Theo thông tin chia sẻ trên mạng, gần đây hơn 1.000 dân làng tại Tp. Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, đã giận dữ đập phá một đồn cảnh sát, “đã có người tử vong”, một cảnh sát “bị đánh chảy máu đầu”, hiện thông tin đã bị chặn và tin tức đã bị xóa trên mạng internet ở Trung Quốc.

Ho Nam 1
Trên mạng đưa tin, một đồn cảnh sát ở Trường Sa, Hồ Nam đã bị hàng nghìn dân làng đập phá. (Ảnh chụp màn hình)

Ông Triệu Lan Kiện, cựu nhân vật truyền thông Trung Quốc, mới đây đã đăng một số video lên nền tảng mạng xã hội X, cho biết vào ngày 28/3, Sở cảnh sát Cao Kiều ở Trường Sa, tỉnh Hồ Nam đã bị hàng ngàn dân làng phẫn nộ đập phá, chưa rõ nguyên nhân dẫn đến hành động này. Manh mối bị rò rỉ về vụ việc ở Trường Sa là “khu vực này đã bị ngắt kết nối Internet” “thông tin liên quan đã bị xóa khỏi toàn bộ mạng ở Trung Quốc Đại Lục”. Hiện tại có thể khẳng định “có người tử vong trong vụ việc”.

Ông Triệu cho biết, một cảnh sát giả đã bị dân làng đánh đập dã man, cảnh sát này nổi tiếng ở địa phương và thường chơi dùi cui và tập võ ở đồn cảnh sát Cao Kiều, lần này là 1.000 người tấn công đồn cảnh sát Cao Kiều và cảnh sát bị đánh thê thảm, đã nhập viện. Dân làng địa phương gay gắt nói với cảnh sát bên ngoài: “Không phải là không có báo ứng, mà là chưa đến lúc, cảnh sát thích vung dùi cui, lần này chính là ví dụ.” Đoạn video cho thấy một sĩ quan cảnh sát vung dùi cui. Một ảnh chụp màn hình khác cho thấy một bàn tay được quấn băng và thấm máu.

Ảnh chụp màn hình trò chuyện cho thấy nhiều video trực tiếp đã bị rò rỉ vào ngày 28/3. Một số người cho biết: “Hơn một ngàn dân làng đã tấn công đồn cảnh sát và xảy chết người”, “Vụ việc xảy ra ở Trường Sa, đồn cảnh sát bị đập tan nát, và người dân muốn nổi dậy!”, “Các sĩ quan cảnh sát ở đồn công an ngày nào cũng chơi dùi cui nhưng hôm nay lại bị đánh chảy máu đầu”. 

Ông Triệu Lan Kiện phân tích, người chết cho đến nay có lẽ không phải là cảnh sát thường dùng dùi cui, “Lần này chắc chắn một số lượng lớn cảnh sát đã bị đánh”, “người Trung Quốc lao động vất vả, cuối cùng đã thức tỉnh”.

Về vấn đề này, một số cư dân mạng bình luận: 

“Nếu những người dân tay không tấc sắt không bị ép đến đường cùng, thì ai dám tập trung lại để chống lại kẻ mạnh?”

“Thành thật mà nói, sức mạnh bùng nổ của vùng nông thôn Trung Quốc thật đáng sợ.”

“Cái gọi là kẻ thực thi pháp luật chẳng qua chỉ là tập hợp một đám lưu manh, đều là tay sai của của kẻ độc tài.”

“Việc đó xảy ra chắc chắn có lý do! Kích hoạt sự phẫn nộ của người dân! Người dân không dễ động vào đâu!”

“Quả thực không có tin tức gì trong tường cả (chỉ trong nước Trung Quốc được bao vây bởi tường lửa internet), đúng là phong tỏa chặt thật.”

Theo Epoch Times đưa tin, phóng viên của tờ báo đã liên lạc với Cao Phong (hóa danh), một người dân ở làng lân cận làng Đại Kiều vào ngày 1/4. Anh ta tiết lộ với phóng viên rằng một người dân trong quá trình bảo vệ quyền lợi của mình đã bị rơi từ trên lầu xuống tử vong (không rõ địa điểm cụ thể). Ngày 28/3, cơ quan chức năng huy động đông đảo công an đến cướp thi thể khiến dư luận phẫn nộ, hàng ngàn dân làng xông vào đồn công an đập phá. Nghe nói, chính quyền sợ sự việc trở nên nghiêm trọng, nên đã quyết định bồi thường ngay tại chỗ cho gia đình người quá cố gần một triệu nhân dân tệ.

Cao Phong cho biết, vụ việc này đã bị chính quyền phong tỏa hoàn toàn trên mạng, đoạn video dân làng đập phá đồn công an cũng không lọt được ra ngoài. Anh cũng đăng một đoạn video lên mạng nhưng nó nhanh chóng bị xóa, người dân làng Cao Kiều hiện không dám lên tiếng.

Theo tìm hiểu của phóng viên Epoch Times, việc bảo vệ quyền lợi của người dân trong làng là do tranh chấp thu hồi đất và phá dỡ để mở rộng chợ Cao Kiều 20 năm trước. Dân làng cho biết có các hoạt động trao đổi lợi ích ngầm, quan chức tham ô, v.v.

Theo đơn kiến ​​nghị của dân làng Cao Kiều được chia sẻ trên mạng, 600 mẫu đất trong làng đã được thu hồi để mở rộng chợ Cao Kiều. Việc thu hồi đất bắt đầu vào năm 2007. Dân làng ở các tổ 2, tổ 4, tổ 7 đến tổ 10 đều phải di dời.

Phía xây dựng chợ áp dụng chiến lược “mượn gà đẻ trứng” hợp tác với chính quyền. Đầu tiên, họ cùng nhau thành lập doanh nghiệp tập thể để chiếm giữ hàng trăm mẫu đất với số tiền thấp, sau đó xây dựng một số dự án bất động sản, thu về lợi nhuận hàng trăm triệu tệ chỉ sau vài năm.