“Người nổi tiếng yêu nước trên Internet” Mao Thành Công (Mao Chenggong) của Trung Quốc Đại Lục qua đời vì xuất huyết não đột ngột vào ngày 17/7. Khi còn sống, ông thường hát nhạc đỏ, còn quay video để bày tỏ “tình yêu đối với đảng và đất nước”. Sáng ngày 14/7 khi lâm bệnh, ông đã đến Thiều Sơn, Tp. Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam để chiêm bái tượng Mao Trạch Đông. Ông bị xuất huyết não vào chính đêm hôm đó, 3 ngày sau thì qua đời.

Cung bai Mao Trach Dong
“Người yêu nước nổi tiếng trên mạng” Mao Thành Công. (Ảnh cắt từ video)

Theo đoạn video do gia đình Mao Thành Công đăng tải trên Douyin, ông bị xuất huyết não vào tối 14/7 và rơi vào trạng thái hôn mê, vào sáng 17/7 thì qua đời, hưởng dương 43 tuổi.

Mao Thành Công tự gọi mình là “người yêu nước nổi tiếng trên Internet”. Kể từ năm 2022, ông thường quay video để bày tỏ lòng “yêu nước (Trung Quốc cộng sản)” của mình và bắt đầu nhận được lượng truy cập “yêu nước”. Ông cũng thường sử dụng biểu ngữ luật quốc kỳ của ĐCSTQ để yêu cầu người khác tôn trọng lá cờ đẫm máu của ĐCSTQ. Khi thấy lá cờ của ĐCSTQ treo ở một doanh nghiệp bị hư hỏng, ông luôn “mạnh dạn thẳng thắn” yêu cầu sửa chữa.

Ngoài ra, ông thường hát một cách say sưa những bài hát đỏ của ĐCSTQ trong các video và yêu cầu người khác hát theo.

Mao Thành Công rất ngưỡng mộ Mao Trạch Đông. Ngày trước và ngày ông bị bệnh (sáng 13 và rạng sáng 14/7), ông đã đến Thiệu Sơn, Tp. Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam để cúng bái tượng Mao Trạch Đông và quay video. Tối ngày 14, ông đột ngột xuất huyết não, hôn mê và qua đời vào sáng ngày 17.

Một người nắm được tình hình tiết lộ rằng vợ ông đã qua đời vì chứng khó sinh vào năm 2011, trùng hợp cũng là vào ngày 14/7, ngày ông phát bệnh.

Về cái chết của Mao Thành Công, nhiều cư dân mạng cho rằng: “Loại người này không phải là người yêu nước mà là ma quỷ, bình thường đăng video lên Douyin chỉ có vài trăm lượt xem và một vài lượt thích. Dù có đăng thế nào thì cũng không tìm ra được điểm cốt yếu. Sau đó đổi thành video quốc kỳ, đột nhiên phát hiện bí mật của lưu lượng truy cập, từ đó bắt đầu phát triển bản thân theo hướng này. Hiện nay cái gọi là người yêu nước nổi tiếng trên mạng đều là xuất hiện như thế này, quá trình của họ hoàn toàn giống nhau.”

“Những người nổi tiếng yêu nước trên Internet không phải là người yêu nước, họ chỉ kiếm cơm nhờ vào danh hiệu yêu nước. Càng khoe khoang yêu nước thì càng như thế.”

ĐCSTQ cổ xúy chủ nghĩa dân tộc cực đoan

Để duy trì chính quyền độc tài của mình, ĐCSTQ đã cố tình làm nhầm lẫn giữa các khái niệm “yêu nước”“yêu Đảng”, cổ xúy chủ nghĩa dân tộc cực đoan không dè dặt gì và kích động người dân bài ngoại. Để thu hút lưu lượng truy cập Internet, một số blogger đã nhân cơ hội sử dụng cờ hiệu “lòng yêu nước” để giúp ĐCSTQ tuyên truyền “yêu nước, yêu đảng”, mê hoặc dân chúng.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan do ĐCSTQ chủ trương là một khái niệm và tình cảm dân tộc cực kỳ cực đoan, thường thể hiện ở sự kiêu ngạo và ưu việt quá mức đối với dân tộc của mình, kỳ thị và thù địch đối với các dân tộc khác, cho đến cả việc bảo vệ tuyệt đối lợi ích quốc gia. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan này ở Trung Quốc còn được gọi là biểu hiện cực đoan của lòng yêu nước.

Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cự đoan ở Trung Quốc bao gồm những điểm sau:

(1) Niềm tự hào dân tộc: Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan thường đề cao tính ưu việt và lịch sử vĩ đại của dân tộc mình, tự hào quá mức về những thành tựu của dân tộc mình và bỏ qua những đóng góp, giá trị của các dân tộc khác.

(2) Sự thù địch của nước ngoài: Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan thường thể hiện sự thù địch và kỳ thị với người nước ngoài và các nền văn hóa nước ngoài. Họ cho rằng các quốc gia và dân tộc của các quốc gia khác là kẻ thù của Trung Quốc, nên có lập trường cứng rắn trong quan hệ quốc tế. Họ sẽ thể hiện sự giận dữ, phản kháng, thậm chí là những cảm xúc cực đoan và có xu hướng bạo lực khi dính líu đến các tranh chấp quốc tế hay các vấn đề trong nước.

(3) Phân biệt đối xử theo khu vực: Một số người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng có sự phân biệt đối xử theo khu vực. Họ có thành kiến ​​và thái độ thù địch đối với những người đến từ các khu vực khác.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể gây ra nhiều tác hại. Ví dụ, tư tưởng bài ngoại có thể dẫn đến căng thẳng trong quan hệ quốc tế, thậm chí dẫn đến xung đột, chiến tranh. Nó sẽ làm tổn hại đến hình ảnh của đất nước và thậm chí khơi dậy sự phẫn nộ và phản kháng từ các nước trên thế giới. Trung Quốc hiện đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Ngoài ra, chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng có thể dẫn đến việc bỏ bê các vấn đề trong nước và ảnh hưởng đến tiến bộ và cải cách xã hội. Hơn nữa, vì nó kêu gọi các cá nhân phục tùng lợi ích của nhà nước và quốc gia nên nó có thể có tác động tiêu cực đến các quyền tự do và nhân quyền.