bản tin cấp cao.

Ông Chu Hiểu Huy cho rằng nếu ông Tập Cận Bình còn nắm quyền, e rằng tình trạng như vậy sẽ không xảy ra. Điều này ngày càng xác thực những tin đồn về việc quyền lực của ông Tập Cận Bình đang suy yếu. ĐCSTQ đang đưa ra những tín hiệu, và những tín hiệu này bao gồm cả những thay đổi nhân sự.

Ông Chu Hiểu Huy chỉ ra rằng ông Vương Tiểu Hồng, Bí thư Ban Bí thư Trung ương ĐCSTQ kiêm Bộ trưởng Bộ Công an, đã tổ chức một cuộc họp video vào ngày 21/11; người ngồi bên tay trái của ông là Trương Hồng Binh, Chính ủy Lực lượng Cảnh sát Vũ trang, chứ không phải là Thượng tướng Vương Xuân Ninh, Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Vũ trang, người đã từng tham dự những cuộc họp như vậy trước đây. “Vì sao ông Vương Xuân Ninh không thể tham gia? Là bệnh tật hay lý do khác? Trong tình hình chính trị kỳ lạ của ĐCSTQ, sự vắng mặt của ông Vương Xuân Ninh có thể không đơn giản”.

Lý Tịnh Dao, Vision Times