Trước tin đồn ông Lưu Hạc bị bắt, một “lão hổ” tài chính khác “ngã ngựa”
- Ngô Nhân Hiểu
- •
Mới đây, tin đồn ông Lưu Hạc, nguyên Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bị bắt đã thu hút đông đảo cư dân mạng theo dõi. Ông là nhà cố vấn tài chính quan trọng của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Kinh tế Tài chính Trung ương, ông đã nhiều lần đến thăm các nước phương Tây với tư cách là đại diện để tiến hành các hoạt động kinh tế. Tin đồn ông bị bắt là đáng nghi vấn. Ông là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và là chuyên gia về tài chính của Trung Quốc.
Kể từ năm nay, chính quyền Tập Cận Bình đã tăng cường nỗ lực truy bắt ‘hổ tài chính’, ngay cả cơ quan an ninh quốc gia với nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị của ĐCSTQ cũng được chính quyền yêu cầu gia nhập hàng ngũ quản lý các tổ chức tài chính. Một số lượng lớn quan chức, quản lý cấp cao của ngành tài chính đã bị “ngã ngựa”, đặc biệt là trong năm nay, kể từ nửa cuối năm nay, chiến dịch chống tham nhũng đã nhắm vào những người trong giới gia tài chính cấp cao.
Vào ngày 14/12, ĐCSTQ thông báo rằng Chu Thanh Ngọc (Zhou Qingyu), cựu Ủy viên đảng ủy và Phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, đã bị bắt vì tình nghi nhận hối lộ.
Trước đó, ông Hứa Quốc Tuấn (Xu Guojun), cựu Chủ tịch Chi nhánh Khai Bình của Ngân hàng Trung Quốc, bị buộc tội tham nhũng và biển thủ công quỹ tổng trị giá hơn 4 tỷ nhân dân tệ, và bị xét xử tại Tòa án Trung cấp Giang Môn, tỉnh Quảng Đông; ông Tôn Đức Thuận (Sun Deshun), Cựu chủ tịch Ngân hàng CITIC Trung Quốc nhận hối lộ gần 1 tỷ nhân dân tệ và bị Tòa án trung cấp thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông xét xử, bị tuyên án tử hình và hoãn thi hành án 2 năm.
Ngoài ra còn có cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc Lưu Liên Khả (Liu Liange), nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Phạm Nhất Phi (Fan Yifei), cựu Chủ tịch China Everbright Group Co., Ltd. Lý Hiểu Bằng (Li Xiaopeng), nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng Công Thương của Trung Quốc Trương Hồng Lực (Zhang Hongli), v.v. Số tiền liên quan đến vụ án lên tới hàng chục triệu, thậm chí vài trăm triệu nhân dân tệ.
Trước ông Chu Thanh Ngọc, nhiều quan chức của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã bị “ngã ngựa”, như cựu Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc Hồ Hoài Bang (Hu Huaibang), Phó Chủ tịch Hà Hưng Tường (He Xingxiang), cựu Chủ tịch Chi nhánh Hà Nam Vương Vệ Quân (Wang Weijun), cựu Chủ tịch Chi nhánh Hà Nam Phó Tiểu Đông (Fu Xiaodong), và cựu Chủ tịch Chi nhánh Tân Cương Nhiêu Quốc Bình (Rao Guoping).
Được thành lập vào năm 1994, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc là tổ chức tài chính thuộc sở hữu nhà nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quốc vụ Viện ĐCSTQ.
Vào ngày 19/5 năm nay, ông Chu Thanh Ngọc bị điều tra; vào tháng 11, ông bị khai trừ khỏi đảng và bị hủy bỏ phúc lợi hưu trí. Việc sa thải ông được cho là có liên quan đến vụ án của Hồ Hoài Bang, cựu Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Phó Tiểu Đông, cựu Chủ tịch Chi nhánh Hà Nam của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Vào thời điểm đó, ông Chu Thanh Ngọc bị buộc tội bí mật tàng trữ và đọc sách, tạp chí định kỳ có vấn đề chính trị nghiêm trọng; can thiệp bừa bãi vào việc tuyển dụng nhân viên của các tổ chức tài chính; sở hữu trái phép cổ phần của các công ty chưa niêm yết và tham gia vào các giao dịch tiền – sắc; tham gia các hoạt động mê tín; và can thiệp trái pháp luật vào việc cho vay, tự ý giữ lại các tài liệu bí mật; sẵn sàng trở thành người được “săn lùng” và nhận trái phép số tài sản khổng lồ.
Ông Chu Thanh Ngọc, 61 tuổi, gia nhập Ngân hàng Phát triển Trung Quốc năm 2011 với chức vụ Thư ký Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật; năm 2015, ông giữ chức Phó Trưởng Đoàn Thanh tra Trung ương số 3 và tham gia công tác thanh tra Trung ương; từ năm 2016, ông giữ các chức vụ như Ủy viên Đảng ủy, Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, v.v.
Vào tháng 7/2022, Chu Thanh Ngọc bị Ngân hàng Phát triển Trung Quốc miễn nhiệm chức vụ trước khi đến tuổi nghỉ hưu. Qua những cáo buộc của ĐCSTQ, chúng ta có thể thấy rằng ĐCSTQ đã hình sự hóa các quyền tự do tư tưởng và ngôn luận được quy định trong hiến pháp của mình, không những không được đưa ra những bình luận tùy tiện về chính quyền trung ương mà còn không được đọc những cuốn sách mà ĐCSTQ không cho phép đọc và tin những điều mà chính quyền trung ương không cho phép tin. Điều quan trọng nhất là Chu Thanh Ngọc cũng dính líu đến hoạt động “gián điệp“, đây có thể là nguyên nhân thực sự khiến ông “ngã ngựa”.
Kể từ nửa đầu năm nay, ĐCSTQ đã phát động chiến dịch truy bắt gián điệp trên toàn quốc, được cho là bắt nguồn từ vụ ông Tần Cương và Quân chủng Tên lửa làm rò rỉ bí mật cho Mỹ, do đó chính quyền ĐCSTQ đã rất tức giận đối với gián điệp và được hiểu là một phần của đảo chính. Bao gồm cả ông Lý Khắc Cường và ông Lý Thượng Phúc điều có khả năng liên quan đến các tội danh này. Hơn nữa, chính quyền Tập Cận Bình luôn cảm thấy tiền tài và quyền lực chưa được thâu tóm hoàn toàn trong tay, luôn không yên tâm đối với lĩnh vực tài chính, dù thành lập Ủy ban Tài chính Trung ương hay văn phòng nào đó thì cũng vậy, với nhiều “lão hổ” tài chính bị hạ gục, ông Chu Thanh Ngọc đã phạm bao nhiêu tội ác nghiêm trọng, liệu chính quyền có sẵn sàng thả ông ta dễ dàng?
Ông Lưu Hạc cũng có thể nói là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, có ảnh hưởng về quyền lực tài chính và thân Mỹ. Nếu ông ấy nói điều gì đó về nước Mỹ mà ông Tập Cận Bình không muốn nghe và được truyền đến tai ông Tập Cận Bình, thì có thể bị coi là gián điệp? Những suy nghĩ liên quan đến đảo chính lướt qua trong đầu, liệu có thể không? Thật sự rất khó để nói.
Có người nói ông Lưu Hạc là chuyên gia tư vấn tài chính, có liên quan gì đến kinh tế? Ở đây chúng ta cần hiểu tài chính là gì, sự khác biệt giữa nó với kinh tế và kinh tế tài chính là gì?
Theo cách nói thông thường, tài chính chủ yếu nghiên cứu cách thức hoạt động của các quỹ. Các ngân hàng, ngân hàng đầu tư, chứng khoán, bảo hiểm,… đều thuộc ngành tài chính. Theo cách nói của các nhà đầu tư, nó có nghĩa là vay tiền từ tương lai và sử dụng nó tốt hơn hiện tại. Nói theo cách của người dân thì chỉ là chơi tiền, mượn gà đẻ trứng, trứng sẽ nở ra nhiều gà hơn.
Kinh tế tài chính chủ yếu là một khái niệm kinh tế trong xã hội học và được sử dụng trong việc ra quyết định của chính phủ, cả tài chính và kinh tế tài chính đều thuộc phạm trù kinh tế.
Vì vậy, ĐCSTQ đã nâng mức độ an ninh tài chính lên mức duy trì quyền lực.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mọi người đều thấy các quan chức đảng từ cấp bộ trưởng trở lên của ĐCSTQ “rớt đài” vì các vấn đề liên quan đến tiền bạc, quyền lực, sắc tình, do đó ĐCSTQ muốn giữ vững quyền lực cũng rất khó.
Vào ngày 20/12, thêm một con hổ cấp thứ trưởng nữa cũng bị khởi tố vì cáo buộc nhận hối lộ, đó là ông Vương Tuyết Phong (Wang Xuefeng), nguyên Ủy viên đảng bộ Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Hà Bắc.
Ông Hồ Vĩ (Hu Wei), Pphó giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách công của Văn phòng Cố vấn Quốc vụ viện, cơ quan trực thuộc Quốc vụ viện, mới đây đã đăng một bài viết trong “Tuyển tập câu chuyện Mỹ – Trung” cho rằng “thời gian mà lịch sử để lại cho chúng ta đã không còn nhiều”.
Từ khóa Lưu Hạc kinh tế Trung quốc Chính trị Trung Quốc