Điểm lại 10 vụ việc gây sốc và bạo lực ĐCSTQ đã làm trong năm 2023
- Ngô Nhân Hiểu
- •
Bài viết tổng hợp 10 sự kiện gây sốc và bạo lực Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm trong năm 2023, thể hiện quan điểm riêng của tác giả Ngô Nhân Hiểu.
1. Biện pháp mở cửa phòng dịch cực đoan khiến hàng loạt người dân thiệt mạng
Trong vòng một tuần sau khi ông Giang Trạch Dân qua đời, các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát COVID-19 đột nhiên được nới lỏng, khuyến khích người dân Trung Quốc dương tính với virus. Ai dương tính mà không đi làm thì sẽ bị đuổi việc, “cần dương tính thì cho dương tính hết …” Điều này đã dẫn số lượng lớn người dân mất mạng vì nhiễm bệnh sau tháng 1 năm nay. Các cụm lây nhiễm sau đó, có bao nhiêu người bị nhiễm và bao nhiêu người chết, ĐCSTQ vẫn luôn che đậy sự thật.
ĐCSTQ cũng cố tình để những người dương tính ra nước ngoài, khi họ trốn tránh xét nghiệm và bị cưỡng chế thực thi theo quy định, thì ĐCSTQ lại nhảy dựng lên phản đối. Nhưng lạ thay, dịch bệnh năm nay chỉ lây truyền ở Trung Quốc và dường như không ảnh hưởng nhiều đến nước ngoài.
2. Thiết lập quản lý nông nghiệp phá hoại “tam nông”
Để thu hoạch “rau hẹ” (người lao động) ở nông thôn, các loại quản lý nông thôn từ lớn đến nhỏ đã phá bỏ nhà kính, đào ruộng, chặt cây, phá hủy cây giống, đánh đập các trang trại nuôi chó và lợn…
Tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, cảnh sát và cơ quan quản lý nông nghiệp đã chặt bỏ hơn 6.000 mẫu cây thuốc lá (dùng làm thuốc hút); tại thành phố Liêm Giang, tỉnh Quảng Đông, với lý do cải thiện diện mạo nông thôn, các cán bộ quản lý nông nghiệp mặc đồng phục, mang theo lưới đã vào làng để bắt gia cầm do nông dân nuôi thả rông; tại thị trấn Thái Bình, quận Thanh Tân, thành phố Thanh Viễn, tỉnh Quảng Đông, hàng trăm mẫu mía do nông dân trồng đã bị phá hủy.
Giống như thổ phỉ cướp bóc, càn quét, vùng nông thôn trở lên hỗn loạn… Sau này, nhiều tổ chức “quản lý” mang đặc sắc của ĐCSTQ như quản lý hồ, quản lý biển, quản lý khỉ, quản lý chó xuất hiện ở nhiều thành phố ở Trung Quốc để quản trời quản đất, quản lý cuộc sống hàng ngày của người dân từ phơi quần áo, nấu nướng, đi lại, tập thể dục… các đơn vị xã hội biến thành bù nhìn, làm tổn hại đến đời sống của người dân. Người bán hàng giết quan chức quản lý đô thị, dân làng giết quan chức quản lý nông nghiệp và trưởng thôn, công nhân vệ sinh và tài xế xe buýt giết lãnh cơ quan mình làm việc, … Các sự kiện dân giết quan liên tiếp xảy ra.
3. Quốc vụ viện trở thành “văn phòng ĐCSTQ”
Sau kỳ lưỡng hội của ĐCSTQ năm nay, cải cách thể chế được nhấn mạnh, đảng giải tán và trực tiếp tiếp quản một số cơ quan chủ chốt của Quốc vụ viện, thành lập nhiều ban, đơn vị trực thuộc đảng quản lý, nhấn mạnh việc tăng cường “sự lãnh đạo toàn diện của đảng”, “tăng cường sự lãnh đạo tập trung, thống nhất trung ương đảng”. Nhiệm vụ đầu tiên của Quốc vụ viện là nói tốt về chính trị và viết hay các bài viết về đảng. “Nước yếu, đảng mạnh” biến Quốc vụ viện thành văn phòng ĐCSTQ, thủ tướng thành chủ nhiệm văn phòng của đảng.
4. Văn phòng Hồng Kông Ma Cao của Trung ương ĐCSTQ treo biển và vận hành
Văn phòng Hồng Kông và Ma Cao của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ chính thức thay thế Văn phòng Hồng Kông và Macao của Quốc vụ viện.
Đây là sự thay đổi mới, trong đó đảng thay thế chính phủ, không phân biệt đảng và chính phủ, đảng và chính phủ hợp nhất, đặt Hồng Kông và Ma Cao trực tiếp dưới sự lãnh đạo của đảng. Vì vậy, sau khi Hồng Kông trở thành một nhà nước độc đảng, thị trường chứng khoán trở nên tồi tệ nhất thế giới, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu bầu cử hội đồng quận đạt mức thấp nhất trong 30 năm; lần đầu tiên đặc khu trưởng bị từ chối cho tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC sau 26 năm; 535 cựu quan chức từ chối thề trung thành với chính quyền Hồng Kông, một số lượng lớn cựu quan chức bị cách chức và từ chức, văn phòng bị tê liệt, một số lượng lớn quan chức được ĐCSTQ bổ nhiệm; các vụ giết người xảy ra thường xuyên…
- Moody’s hạ triển vọng xếp hạng tín dụng của Hồng Kông và Ma Cao xuống mức tiêu cực
- Chu Đình tiết lộ lưu vong ở Canada, sẽ không quay lại Hồng Kông
- Câu chuyện về những người Trung Quốc không thể chung sống với ĐCSTQ
5. Hồ chứa xả nước ngập thành thị và nông thôn Hà Bắc trong mùa lũ
Cuối tháng 7, lũ lụt do bão Doksuri quét qua Trung Quốc từ Phúc Kiến đến Hắc Long Giang, đặc biệt nghiêm trọng ở Bắc Kinh và Hà Bắc. Để bảo vệ Bắc Kinh và Tân khu Hùng An, chính quyền đã trực tiếp xả lũ từ 8 hồ chứa ở khu vực Xương Bình và Bình Cốc của Bắc Kinh. Lũ lụt đã phá hủy một số lượng lớn thị trấn và làng mạc ở Trác Châu, tỉnh Hà Bắc. Ở tỉnh Hắc Long Giang, chính quyền ĐCSTQ cũng làm những điều tương tự.
Hiện ĐCSTQ không dám tiết lộ tổng thiệt hại về người và tài sản, theo báo cáo của Văn phòng Kiểm soát lũ lụt tỉnh Phúc Kiến ngày 1/8, 2,6669 triệu người dân Phúc Kiến bị ảnh hưởng bởi thiên tai, diện tích cây trồng bị ảnh hưởng là 373,9627 ha, và thiệt hại kinh tế trực tiếp là 14,755 tỷ nhân dân tệ. Ngoại giới nghi ngờ rằng con số trên thấp hơn rất nhiều so với con số thực tế, nhiều video, hình ảnh được người dân đăng tải trên mạng cho thấy có rất nhiều xác chết ở ven đường, bờ sông, trên cây, còn có vỏ xe tăng và tàn tích của xe quân sự. Về sau mới có thông tin tiết lộ một doanh trại quân đội ở Trác Châu đã bị ngập lụt.
Sau đó, Trung Quốc gặp nhiều cơn bão như Khanun, Saola, Haikui.
Điều khiến người dân bức xúc là các quan chức cấp cao ĐCSTQ không lộ diện trong khi xảy ra bão lũ, quan chức không quan tâm đến mạng sống của người dân.
- TQ xả lũ khiến người bại liệt chết đuối, cha mẹ già đau buồn nhảy giếng tự tử
- “Xả lũ nhưng nói do mưa”, người dân Hà Bắc phản đối CCTV, xung đột với cảnh sát
- Nghi vấn Bắc Kinh xả lũ gây ngập xung quanh, người dân Hà Bắc tháo chạy, kêu cứu
6. Đại hội thể thao châu Á “các quốc gia đến cười”
ĐCSTQ đã chi 224,8 tỷ nhân dân tệ để tổ chức Đại hội thể thao châu Á. Thành phố Hàng Châu được sơn phết, đường sá và tàu điện ngầm được xây dựng, người dân bị xua đuổi, bị cấm mở cửa sổ, robot tuần tra xuất hiện trên đường phố, máy bay trực thăng bay trên không để cảnh giác, cảnh sát tùy ý nhắm vào người đi bộ để kiểm tra xác minh… “ĐCSTQ giống như đối mặt với một kẻ thù mạnh mẽ, giống như mất đi người nhà, và hoảng loạn như con chó khi nhà có tang”.
Điều bất ngờ là chỉ có 7 người được mời: Thái tử Kuwait Maisha, Tổng thống Syria Assad, Thủ tướng Đông Timor Gusmao, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, Chủ tịch Hạ viện Malaysia Johari Tun Openg, Thủ tướng Hàn Quốc Han Deok-soo và Thủ tướng Nepal Pushpa Kamal Dahal, các nhà lãnh đạo nước ngoài, kể cả Kim Sanpang và Putin, đều không mời được, còn các nhà lãnh Syria Assad, Thủ tướng Đông Timor Gusmao được chuyên cơ đón và cầu xin “hỗ trợ hiện trường”. Hơn nữa còn trải thảm đỏ ở Linh Ẩn Tự để tiếp đón, phá vỡ quy định hành ngàn năm của Trung Quốc khi mở cửa chính để đón ông Assad và người nhà đến chùa thăm quan. Theo cách nói của cư dân mạng, “Thậm chí ăn xin cũng không tìm đến”, “Nếu không nói ‘mất chính quyền, làm nhục đất nước’, thì ít nhất đó là ‘sự ô nhục’, rốt cuộc thì là các nước đến để cười.”
Khi ông Assad đến thăm chùa Linh Ẩn, thế giới phát hiện ra rằng ĐCSTQ đang mê tín và thực sự đã cất giữ bài vị vận mệnh quốc gia của ĐCSTQ tại chùa Linh Ẩn.
Sau khi ông Assad trở về nước thì bùng nổ chiến tranh Hamas-Israel.
- Hàng Châu chi 41 tỷ USD tổ chức Asian Games 19 để “tô vẽ” cảnh thịnh thế
- 2 việc khiến ĐCSTQ bị chế giễu tại ASIAD 19
7. Diễn đàn cấp cao Vành đai và Con đường biến thành “đại hội cái bang”
Diễn đàn cấp cao “Vành đai và Con đường” lần thứ ba của ĐCSTQ đã hủy bỏ “Hội nghị thượng đỉnh bàn tròn các nhà lãnh đạo” bắt buộc và không đưa ra thông cáo chung. Người đứng đầu các nước phương Tây đều không đến, phần lớn đến là các nước nghèo đang mắc nợ và xin giảm nợ. Đánh giá qua những bức ảnh chụp tại diễn đàn, chỉ có đại diện của 22 quốc gia và hầu hết đều nợ ĐCSTQ những khoản nợ nước ngoài khổng lồ, chỉ có lãnh đạo của 6 quốc gia trong số 50 quốc gia châu Phi đến tham dự, Nam Phi được coi là “em trai sắt đá” của ĐCSTQ, ngay cả đại diện cấp cao cũng không cử đến.
ĐCSTQ tiếp đãi họ với tư cách là chủ nợ lớn nhất thế giới, trong đó có những nước nợ ĐCSTQ khoản nợ khổng lồ như Lào, Sri Lanka, Djibouti, Ethiopia và Hy Lạp. Nhiều gương mặt tươi cười tham dự dường như đã nhận được những lợi ích to lớn. “Hợp tác quốc tế” đã trở thành nơi tụ tập của “cái bang”.
- Diễn đàn “Vành đai và Con đường” năm nay bị thu hẹp đáng kể
- Chuyên gia: Việt Nam không sẵn sàng tham gia “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc
- Ý tuyên bố chính thức rút khỏi “Vành đai và Con đường”
8. Ông Lý Khắc Cường nghi bị sát hại
Thế giới bên ngoài liệt kê hơn chục lý do nghi vấn về cái chết của ông Lý Khắc Cường: Tân Hoa Xã đã chuẩn bị cáo phó mẫu 8 tháng trước khi ông qua đời; đội ngũ y tế chuyên nghiệp của khách sạn Đông Giao đã không giải cứu mà đưa ông đến một bệnh viện đa khoa không chuyên nghiệp; tại lễ cáo biệt, vợ và con của ông Lý Khắc Cường bắt tay ông Tập Cận Bình nhưng không ngẩng mặt lên nhìn thẳng vào mặt ông ấy; con gái ông Lý Khắc Cường từ chối để mọi người an ủi; gia đình ông Lý bị đưa vào diện chăm sóc, giám sát và không thể lên tiếng với thế giới bên ngoài…
- Quan chức cảnh sát vũ trang Thượng Hải bị đồn ‘đầu độc’ cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường
- Thể chế tà ác của ĐCSTQ và bi kịch của quan chức cấp cao như Lý Khắc Cường
9. Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng và các quan chức cấp cao của Quân chủng Tên lửa mất tích đã lâu, nghi ngờ ngoại trưởng Tần Cương đã chết
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Tên lửa và những người khác đã mất tích lâu ngày mà không giải thích được lý do, ngay cả khi các quan chức nước ngoài muốn gặp họ. Có tin đồn rằng cựu Ngoại trưởng Tần Cương bị ban cho cái chết vì liên quan đến cuộc đảo chính, và 10 sĩ quan quân đội cũng bị ban chết. Các chuyên gia liên quan đặt câu hỏi rằng ông Lý Khắc Cường, ông Vương Thiếu Quân (Wang Shaojun), cựu giám đốc Cục An ninh Trung ương và Ngô Quốc Hoa, phó giám đốc Quân chủng Tên lửa, những người cũng chết trong hoàn cảnh bí ẩn, tất cả được cho là có liên quan đến cuộc đảo chính. Nhưng ĐCSTQ không giải thích rõ ràng lý do, vì sao sử dụng hộp đen chính trị đến cùng.
- Giới quan sát bình luận về tin đồn cựu Ngoại trưởng Tần Cương có thể đã chết
- Bình luận: Đài Loan vô tình được lợi qua việc của ông Tần Cương và cô Chu Đình
10. Dùng thực lực quốc gia để truy bắt xuyên quốc gia cô gái yếu đuối Hồng Kông
Chu Đình, một công dân Hồng Kông bình thường từng bị cầm tù và hiện đang học ở Canada, tuyên bố rằng cô sẽ không trở lại Hồng Kông vì tình hình ở Hồng Kông và sự an toàn của bản thân. Chính quyền Hồng Kông thậm chí còn đe dọa sẽ “truy bắt cô suốt đời” nếu cô không tự thú. Bộ Ngoại giao ĐCSTQ cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc chính quyền Hồng Kông “truy bắt cô suốt đời”. Chu Đình chỉ là một cô gái Hồng Kông bình thường và là một sinh viên.
Năm nay, ĐCSTQ cũng tăng cường đàn áp mạnh mẽ nhiều người bảo vệ nhân quyền, người bất đồng chính kiến, tín đồ tôn giáo và dân tộc thiểu số ở Trung Quốc Đại Lục mà ĐCSTQ cảm thấy không thể kiểm soát. Rõ ràng là chuyển hướng từ “lấy xây dựng kinh tế vững mạnh làm trung tâm” sang “tập trung vào việc duy trì quyền lực chính trị làm trung tâm”.
Từ khóa Xã hội Trung Quốc Nông thôn Trung Quốc Chính trị Trung Quốc Dòng sự kiện Bashar Assad Hồng Kông