Trung Quốc: Xu thế ngừng kinh doanh tại nhiều nơi, có nơi như ‘trạng thái thời chiến’
- Vision Times
- •
Tình hình kinh tế Trung Quốc suy thoái đang khiến nhiều doanh nghiệp cũng như người buôn bán phải tạm ngưng hoạt động. Dưới đây là nội dung phóng sự ghi trực tiếp tại Trung Quốc phản ánh một góc nhìn về vấn đề này.
Đây là Trung tâm mua sắm Gia Vinh ở Hạ Cương, Trường An – Đông Hoản tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc, nhưng trong trung tâm mua sắm chỉ có một nhân viên bảo vệ. Thành phố thương mại từng nhộn nhịp người qua lại giờ đã vắng bóng người.
Bây giờ tôi đang đi bộ trên Đại lộ Kiều Quang trấn Kiều Đầu thành phố Đông Hoản tỉnh Quảng Đông, đây là trục đường chính và là phố thương mại của thị trấn Kiều Đầu, lúc này đã khoảng 12h trưa nhưng đường phố vắng vẻ, nhiều cửa hàng đóng cửa, nhiều cơ sở kinh doanh không thể tiếp tục hoạt động đã phải đóng cửa. Một số cửa hàng cho thuê dù cửa vẫn mở nhưng bên trong cũng không có khách, nhân viên bán hàng nhiều hơn khách, những gì tôi nói là những gì tôi tận mắt nhìn thấy.
Gần đây, một lượng lớn cửa hàng mặt phố ở Tp. Lâm Nghi tỉnh Sơn Đông đang được cho thuê và chuyển nhượng. Ngày càng có nhiều cửa hàng bên đường chuyển nhượng, chứng minh kinh tế Trung Quốc suy thoái là rõ ràng. Trên một số đoạn đường có tới 30 cửa hàng đang quảng cáo sang nhượng dù chúng nằm ở những nơi có đông người qua lại.
Tất cả các cửa ở dãy hàng này đều đóng, còn ở hàng này chỉ có hai cửa ở ngã tư là vẫn mở. Mọi thứ ở đây đều trống rỗng, hàng này đã đóng cửa và dòng chữ trên bảng cửa hàng cũng không còn nữa. Toàn hành lang này chỉ có vài cửa hàng mở cửa. Theo thống kê sơ bộ, khoảng 50% cửa hàng ở khu thương mại Ngũ Kim (quận Hà Đông Tp. Lâm Dị tỉnh Sơn Đông) đã đóng cửa.
Ông Li đến từ Sơn Đông nói với truyền thông Trung Quốc ở nước ngoài rằng ở những khu vực gần khu đô thị chính, mẫu thông báo cho thuê và chuyển nhượng cửa hàng được in dòng chữ Cục Thi hành Luật hành chính tổng hợp Quận… nào đó, định dạng màu sắc được in thống nhất, có nghĩa là người kinh doanh đó phải đăng ký với cơ quan quản lý và rất có thể phải tốn tiền để mua văn bản phê duyệt, sau đó lấy thông báo in ra và dán trước cửa của cửa hàng. Trên bảng hiệu điện tử tại trạm cảnh sát quảng trường Thái Thịnh thuộc Chi nhánh Lan Sơn (Lanshan) của Văn phòng Công an thành phố Lâm Nghi có dòng chữ “Chiến khu Lan Sơn”.
Cơ quan truyền thông Tân Hoa Xã của Đảng Cộng sản Trung Quốc từng đưa ra bài viết cho rằng tình trạng như vậy là cách diễn đạt quân sự và chỉ được sử dụng trong những tình huống đặc biệt nghiêm trọng, cấp bách cần huy động tổ chức quy mô lớn. Cách biểu đạt đó cũng được thấy trong giai đoạn chống dịch bệnh COVID-19, như “Cuộc chiến bảo vệ Vũ Hán’, “Cuộc chiến bảo vệ Hồ Bắc”… những cách diễn đạt đó không thể tự tiện đưa ra.
Ông Li cho biết, mật độ giám sát ở Tp. Lâm Nghi rất cao, thông thường một cột điện được trang bị 5 hoặc 6 camera quay về nhiều hướng, chúng không phải là loại camera quay vi phạm. Các trạm bảo vệ kiểu container cũng được bổ sung tại các nút giao thông. Ông phân tích, “tình trạng thời chiến” có thể liên quan đến việc duy trì sự ổn định sau suy thoái kinh tế.
Ông Li cũng tiết lộ, các đơn vị chính phủ cũng đã bắt đầu giảm bớt những nhân viên vị trí không mang tính cần thiết (nhân viên phụ trợ), với tỷ lệ khoảng 30%, điều này cũng thấy ở các tòa án. Nhân viên phụ trợ thường đề cập đến nhân viên bảo vệ thuê ngoài của bên thứ ba.
Ông Zhang đến từ Sơn Tây cho biết, một số lượng lớn cửa hàng ở hai bên phố phía đông Hải Tử ở Liễu Cảng – Thái Nguyên đã đóng cửa, chủ yếu là do kinh tế suy thoái nghiêm trọng sau dịch bệnh COVID-19. Ông kể rằng quán mì ở tầng dưới trong khu chung cư ông ở cũng đóng cửa gần đây, chỉ thấy trên cửa mắc chiếc khóa lớn.
Liễu Cảng là một khu thương mại thịnh vượng ở trung tâm Tp. Thái Nguyên, nằm ở phía đông của Công viên Văn Doanh của thành phố, được kết nối với Liễu Cảng để hình thành vùng thương mại. Nơi này trước dịch COVID-19 rất sôi động, khắp nơi đều có cửa hàng bán quần áo, nhưng hiện tại nhiều cửa hàng đã đóng cửa, số cửa hàng còn mở chỉ là lác đác.
Trên trang web tiếng Trung “Tong Cheng58” mỗi ngày có rất nhiều thông tin chuyển nhượng cửa hàng. Một chủ cửa hàng trên đường Hậu Gia Kiều, quận Tần Hoài – Nam Kinh thẳng thừng nói: “Không thể chống đỡ được nữa! Tôi về quê làm nông! Các cửa hàng ven đường có đủ loại hình kinh doanh được sang lại với giá thấp!”
Ông Wang đến từ Sơn Đông đang kinh doanh đại lý bán buôn cho hay, mọi lĩnh vực đều đang suy thoái, từ đồ ăn nhẹ đến đồ gia dụng. Các thương gia đang tìm lối thoát, tăng cường quản lý nội bộ bằng nhiều phương pháp khác nhau và sử dụng các công nghệ mới để tăng lượng bán hàng, nhưng hiệu quả kinh doanh kém khiến nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn và bất lực để tồn tại.
Ví dụ thông tin khách hàng hạ nguồn của một nhà buôn ban đầu có 1200, nhưng trong 4 – 5 năm qua họ phải xóa bỏ hơn 900 thông tin khách hàng do không còn mua hàng, khiến người này phải hoặc chuyển nhượng cơ sở, nếu không chịu phá sản. Trong 3 năm qua ông biết có hơn chục nhà bán buôn như vậy đã đóng cửa.
Ngoài ra, tình trạng tồn đọng hàng hóa trầm trọng cũng là vấn đề thường xuyên xảy ra. Bên trung gian càng gặp khó khăn khi khách hàng ở hạ nguồn chỉ muốn hàng còn ‘date’ mới.
Ông Wang kể mới đây đi mua sắm với một người bạn làm bán buôn trong ngành khác, ông chủ này đã chịu hàng tồn đọng một thời gian dài lên đến hơn 200 kg hàng. Khi thương lượng giá cả, ông chủ này tiết lộ giá thành 80 tỷ kg được bán với lãi 30 nhân dân tệ, miễn phí vận chuyển. Vì vậy có thể hình dung rằng lợi nhuận của việc bán buôn hiện nay rất thấp.
Ngoài ra, hoàn cảnh kinh tế không tốt cũng khiến các công ty tăng cường quản lý nội bộ, thúc đẩy nhân viên thường xuyên liên hệ với khách hàng hạ nguồn và hỗ trợ sâu hơn về giá trị của khách hàng đang có.
Các siêu thị lớn cũng khó hoạt động. Trên mạng có tin một siêu thị nổi tiếng ở Đông Hoản sắp đóng cửa, giải phóng mặt bằng toàn bộ, đó là Siêu thị Baijia Yonghui nằm ở tầng 1 của Dong Cheng Wanda, họ bất ngờ đăng “Thông báo đóng cửa” cho biết thời gian giải phóng sản phẩm của cửa hàng là từ ngày 19/7 – 25/7 và sẽ ngừng hoạt động từ ngày 26/7.
Một cư dân mạng Hà Bắc cho biết, sau đại dịch COVID-19 thì người dân không muốn tiêu tiền vì biết rằng kiếm tiền không hề dễ dàng. Do đó mọi lĩnh vực đều hoạt động không tốt, các bên liên quan quá nhiều. Tiền thuê nhà đắt và nhân công đắt, đặc biệt là đối với những người làm nghề phục vụ ăn uống…
Quả thực, từ kỳ nghỉ Tết năm 2024 là nhiều chủ nhà hàng trong nước đã không còn mỉm cười được, một số người gọi đây là nửa đầu năm khó khăn nhất từ trước đến nay đối với họ.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, Bắc Kinh từ tháng 1 – 5/2024 đạt doanh thu dịch vụ ăn uống là 53,07 tỷ nhân dân tệ, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái; ngành lưu trú và ăn uống của Thượng Hải trong cùng thời gian đó đạt doanh thu bán lẻ 60,934 tỷ nhân dân tệ, giảm 3,1%
Theo dữ liệu từ Tianyancha, tính đến ngày 30/6/2024 đã có 1,346 triệu công ty liên quan đến dịch vụ ăn uống mới đăng ký ở Trung Quốc, nhưng con số hủy bỏ và thu hồi cao đáng kinh ngạc là 1,056 triệu công ty.
Ông Guo, một cư dân ở Thanh Đảo, hôm thứ Hai nói với Đài RFA rằng hoạt động kinh doanh ở khu vực ông ngày càng trở nên tồi tệ, từ làm lớn đến làm nhỏ: “Người dân hạn chế tiêu dùng, họ không muốn đi ăn ngoài, người ta chủ yếu đi siêu thị mua đồ ăn về nhà nấu ăn. Nguyên nhân rất đơn giản: thu nhập giảm, thậm chí phúc lợi của công chức cũng giảm đáng kể”.
Bà Yu, một người trong ngành trong ngành ăn uống ở Vũ Hán, cho biết sau 3 năm xảy ra dịch bệnh, nhiều nhà hàng lớn đã đóng cửa, toàn bộ ngành dịch vụ và hoạt động thương mại đều có xu hướng đi xuống. Rõ ràng hiện nay có ít thực khách hơn. Để tăng lượng khách hàng, các nhà hàng đã đưa ra các chương trình giảm giá khi mua theo nhóm.
Có người trong nghề thu mua thiết bị cũ của các nhà hàng cho biết số người mở cửa hàng năm nay vẫn nhiều hơn số người đóng cửa, nhưng so với trước đây thì số người mở cửa hàng đã giảm đáng kể. “So với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu dịch vụ ăn uống nhìn chung đều giảm, mức thấp thì 15%, cao thì đến 30%-50%”.
Kể từ đầu năm nay, tình hình thực tế kinh tế Trung Quốc không như “xu hướng kinh tế đang khởi sắc” mà nhà chức trách hay quảng bá. “Luật Doanh nghiệp” mới có hiệu lực từ ngày 1/7 đã đưa ra những yêu cầu ngày càng chi tiết hơn về vốn đăng ký của doanh nghiệp.
“Luật Kế toán” mới đã tăng hình phạt đối với hành vi gian lận tài chính và các hoạt động bất hợp pháp khác. Những luật mới này có hiệu lực trong thời kỳ suy thoái kinh tế đã khiến các nhà điều hành công ty cảm giác “thắt chặt” hoặc “bị tước đoạt”.
Những thay đổi trong hình thái kinh tế của Trung Quốc cũng thu hút chú ý của truyền thông nước ngoài. Theo Bloomberg, do triển vọng kinh tế không chắc chắn, người tiêu dùng Trung Quốc trở nên tiết kiệm hơn và giá tiêu dùng đã giảm trong 4 tháng liên tiếp, cuộc chiến về giá giữa các nhà bán lẻ trở lên gay gắt hơn làm tình trạng bất ổn xã hội gia tăng.
Thương hiệu quần áo may sẵn Uniqno của Nhật Bản được biết đến với hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên, báo cáo kết quả hoạt động mới nhất trong 3 quý đầu năm tài chính 2024 (tháng 9/2023 – 5/2024) cho thấy, mặc dù công ty đã đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận đáng kể trên toàn cầu, nhưng lợi nhuận bán hàng tại thị trường Trung Quốc lại giảm đáng kể.
CEO Pan Ning của Uniqno khu Đại Trung Hoa (Greater China) đã đề cập trong cuộc họp báo rằng tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Trung Quốc, đặc biệt là thế hệ trẻ, đã thay đổi và có xu hướng giảm tiêu dùng thấy rõ, họ không còn theo đuổi hàng hiệu mà hướng đến những sản phẩm có giá cả phải chăng hơn.
L’Oreal của Pháp cũng bị sụt giảm doanh số bán hàng tại thị trường Trung Quốc, chỉ trong một ngày vào đầu tháng 2 mà giá cổ phiếu L’Oreal giảm hơn 7%. Tương tự là Nike, từ sau nửa cuối tháng 12 năm ngoái khi hãng này đưa ra triển vọng yếu kém về tình hình kinh doanh tại thị trường Trung Quốc, giá cổ phiếu của Nike đã giảm hơn 13%
Các thương hiệu Trung Quốc cũng chịu chung số phận. Năm tài chính 2024, tỷ suất lợi nhuận gộp bán hàng của “Vua trang sức Trung Quốc” Chow Tai Fook chạm mức thấp nhất kể từ năm tài chính 2009 khi còn là 20,5%, giảm gần 2% so với cùng kỳ năm trước và giảm hơn 8% so với năm tài chính 2021.
Được biết giá trị thị trường của Chow Tai Fook tháng vừa qua đã bốc hơi khoảng 20 tỷ đô la Hồng Kông; giá cổ phiếu của Chow Tai Fook từ tháng 1/2023 đến nay đã giảm gần 50% và giá trị thị trường của tập đoàn này đã bốc hơi khoảng 80 tỷ đô la Hồng Kông.
Trang BBC tiếng Trung cũng đưa tin, thực trạng phục hồi kinh tế yếu kém của Trung Quốc đã dẫn đến mức tiêu dùng của Trung Quốc giảm sút khiến tầng lớp trung lưu không ít người trở lại tầng lớp nghèo.
Chuyên gia kinh tế trưởng Xu Jiajian của Orientis cho biết trong một cuộc phỏng vấn với BBC tiếng Trung rằng trước đây, công cụ đầu tư tại Trung Quốc khá hạn chế và rất khó để tự do di chuyển tài sản ra vào, nhiều người chọn cách tiết kiệm hoặc mua nhà khiến bất động sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản Trung Quốc. Sau khi cuộc khủng hoảng nợ nổ ra ở các công ty bất động sản lớn như Evergrande và Country Garden, giá nhà đất nhìn chung giảm dẫn đến tổng giá trị tài sản của người dân Trung Quốc giảm, hệ quả đương nhiên sẽ giảm tiêu dùng. Hiện tượng “tầng lớp trung lưu trở lại nghèo” đang được thảo luận sôi nổi trên Internet Trung Quốc là biểu hiện của việc tầng lớp trung lưu đang đối mặt với áp lực kinh tế bằng cách giảm tiêu dùng.
Khi nền kinh tế Trung Quốc không ngừng suy thoái làm tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ ngày càng cao thì các vấn đề xã hội cũng tăng theo. Gần đây tại nhiều khu dân cư ở Tế Nam – Sơn Đông xảy ra tình trạng hàng trăm phương tiện xe cộ bị đập vỡ cửa kính, nhóm thanh niên làm vậy để trộm tài sản. Đêm 15/7, hơn 100 phương tiện tại một số nơi bị đập phá.
Có thể thấy khi tình hình kinh tế khó khăn thì các vấn nạn xã hội cũng gia tăng theo.
Tờ Qilu Evening của Trung Quốc đưa tin, đoạn phim giám sát cho thấy có ít nhất 3 người khoảng 20 tuổi liên quan đến vụ đập phá ô tô, chúng lấy trộm đồ có giá trị trên xe.
Chủ phương tiện bị hư hỏng chia sẻ rằng bọn trộm đã lấy trộm tất cả mọi thứ, bao gồm cả giá đỡ điện thoại di động và miếng lót chân, ngay cả những đồng xu lẻ bằng kim loại cũng không bỏ qua. Ngoài Tế Nam, những vụ việc tương tự cũng xảy ra ở những nơi khác ở Sơn Đông như Tế Ninh, Uy Sơn…. Chúng không chỉ đập vỡ cửa sổ mà còn lấy trộm ô tô. Cư dân mạng than thở: “Đói quá hóa điên”, “Chuyện gì cũng có thể xảy ra khi đói nghèo”…
Từ khóa Dòng sự kiện kinh tế Trung quốc