TQ: Bạo loạn đòi lương ở Hồ Nam, Quảng Tây, cảnh sát bị đánh tháo chạy
- Thái Tư Vân
- •
Gần đây, các cuộc bạo loạn liên quan đến tiền lương đã nổ ra ở Hồ Nam và Quảng Tây, Trung Quốc. Cảnh sát chống bạo động đã bị người dân đánh phải bỏ chạy trong hoảng loạn, một số cảnh sát trốn trong xe. Hành vi dũng cảm của người dân khi đối mặt với cảnh sát đã được nhiều cư dân mạng Đại Lục khen ngợi.
Truyền thông Đài Loan Newstalk hôm nay 11/12 đưa tin, tại Hồ Nam và Quảng Tây đã xảy ra các cuộc bạo động đòi tiền lương. Cảnh sát chống bạo động bị đánh đến mức phải tháo chạy, thậm chí có cảnh sát trốn trong xe không dám xuống.
Bản tin dẫn bài đăng của tài khoản “Daniel Fang” trên mạng xã hội X cho biết, gần đây tại huyện Quế Đông, Tp. Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, đã xảy ra một vụ việc công nhân biểu tình đòi lương. Chính quyền địa phương đã cử cảnh sát chống bạo động đến trấn áp, nhưng sau khi xảy ra xung đột với người biểu tình, cảnh sát đã bị đánh bại, bỏ chạy tán loạn. Một số cảnh sát còn bị người dân cầm gậy sắt đuổi đánh. Một số công nhân đã nhặt được các tấm khiên mà cảnh sát bỏ lại và sử dụng chúng để đối đầu với lực lượng cảnh sát.
湖南郴州桂东县农民工讨薪,与防爆警察发生冲突,警察丢盔弃甲败逃,视频中大量农民工手持钢管追击,有的农民工手中还拿着防暴警察丢弃的盾牌
================
老目评论:团结就是力量 pic.twitter.com/kaJOJ7MzlD— Daniel Fang (@fang_danie121) December 10, 2024
“Daniel Fang” cho rằng “đoàn kết là sức mạnh”, chỉ cần những người biểu tình đoàn kết lại, họ có thể đẩy lùi được “tay sai của chính quyền” và giành lại quyền lợi chính đáng của mình.
Một số cư dân mạng chỉ ra rằng những video liên quan vẫn có thể được xem trên nền tảng video Kuaishou ở Trung Quốc Đại Lục vài ngày trước, nhưng hiện chúng đã bị xóa.
Ngoài ra, người làm truyền thông kỳ cựu Triệu Lan Kiện (hiện ở Mỹ) cũng chia sẻ một đoạn video trên mạng xã hội X, cho biết tại huyện Chung Sơn, Tp. Hà Châu, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, gần đây cũng xảy ra một vụ công nhân biểu tình đòi lương. Rất nhiều công nhân bị nợ lương đã xuống đường biểu tình, yêu cầu chủ sử dụng lao động trả tiền công.
广西发生大规模民工暴动,具体信息不相,欢迎网友补充。 pic.twitter.com/Yuq98fR44n
— 赵兰健[Lanjian Zhao] (@uyunistar) December 9, 2024
Chính quyền địa phương đã cử một lượng lớn cảnh sát chống bạo động đến hiện trường để trấn áp vụ việc. Những người biểu tình cầm gậy sắt chiến đấu với cảnh sát chống bạo động, và một số cảnh sát sợ hãi đến mức phải trốn trong xe. Cuối cùng, công nhân đã đòi được tiền lương, vui mừng trở về nhà chuẩn bị đón năm mới.
Ông Triệu Lan Kiện kết luận rằng dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ, các cơ quan công an, viện kiểm sát và tòa án đã mất đi chức năng xứng đáng của mình, còn người dân chỉ có thể dựa vào khả năng của mình “dùng gậy sắt đòi lương”. Ông tin rằng hiện tượng này là “việc làm hợp lý”, đồng thời chúc phúc cho những người biểu tình này có thể lấy lại quyền lợi chính đáng từ những người cầm quyền.
Cư dân mạng bày tỏ:
“Những công nhân đến từ nông thôn chỉ muốn lấy lại tiền của họ, chủ sử dụng lao động đã không thể đưa ra được cách giải quyết, vậy thì công nhân sẽ cho bạn một cách giải quyết.”
“Người ta vốn đã đang sống ở mức thấp nhất, vậy mà còn muốn tước đi quyền sinh tồn duy nhất của họ, bức ép quá họ thực sự sẽ liều mạng.”
“Đối phó với bọn cướp, thì chỉ có thể dùng bạo lực để chống lại bạo lực, nếu quỳ xuống thì sẽ chỉ bị cắt như rau hẹ.”
“Đúng là những người công nhân dũng mãnh.”
“Đây mới là cách đòi lương đúng đắn.”
“Đoàn kết lại, mọi việc đều được giải quyết.”
Có cư dân mạng cho rằng:
“Thế lớn của ĐCSTQ đã qua”
“Sở dĩ chế độ này có thể được duy trì là dựa trên nỗi sợ hãi của những người dân ở tầng dưới. Khi áp lực gia tăng, khi người dân không còn sợ hãi nữa thì mọi chuyện sẽ kết thúc!”
Ngành xây dựng và sản xuất ô tô bị nợ lương nặng nề nhất
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, ông Kevin Slaten, người đứng đầu trang “Tiếng nói bất đồng” (China Dissident Monitor), cho biết làn sóng biểu tình đòi lương ở Trung Quốc trước Tết năm nay đã bắt đầu sớm hơn, từ tháng 9 và tháng 10. Trong khi đó, những năm trước đỉnh điểm của các cuộc biểu tình đòi lương thường rơi vào khoảng 2 tháng trước Tết.
Một cuộc khảo sát do trang web này công bố từ tháng 7 đến tháng 9 ghi nhận tổng cộng 937 cuộc biểu tình ở Trung Quốc, 41% trong số đó là các cuộc biểu tình của người lao động, và các cuộc biểu tình liên quan đến yêu sách kinh tế tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023.
Ông Kevin Slaten chỉ ra: “Cuộc khủng hoảng bất động sản đã khiến một số lượng lớn công nhân xây dựng không được trả lương và ngành này gặp khó khăn trong vài năm. Gần đây, các nhà phát triển lớn như Country Garden và Sunac đã rơi vào khủng hoảng nợ nần, nhiều dự án xây dựng trên khắp Trung Quốc không thể hoàn thành. Ngành bất động sản chiếm 1/4 nền kinh tế Trung Quốc, là một phần quan trọng trong phát triển kinh tế, và cuộc khủng hoảng đã dần lan sang các ngành khác.”
Ông Sử Hạc Lăng (Shi Heling), giáo sư tại Trường Kinh doanh Đại học Monash ở Úc, cho biết tình trạng nợ lương trong khu vực tư nhân của Trung Quốc phổ biến ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau, lĩnh vực xây dựng, sản xuất ô tô và xuất khẩu năm nay là những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ông phân tích, công nhân trên các công trường xây dựng thiếu hợp đồng bảo vệ đầy đủ, nên ngành xây dựng bị nợ lương nặng nề nhất. Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào sản xuất xe điện, sản xuất ô tô liên quan đến việc sản xuất nhiều loại phụ tùng. Dưới sự cạnh tranh cao, hầu hết các công ty đang hoạt động thua lỗ, nhiều nhà máy lắp ráp xe điện yêu cầu các nhà cung cấp linh kiện giảm giá hoặc kéo dài thời gian thanh toán. Ông nói: “Công ty nợ nhà cung cấp và nhà cung cấp nợ tiền lương của công nhân, do đó đã tạo ra một vòng luẩn quẩn.”
Ông chỉ ra rằng Trung Quốc không có cách nào để giúp người lao động bày tỏ tiếng nói của mình. Không có hệ thống tư pháp độc lập, các tổ chức phi chính phủ bị đuổi ra khỏi Trung Quốc. Khi người lao động tuyệt vọng, họ chỉ có thể sử dụng biện pháp cực đoan để đòi lương. Hầu hết hàng loạt hành vi bạo lực xảy ra ở Trung Quốc vào năm 2024 đều liên quan đến việc thiếu các kênh thích hợp để giải quyết bất công xã hội.
Thái Tư Vân, Vision Times
Từ khóa biểu tình ở Trung Quốc Recommend kinh tế Trung quốc