Theo Minghui.org (mạng Minh Huệ), kể từ năm 2000, hầu như tất cả các số điện thoại của học viên Pháp Luân Công nào bị cảnh sát Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ghi sổ, đều nằm trong tầm ngắm theo dõi chặt chẽ. Cảnh sát sử dụng công nghệ tiên tiến có thể theo dõi và giám sát bất kỳ điện thoại di động, máy nhắn tin hoặc điện thoại cố định nào theo ý muốn. 

email chua phan mem gian diep 1
(Ảnh minh họa: Gorodenkoff/Shutterstock)

Nhưng những năm gần đây hoạt động giám sát điện thoại đối với học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn còn rất phổ biến. Một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc cho biết: “Khi tiếp xúc với cảnh sát, tôi mới biết rằng lý do tôi bị bức hại là vì điện thoại di động của tôi đã bị theo dõi”. Quốc an ở quận Tân Đô – Thành Đô – Tứ Xuyên đã giám sát điện thoại để nắm được những động thái của các học viên Pháp Luân Công. Ngày 12/5 vừa qua, họ đã bắt cóc ít nhất 9 học viên Pháp Luân Công bằng cách đập khóa phá cửa vào nhà trái phép.

Điện thoại di động là vật bất ly thân của mọi người trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cho nên giám sát qua điện thoại di động đã trở thành một trong những phương pháp giám sát phổ biến nhất. Hiện nay các thủ đoạn giám sát của ĐCSTQ đã phát triển cả nhận dạng giọng nói, nhận dạng khuôn mặt… 

Giám sát và định vị điện thoại

Theo Minghui.org, vào ngày 12/5/2021, Quốc an quận Tân Đô – Thành Đô đã bắt cóc 9 học viên Pháp Luân Công. Trước đó, vào tối ngày 25/4 đã có học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc tại quận quận Tân Đô – Thành Đô.  Những hành động đều được thực hiện qua thời gian dài theo dõi điện thoại di động và theo dõi định vị của họ.

Vào sáng ngày 10/5, An ninh Quốc gia Trung Quốc và Phòng 610 (một tổ chức bất hợp pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công) của Tô Châu đã đột kích và bắt giữ 13 học viên Pháp Luân Công, trong đó có 2 người sau này không rõ tung tích. Những người mặc thường phục tham gia vụ bắt giữ cho biết: “Chúng tôi đã theo dõi trong 7 – 8  tháng và đã thu thập được rất nhiều ‘chứng cứ’”.

Thông tin trên Minghui.org vào ngày 28/9/2019 cũng đưa tin, một số học viên Pháp Luân Công ở Bắc Kinh đã bị ĐCSTQ bắt cóc bất hợp pháp. Khi bắt, cảnh sát đã tuyên bố biết mọi động thái của họ nhờ theo dõi điện thoại di động.

Tại đồn cảnh sát, cảnh sát còn nói với họ: “ Các người dậy luyện công vào lúc 4 giờ sáng”.

Minghui.org vào ngày 19/4/2021 đưa tin, một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc tiết lộ rằng cảnh sát địa phương cử một cảnh sát gặp riêng cô nói rằng họ nắm mọi diễn biến hoạt động của Pháp Luân Công địa phương bằng cách theo dõi điện thoại di động của học viên. Viên cảnh sát nói: “Bắt các người, bắt từng người đều chính xác”.

Thái Ngọc Lê (Cai Yuli), Đội trưởng Đội 6 (Trinh sát Kỹ thuật) thuộc Công an thành phố Cẩm Châu tỉnh Liêu Ninh đã nhiều năm sử dụng các phương pháp trinh sát kỹ thuật để theo dõi và xác định vị các học viên Pháp Luân Công trên Internet, định vị họ qua điện thoại. Những vụ bắt cóc tập thể quy mô lớn đối với Pháp Luân Công xảy ra ở Cẩm Châu vài năm qua, đều là nhờ Thái Ngọc Lê theo dõi và định vị điện thoại của các học viên Pháp Luân Công.

Những trường hợp được liệt kê ở trên chỉ là một khía cạnh nhỏ.

Nói thầm cũng có thể được khuếch đại

Do giám sát bằng điện thoại di động chi phí thấp, lượng thông tin thu được lớn, dễ thao túng và khó phát hiện, nên cơ quan chức năng ĐCSTQ không chỉ tăng cường giám sát bằng điện thoại di động mà còn liên tục đầu tư vào công nghệ và nhân lực.

Theo Minghui.org vào ngày 7/12/2018, một học viên Pháp Luân Công Trung Quốc Đại Lục và một số học viên có liên hệ với cô ấy đã bị bắt cóc cùng một lúc. Mặc dù học viên này thường xuyên thay đổi số điện thoại di động, thậm chí sử dụng nhiều số điện thoại di động cùng một lúc nhưng không thể tránh khỏi việc bị theo dõi.

Cơ quan An ninh Quốc gia của ĐCSTQ đã nắm được nhiều điều thông qua việc theo dõi, bao gồm cả việc học viên này tham gia học Pháp tập thể và tình hình của các học viên khác trong nhóm. Cảnh sát và An ninh Quốc gia cho họ hiểu rằng ngay cả khi họ nói thì thầm với điện thoại di động thì cảnh sát cũng có thể dùng phương tiện phóng đại âm thanh vô số lần.

Một học viên Pháp Luân Công từ Trung Quốc Đại Lục đã cho Minghui.org biết về việc bị giám sát từ xa bằng điện thoại di động của mình. Anh ấy kể lại rằng khi để điện thoại trong túi quần cảm thấy rất nóng, lúc lấy ra thì nhiều ứng dụng được tự động mở ra một cách đáng ngờ. Một người ở Cục Công an cho biết, chỉ cần một người có dùng điện thoại di động, thì có thể giám sát và sao lưu lại lịch sử sử dụng của họ, trong đó có thể biết được lịch trình sinh hoạt của họ, cũng như là biết được họ đã đi đến những địa phương nào một cách rành mạch. Điều này cho thấy kỹ thuật giám sát và điều khiển qua điện thoại di động đã phát triển đến độ mức nào.

Ngay từ năm 2006, truyền thông của ĐCSTQ đã có thông báo rằng họ đã phát triển một hệ thống nhận dạng giọng nói liên lạc, qua đó có thể xác định được danh tính của người gọi.

“Mạng lưới giám sát điện thoại” của Công an ĐCSTQ

ĐCSTQ đã thiết lập “Mạng lưới giám sát điện thoại” đối với các học viên Pháp Luân Công. Hầu hết học viên Pháp Luân Công trong danh sách giám sát của ĐCSTQ đều bị giám sát điện thoại di động. Việc giám sát điện thoại di động của ĐCSTQ gồm nghe trộm giọng nói, giám sát môi trường và theo dõi vị trí; thu thập thông tin mọi lúc, mọi nơi và theo mọi hướng.

Minghui.org cho biết, Trung Quốc có các nhà khai thác lớn như China Telecom, Netcom, China Mobile, China Unicom và China Railcom, mỗi tổng đài đều có giao diện (interface) đặc biệt dành cho cảnh sát, giao diện này không cung cấp cho đại chúng, vai trò của nó là để giám sát điện thoại. Công an sẽ thông qua giao diện này kết nối với một số thiết bị giám sát, đầu cuối của những thiết bị giám sát đó được đặt bên trong cục công an để theo dõi.

Truy cập “giao diện cảnh sát” thông qua tổng đài của các nhà khai thác viễn thông, kết nối với trạm trung tâm bên trong cục công an thông qua mạng WAN (mạng diện rộng), tạo thành mạng giám sát quy mô lớn, thông thường mỗi tổng đài có thể đồng thời nghe trộm được khoảng 1.000 người dùng (trong một thành phố, đôi khi có vài hoặc hàng chục tổng đài tùy thuộc vào quy mô của thành phố). Hiện nay Công an ĐCSTQ vẫn đang yêu cầu các nhà mạng mở rộng “giao diện cảnh sát”, nhằm gia tăng số lượng người dùng có thể đồng thời giám sát.

Một trưởng bộ phận viễn thông cũng tiết lộ câu chuyện nội bộ của việc giám sát qua điện thoại.

Ông nói: “Cả Công an và Quốc an đều có liên hệ với hệ thống viễn thông của chúng tôi, để chúng tôi về mặt kỹ thuật mà cung cấp hệ thống giám sát cho họ. Họ cung cấp danh sách những người tập Pháp Luân Công cùng tên của các thành viên trong gia đình của học viên, ngoài ra, còn thành viên gia đình hay liên lạc với học viên Pháp Luân Công. Sau khi hoàn thiện hệ thống thì tất cả đều ở trên cùng đường dây giám sát, giống như một nhóm WeChat, đều nằm trong tầm ngắm. Chỉ cần người trong tầm ngắm thực hiện cuộc gọi là sẽ có thông báo đèn nhấp nháy kèm theo âm thanh như tin nhắn: tên bạn và tên người đã trả lời cuộc gọi ngay lập tức hiển thị, bạn đang ở đâu và bạn nói gì đều hiện thị rõ ràng”.

Theo các nguồn tin đáng tin cậy từ nội bộ công an, ĐCSTQ đã thiết lập một nền tảng quản lý định vị E-pass tư pháp ba cấp (thành phố, huyện, thôn trấn) và thiết bị đầu cuối của nền tảng này mở rộng đến điện thoại di động.

Ai cũng có thể trở thành nạn nhân

Đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, giám sát qua điện thoại chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống giám sát khổng lồ của ĐCSTQ. Theo Minghui.org đưa tin ngày 21/5/2021, một nữ cảnh sát ở Sơn Tây cho biết với công nghệ hiện nay, chỉ cần người có sử dụng phương tiện liên quan mạng internet (WeChat, QQ, thẻ ngân hàng…) thì mọi nội dung liên quan đều có thể kiểm tra được. Ngoài ra, còn có các loại ứng dụng khác nhau trên di động đã thu thập được một dữ liệu khổng lồ về thông tin của từng cá nhân.

Riêng đối với Pháp Luân Công, những cơ sở dữ liệu lớn về họ ban đầu được thành lập bởi “Dự án Lá chắn vàng” do Bộ Công an phụ trách.

“Dự án Lá chắn Vàng” (tên chính thức là “Dự án Thông tin hóa Công tác Công an”) được khởi động vào năm 1998, năm sau tức năm 1999, cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu. Dự án đã được sử dụng trong nhiệm vụ cấp bách nhất của toàn hệ thống an ninh công cộng ĐCSTQ vào thời điểm đó: vấn đề Pháp Luân Công.

Giám sát là mục đích cụ thể của “Dự án Lá chắn Vàng”, và hệ thống tình báo lớn sau này được phát triển từ dự án đó.

Các công ty công nghệ cao của Trung Quốc như Huawei đã tham gia vào “Dự án Lá chắn Vàng” và sự phát triển sau này của các hệ thống tình báo lớn. Với nỗ lực hợp tác của các đại gia công nghệ Trung Quốc, việc giám sát của ĐCSTQ đã trở thành một mạng lưới khổng lồ bao phủ toàn bộ Trung Quốc, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân.

Cao Tĩnh, Epoch Times

Xem thêm: