Ngày 4/11/2021 vừa qua, ông Lã Khai Lợi, một cựu kỹ sư công nghệ thông tin tại Trung Quốc, đã bị lên lịch đưa ra xét xử tại Phòng xử án số 2 của Tòa án Cam Tỉnh Tử vào lúc 9:30 sáng. Trước đó vào ngày 20/6, cảnh sát đã bắt cóc ông khỏi nhà riêng vì ông tập Pháp Luân Công, bất chấp việc ông bị liệt sau khi trải qua 10 năm tù giam và tra tấn trước đó. Ông Lã, 57 tuổi, đã trải qua 7 lần bị bắt, 2 lần trong trại lao động cưỡng bức và 1 án tù vì kiên quyết không từ bỏ Pháp Luân Công kể từ khi cuộc đàn áp môn tập này bắt đầu vào năm 1999. Ông đã ở tù tổng cộng 13,5 năm và trải qua nhiều loại tra tấn và bức hại khác nhau trong tù.

Ky su IT chen song 02
Ông Lã Khai Lợi. (Ảnh: Minghui.org)

Ông Lã Khai Lợi từng thụ án trong trại lao động cưỡng bức từ năm 2000 đến năm 2003. Vào tháng 4/2006, Tòa án thành phố Liêu Dương đã kết án ông 10 năm tù. Ông bị đưa đến nhà tù Dinh Khẩu vào đầu năm 2007, sau đó bị chuyển đến nhà tù Bàn Cẩm rồi nhà tù Cẩm Châu. Ông Lã bị tra tấn đặc biệt tàn bạo trong nhà tù Bàn Cẩm.

Trong nhiều năm, ông Lã đã phải chịu đựng hơn 20 loại hình thức tra tấn khác nhau. Trong một lần, cai tù đã dùng nhiều dùi cui sốc điện ông cùng một lúc trong 6 ngày liên tiếp.

Bị bức hại tại công ty

Ông Lã Khai Lợi tốt nghiệp đại học Đông Bắc tỉnh Liêu Ninh, một trường đại học nổi tiếng về chuyên ngành công nghệ thông tin tại Trung Quốc. Ông từng là kỹ sư trưởng về công nghệ thông tin của Tập đoàn Đại Liên Đại Khởi. Sau khi tập Pháp Luân Công và trước khi cuộc đàn áp diễn ra, ông Lã từng là nhân viên xuất sắc nhất trong nhiều năm của Tập đoàn.

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, ông Lã nhiều lần được yêu cầu phải từ bỏ Pháp Luân Công. Do từ chối, ông đã bị loại khỏi vị trí và bị giám sát tại nơi làm việc.

Nhân viên an ninh của công ty đã tới tịch thu sách và băng ghi âm về Pháp Luân Công của ông Lã vào tháng 10/1999. Khi ông yêu cầu được trả lại đồ đạc, họ đã bắt cóc ông đến đồn cảnh sát Nam Sa và nhốt trong một lồng kim loại trước khi thả ông.

Tra tấn trong trung tâm tẩy não

Không chấp nhận cuộc đàn áp, ông Lã Khai Lợi và nhiều người tập Pháp Luân Công khác đã tập luyện tại một quảng trường công cộng vào ngày 5/2/2000, trong dịp Tết Nguyên Đán. Hàng chục nhân viên cảnh sát bắt giữ tất cả 70 người và đưa họ thẳng đến Trung tâm Cai nghiện Phục hồi chức năng thành phố Đại Liên.

Điều đáng nói là tại trung tâm vào thời điểm đó không có người nghiện ma túy đang cai nghiện. Nơi này được dành riêng như một trung tâm tẩy não người tập Pháp Luân Công. Sau 20 ngày ông Lã bị tra tấn, vợ ông, bà Tôn Yến, đã trả 2.000 Nhân dân tệ tiền ăn và cảnh sát đã thả ông.

Mất việc và bị tra tấn trong trại lao động cưỡng bức

Ngày 4/4/2000, ông Lã Khai Lợi quyết định đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Ngày hôm sau, một số sĩ quan mặc thường phục đã bắt ông trước Văn phòng Thỉnh nguyện và tiếp tục đưa ông về Trung tâm Cai nghiện Phục hồi chức năng Đại Liên. 20 ngày sau, vào ngày 25/4, Tập đoàn Đại Liên Đại Khởi đã đơn phương sa thải ông Lã mà không thông báo.

Ông Lã và hàng chục người tập Pháp Luân Công khác đã bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia vào ngày 30/5. Trong một năm rưỡi tiếp theo, ông tiếp tục trải qua tra tấn vì không chịu từ bỏ đức tin của mình.

Trại lao động đã buộc những người tập Pháp Luân Công làm việc trên cánh đồng ngô dưới nắng gắt hoặc khi trời mưa. Ông Lã cho biết có một số người đã bị đánh đập, bị thương, thậm chí bị tàn tật.

Vì tiếp tục không chịu từ bỏ Pháp Luân Công, ông Lã đã bị đưa vào một đội đặc biệt. Các lính canh đã tra tấn ông trong 3 tuần. Ông phải đứng dưới nắng gắt trong nhiều giờ và các lính canh sẽ đánh, giật điện ông bằng dùi cui điện cao thế. Trong lần tra tấn này, phần da thịt ở mông ông đã bị bung ra và dính chặt vào một khúc gỗ vì ông phải ngồi yên trên đó trong một thời gian quá dài.

Ông Lã Khai Lợi bị chuyển tới Trại Lao động Cưỡng bức Đại Liên vào ngày 19/4/2001. Ngay khi ông bị chuyển tới, các lính canh đã lột trần và đẩy ông xuống một sàn nhà ẩm ướt. Một người đàn ông đã ngồi trên người ông, trong khi hai tay ông bị còng sau lưng. Các lính canh đã thay nhau dùng dùi cui điện giật vào mặt, đầu, miệng, bộ phận sinh dục, lòng bàn tay và lòng bàn chân của ông.

Ông Lã được trả tự do vào ngày 20/10/2001.

Bị bắt chỉ sau 10 ngày được thả

10 ngày sau khi được thả, cảnh sát đã bắt ông Lã Khai Lợi cùng vợ vào ngày 31/10/2001, khi họ đến thăm một người tập Pháp Luân Công khác. Trong trại giam Đại Liên, ông Lã phải đeo còng tay và cùm được nối với nhau bằng một sợi xích ngắn, khiến ông không thể đứng thẳng hay nằm. Ông đã tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi và các lính canh đã đưa ông vào biệt giam và bức thực.

Ông Lã bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Đại Liên vào ngày 27/12/2001, nơi ông bị giam giữ 2 năm. Vì không chấp nhận lao động cưỡng bức, ông Lã thường bị tra tấn bức hại, đặc biệt là theo hình thức “giường tử thần”. Đây là hình thức tra tấn mà trong đó, lính canh đè nạn nhân xuống một chiếc giường được chế tạo đặc biệt và cùm tứ chi vào bốn chân giường để nạn nhân luôn bị kéo căng và không thể cử động được. Bên dưới giường là một cái chậu để hứng nước tiểu và phân của nạn nhân.

Ông Lã tuyệt thực một lần nữa vào tháng 7/2002 trong khi vẫn thường xuyên bị trói trên giường tử thần. 3 tuần sau, khi sức khỏe của ông giảm sút, một đội trưởng đã chích điện vào vùng háng của ông Lã bằng 2 chiếc dùi cui điện. Các lính canh cũng cưỡng chế đổ rượu vào mồm ông sau khi ông đã tuyệt thực nhiều ngày.

Trốn thoát khỏi đồn cảnh sát

Hai sĩ quan thuộc Bộ An ninh Nội địa Đại Liên đã bắt giữ bà Tôn Yến, vợ ông Lã, cũng là một người tập Pháp Luân Công, vào ngày 9/12/2004 khi bà đang bị bộ xuống phố. Đêm đó, khi ông Lã về nhà, cảnh sát thường phục đã bắt giữ và tịch thu sách Pháp Luân Công, điện thoại di động và tiền mặt của ông.

Tại đồn, cảnh sát đã đánh đập ông Lã. Sáng hôm sau, ông trốn thoát và để tránh bị bức hại, ông đã không trở về nhà.

Chèn sóng truyền hình và bị kết án 10 năm

Nhận thấy sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng toàn bộ phương tiện truyền thông nhà nước để tuyên truyền tẩy não người dân, ông Lã Khai Lợi và một số người khác đã chén sóng Truyền hình cáp huyện Liêu Dương và phát những thước phim vạch trần cuộc bức hại vào ngày 5/9/2005.

Ngày 13/10/2005, cảnh sát thường phục đã đột nhập vào nơi ông Lã thuê nhà. Ông bị bí mật đưa đến Trại giam Thành phố Liêu Dương.

Tòa án Liêu Dương đã xét xử ông Lã mà không thông báo cho gia đình ông vào ngày 25/1/2006. Ông bị kết án 10 năm tù, bị đưa tới nhà tù Dinh Khẩu cho đến ngày 20/12/2007, rồi chuyển đến nhà tù Bàn Cẩm.

Bị liệt

Sau khi biết được thông tin ông Lã Khai Lợi có một thiết bị điện tử để đọc sách Pháp Luân Công trong tù, vào 9 giờ sáng ngày 6/4/2010, ông Lã bị đưa đến “phòng giáo dục”, nơi Vương Cảnh Lâm thuộc Đội điều tra và Vương Kiến Quân, trưởng Khu số 5, đã dùng nhiều dùi cui điện cao thế để tra tấn ông đến tận 11 giờ đêm. Họ giam ông Lã trong một phòng biệt giam nhỏ sau khi toàn thân ông bị cháy sém hoàn toàn. Ông Lã tiếp tục bị tra tấn tàn bạo tại phòng biệt giam nhỏ trong 15 ngày.

Cuối tháng 6/2010, ông Lã bắt đầu tuyệt thực để phản đối lao động nặng và ngược đãi. 3 ngày sau, một chỉ huy mới được bổ nhiệm là Quản Phong Xuân cùng trưởng “khu giáo dục” Vương Huy và lính canh Tần Phi đã tra tấn ông Lã bằng dùi cui điện từ 1 giờ trưa đến 4 giờ chiều. Họ tiếp tục tra tấn ông Lã từ ngày 9/7 đến ngày 14/7.

Ngày 24/8/2010, lính canh cuối cùng đã tìm thấy cuốn sách điện tử của ông Lã. Ngày 29/8, Quản Xuân Phong đã tra tấn ông Lã bằng dùi cui điện trong 4 tiếng đồng hồ. Ngày 30/8/2021, trong khi không thể chịu nổi đau đớn do bị tra tấn, ông Lã đã nhảy từ tầng 2 của tòa nhà xuống. Cú nhảy khiến lưng và xương chậu của ông bị thương nặng. Sau đó, lính canh đã cố gắng che dấu vụ việc bằng cách không cho phép gia đình vào thăm ông.

Vết thương khiến trí nhớ ông Lã suy giảm, không thể chăm sóc bản thân, không thể kiểm soát tiểu tiện và đại tiện, và phải dùng tay để lết trên mặt đất.

Cuối cùng phải thông qua sự giúp đỡ của luật sư, bà Tôn Yến mới gặp được chồng vào tháng 11/2011, 14 tháng sau khi vụ việc xảy ra.

Nhà tù Cẩm Châu và tình trạng sau khi ra tù

Để tiếp tục che đậy tội ác, 6 tháng sau, nhà tù Bàn Cẩm đã chuyển ông Lã đến nhà tù Cẩm Châu vào ngày 8/5/2012 mà không cho gia đình biết.

Bà Tôn Yến phát hiện ra ông Lã đang ở nhà tù Cẩm Châu và đã thử nhiều cách để được phép gặp ông. Tuy nhiên trong hơn 3 năm, nhà tù Cẩm Châu đã từ chối quyền thăm nom, gọi điện và viết thư của ông Lã.

Ông Lã Khai Lợi được thả tự do vào ngày 12/10/2015. Ông phải dùng nạng và túi đựng nước tiểu. Phần bên dưới thân của ông bị thâm đen và hoại tử. Ông mất khả năng làm việc và sinh hoạt bình thường.

TQ: Cựu kỹ sư IT bị liệt sau 10 năm tù giam tiếp tục bị bức hại vì đức tin
Tình trạng ông Lã Khai Lợi sau khi trải qua 10 năm bị bức hại trong tù. (Ảnh: Minghui.org)
Ky su IT chen song 04
(Ảnh: Minghui.org)
TQ: Cựu kỹ sư IT bị liệt sau 10 năm tù giam tiếp tục bị bức hại vì đức tin
(Ảnh: Minghui.org)

Dạy tiếng Anh tại nhà

Sau khi được trả tự do, sức khỏe yếu khiến ông Lã không thể quay trở lại làm việc. Ông quyết định dạy tiếng Anh tại nhà để giảm bớt gánh nặng tài chính cho vợ.

Ky su chen song truyen hinh 02
Ảnh cưới của ông Lã Khai Lợi và bà Tôn Yến. (Ảnh: Minghui.org)

Ông Lã đã nghĩ ra nhiều cách để truyền cảm hứng cho học sinh và một số em đã trở thành học sinh giỏi tiếng Anh nhất trong lớp ở trường.

Tuy nhiên do sức khỏe không đảm bảo, cuối cùng ông Lã đã phải ngừng dạy. Các học sinh và phụ huynh nhiều lần đến thăm, hy vọng ông có thể tiếp tục.

Tiếp tục bị bắt giữ

Ngày 20/6/2021, bà Tôn Yến về nhà vào buổi tối và nhận thấy ông Lã đã biến mất.

Sau khi tìm hiểu suốt một ngày, bà Tôn được tin cảnh sát đã đột nhập vào nhà họ và bắt cóc ông Lã tới một trung tâm giam giữ. Khi gia đình ông Lã đến trung tâm, họ chỉ kịp nhìn thấy một chiếc xe cảnh sát lao ra, chở ông Lã đi mất.

Bà Tôn Yến tìm hiểu và biết được ông Lã bị lên lịch đưa ra xét xử tại Phòng xử án số 2 của Tòa án Cam Tỉnh Tử vào lúc 9:30 sáng ngày 4/11/2021.

Người thân bị ảnh hưởng trong cuộc bức hại

Trong suốt những năm ông Lã Khai Lợi bị bức hại và giam giữ liên tục, người mẹ già của ông luôn sống trong đau khổ và sợ hãi. Bà mất trong khi ông bị giam giữ và ông không được gặp bà lần cuối.

Vợ của ông Lã, bà Tôn Yến, từng là giáo viên lâu năm tại trường mẫu giáo thuộc Công ty Hóa dầu Đại Liên. Bà đã giành được một số giải thưởng và được bầu là nhân viên xuất sắc. Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, bà từng bị đưa vào Trại Lao động Cưỡng bức Đại Liên, Trại Lao động Cưỡng bức Long Sơn và Nhà tù Nữ Liêu Ninh. Trong tù, bà Tôn Yến đã bị lạm dụng tình dục và tra tấn.

Sau khi ông Lã bị liệt vì bị tra tấn trong tù, sức khỏe của bố vợ ông ngày càng giảm sút vì áp lực, lo lắng thường xuyên và ung thư tái phát. Trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già và một người em gái mắc bệnh trầm cảm đều đổ lên vai bà Tôn Yến.

Theo thông tin đăng tải trên Faluninfo.net, Minghui.org
Minh Nhật biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: