Trung Quốc có hơn 2.500 trường đại học, trong đó có loại được xếp vào hạng ưu thế giới, có loại được đánh số như trường 985, 211… các trường cấp bộ, cấp tỉnh… Thế nhưng rất ít người biết rằng trên toàn Trung Quốc còn có hơn 6.000 trường Đảng các cấp của ĐCSTQ, trong số đó có một ngôi trường hết sức “bí ẩn”, nó không giống như những ngôi trường bình thường khác: nó chỉ nhận sinh viên là thạc sỹ và tiến sỹ, không chiêu sinh hệ cử nhân; nó quản lý theo kiểu cách phong bế, không mở mang đối ngoại với bên ngoài; nó nhấn mạnh vào “kiến thiết tư tưởng”; nó lập bia đào tạo cán bộ cao cấp quốc gia, nhưng mục đích thực sự chính là để duy hộ tầng lớp quan chức cao cấp trong nền chuyên chế; trên bề mặt nó giáo dục sinh viên vì nhân dân phục vụ, nhưng trên thực tế là nó là nguồn đào tạo quan chức tham ô hủ bại thuộc giai tầng tối cao ở khắp các tỉnh. Ngôi trường “bí ẩn” này mang tên: Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trường Đảng Trung ương: Ngôi trường có tỷ lệ sinh viên phạm tội cao nhất tại Trung Quốc
(Ảnh qua Sohu.com)

Kể từ khi được thành lập vào những năm 1930 của thế kỷ trước, nó đã trở thành nơi đào tạo luân phiên cho các cán bộ lãnh đạo thuộc giai tầng trung cấp và cao cấp của Đảng. Trường Đảng Trung ương cũng là ngôi trường có tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp phạm tội cao nhất trên thế giới.

Cư dân mạng có nickname là Sansan bình luận về nó như sau: “Từ đằng xa nhìn trông như ngôi chùa, tiến lại gần hóa ra là trường Đảng. Nhìn kỹ hơn một chút lại là nơi dành cho một nhóm phần tử hủ bại đang theo đuổi sự nghiệp học tập. Những lời châm biếm này là do một người thân đã từng theo học ở đây nói cho tôi biết vào chục năm về trước, hơn nữa nó còn được lưu truyền trong nội bộ ngôi trường này.”

Chiểu theo quy định của ĐCSTQ, cán bộ hiện đang đảm nhiệm các chức vụ ở cấp tỉnh, cấp cục, cấp huyện, cứ mỗi 5 năm đều cần phải luân phiên đến trường Đảng để đào tạo huấn luyện một lần. Cán bộ dự bị của Đảng có độ tuổi thanh niên và trung niên từ cấp huyện trở lên cần phải đến trường Đảng đào tạo huấn luyện trước khi được bổ nhiệm vào vị trí cao hơn. Trong số đó, những cán bộ được đề bạt đảm nhiệm chức vụ cao cấp chắc chắn phải đến trường Đảng Trung ương ĐCSTQ để huấn luyện đào tạo.

Tháng 3/2018, sau khi ĐCSTQ cải cách cơ cấu, Học viện hành chính quốc gia đã sáp nhập với trường Đảng Trung ương ĐCSTQ để trở thành “một ngôi trường với hai tên gọi”. Sau khi sáp nhập, việc đào tạo công chức được tích hợp thành một hệ thống bồi dưỡng chung, nhưng trên thực tế đây là “sự bành trướng” của trường Đảng. ĐCSTQ vốn không hề phân biệt giữa Đảng và quốc gia. Mạng Sohu ở Đại Lục đã từng báo cáo về tỉ lệ phạm tội của Ủy viên Trung ương ĐCSTQ cao gấp 22 lần so với người dân phổ thông bình thường.

Căn cứ theo báo cáo ngày 7/9/2019 của tờ Nhật báo Kinh Tế (cơ quan truyền thông của ĐCSTQ), kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ 18 trở đi đã có 187 quan chức từ cấp tỉnh trở lên “ngã ngựa” (chưa bao gồm các quan chức còn đang tại chức). Trong số những quan chức “ngã ngựa” này, tuyệt đại bộ phận là tốt nghiệp từ trường Đảng Trung ương, còn có một số người bản thân giữ chức hiệu trưởng ở các trường Đảng cấp tỉnh.

Có rất nhiều ví dụ: Hạ Sùng Nguyên (nguyên Bộ trưởng Bộ chính trị kiêm Bí thư Đảng ủy Bộ Công an), Vương Tố Nghị (nguyên Ủy viên Ban Thường vụ ở Nội Mông), Nghê Phát Khoa (nguyên Phó tỉnh trưởng tỉnh An Huy) từng tốt nghiệp chuyên ngành lý luận pháp lý ở trường Đảng Trung ương ĐCSTQ. Quách Vĩnh Tường (nguyên Phó tỉnh trưởng tỉnh Tứ Xuyên), Liêu Thiếu Hoa (nguyên Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Quý Châu) từng tốt nghiệp lớp nghiên cứu sinh chuyên ngành quản lý kinh tế ở trường Đảng Trung ương ĐCSTQ. Vương Tam Vận (nguyên Bí thư Ủy ban ĐCSTQ ở tỉnh Cam Túc) từng là nghiên cứu sinh của trường Đảng Trung ương, ông ta đã từng giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy kiêm hiệu trưởng trường Đảng cấp tỉnh lúc còn công tác ở Tứ Xuyên và Phúc Kiến.

Những quan chức tốt nghiệp từ trường Đảng Trung ương còn có Lệnh Kế Hoạch (Phó chủ tịch Hội Hiệp thương Chính trị, Trưởng ban Công tác Mặt trận Trung ương Đảng), Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng (Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương), Quý Kiến Nghiệp (nguyên Thị trưởng Nam Kinh), Đàm Thê Vĩ (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thành phố Trùng Khánh), Dương Bửu Hoa (nguyên Phó chủ tịch Hội Hiệp thương Chính trị tỉnh Hồ Nam), Bạch Ân Bồi (nguyên Bí thư Đảng ủy tỉnh Vân Nam), Vạn Khánh Lương (nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Đông), Chu Minh Quốc (nguyên Chủ tịch Hội Hiệp thương Chính trị tỉnh Quảng Đông), Nhiếp Xuân Ngọc (nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn Tây), Đồng Danh Khiêm (nguyên Phó chủ tịch Hội Hiệp thương Chính trị tỉnh Hồ Nam), Hàn Tiên Thông (nguyên Phó chủ tịch Hội Hiệp thương Chính trị tỉnh An Huy) v.v.

Trường Đảng Trung ương còn đào tạo ra nhiều quan chức ngã ngựa trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Tôn Chính Tài, Tô Vinh, v.v. Theo báo cáo của Reuters, Chu Vĩnh Khang trên thực tế đã tham ô 90 tỷ nhân dân tệ. Bạc Hy Lai lại càng là kẻ có máu mặt ở Đại Liên. Rất nhiều trong số này đều có liên hệ với Giang Trạch Dân, bởi vì để đàn áp Pháp Luân Công với hơn 70 triệu người, Giang Trạch Dân đã phóng túng cho giới quan chức các cấp tham ô hủ bại, đổi lại lòng trung thành chính trị. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ 18, các quan chức cấp tỉnh “ngã ngựa” hầu như ai cũng hùa theo Giang Trạch Dân, càng đàn áp tín ngưỡng thẳng tay thì càng leo cao, và ngã ngựa cũng càng đột ngột.

Từ trước đến giờ, trường Đảng Trung ương không chỉ là nơi các quan chức lập bè kết phái kiếm chác ngoại giao, mà còn là nơi giao dịch quyền lực và tiền bạc.

Chu Thiếu Trung (nguyên Phó thị trưởng thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam) đã từng hai lần nhận đút lót 90 nghìn nhân dân tệ trong thời gian ông ta theo học lớp nghiên cứu thảo luận Bí thư Quận ủy của trường Đảng Trung ương vào tháng 9/2006. Trần Hưng Loan (nguyên Phó thị trưởng thành phố Đông Doanh, tỉnh Sơn Đông) đã từng hai lần nhận hối lộ lúc còn học ở trường Đảng Trung ương vào năm 2003 và năm 2007. Vương Hồng Khải (nguyên Phó thị trưởng thành phố Liêu Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ ĐCSTQ) đã nhận hối lộ ở một quán trà bên trong khuôn viên trường Đảng Trung ương. Trương Truyền Quyền (Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ ở thành phố Trừ Châu, tỉnh An Huy) từng nhận hối lộ hơn 30 lần khi còn theo học ở trường Đảng Trung ương. Triệu Thắng Lợi (nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Triệu Đông) nhận hối lộ 10 nghìn Euro (khoảng 68 nghìn nhân dân tệ theo tỷ giá hối đoái vào tháng 3/2015) từ một thương nhân tại một quán trà ở cách trường Đảng không xa khi ông ta đang theo học ở trường Đảng vào cuối tháng 3/2015.

Vào lúc Tăng Khánh Hồng và Tô Vinh chia nhau nắm giữ trường Đảng Trung ương, họ đã tiến hành giao dịch quyền lực và tiền bạc tại ngôi trường này. Thời đó, trường Đảng Trung ương có mở khóa học đào tạo giám đốc doanh nghiệp tư nhân, đến đỉnh điểm năm 2006 đã có gần 10.000 giám đốc đam mê hư danh bước vào trường Đảng. Chi phí đào tạo một học kỳ cho một người là 5 nghìn nhân dân tệ. Tình huống này kéo dài liên tục trong nhiều năm, chi phí đào tạo cho khóa học 7 ngày theo bảng giá năm 2015 là 7 nghìn nhân dân tệ.

Trong bài báo cáo tháng 12/2012 của Tờ báo Sankei (Nhật Bản), đã từng nhắc đến trường Đảng Trung ương như là ngọn nguồn căn nguyên của tham ô hủ bại. Bài báo cáo gọi trường Đảng là khách sạn 5 sao dành cho một nhóm Đảng viên học tập nghiên cứu và trao đổi với nhau về những thủ đoạn tham ô lén lút.

Tháng 8/2020, ĐCSTQ công bố Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Huarong kiêm cựu Bí thư Đảng ủy Lại Tiểu Dân tham ô tổng số tiền trị giá 1,788 tỷ nhân dân tệ. Trước Lại Tiểu Dân, Triệu Chính Vĩnh (nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thiểm Tây) đã bị ép nhận hối lộ hơn 717 triệu nhân dân tệ. Theo nguồn tin thống kê nằm ngoài chính phủ, Lại Tiểu Dân là quan chức tham ô hủ bại thứ 75 bị bắt giữ khi Tập Cận Bình tiến hành “đả hổ diệt ruồi”.

Ngày 17/9/2020, Lý Quân Như (nguyên Phó hiệu trưởng trường Đảng Trung ương ĐCSTQ) bày tỏ với kênh truyền thông về tổng số tiền tham ô hối lộ của các quan lớn thuộc cấp bộ và cấp tỉnh “ngã ngựa” trong mấy năm gần đây khiến người ta phải tròn mắt kinh ngạc. Quách Hữu Minh (nguyên Phó tỉnh trưởng tỉnh Hồ Bắc) từng được đào tạo ở trường Đảng Trung ương, ông ta đã tham ô gần 1,4 tỷ nhân dân tệ. Thực ra không chỉ dừng lại ở quan chức cấp bộ và cấp tỉnh, mới đây người ta tìm thấy trong nhà của Thạch Phụng Cương (một quan chức ở thôn Tân Trang, trấn Trường Tân Điếm, khu Phong Đài, Bắc Kinh) 31kg vàng thỏi và 7,2 triệu nhân dân tệ tiền mặt, cùng với một hòm rượu Mao Đài và hơn 20 chiếc xe hơi đắt tiền.

Vào đầu năm 2016, “Tạp chí Học viện cảnh sát Sơn Đông” từng đăng bài viết về những đặc điểm nổi trội trong hiện tượng phạm tội của giới quan chức “lớp trước hủ bại, lớp sau kế thừa”: Hầu hết bọn họ đều là những người nhúng tay tham gia bị tình nghi phạm tội. Ví như từ năm 1999 đến năm 2009, 3 Bí thư Quận ủy của quận Cám Du ở Giang Tô liên tục bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cấp tỉnh tiến hành xử lý kỷ luật nội bộ. Từ năm 1997 cho đến năm 2012, 4 quan chức ở quận Giam Lợi, tỉnh Hồ Bắc đã từng nhúng tay phạm tội liên tiếp bị ngã ngựa v.v. Lớp người kế nhiệm thường hay tham ô đút lót trầm trọng hơn so với những người tiền nhiệm. Chẳng hạn như, Tăng Miên Thành (Cục trưởng Cục Giao thông vận tải tỉnh Hà Nam) nhận hối lộ chưa tới 400 nghìn nhân dân tệ, nhưng người kế nhiệm ông ta là Trương Côn Đồng đã nhận hối lộ hơn 1 triệu nhân dân tệ, người kế nhiệm thứ 3 là Thạch Phát Lượng nhận hối lộ gần 20 triệu nhân dân tệ, còn người kế nhiệm thứ 4 là Đổng Vĩnh An đã nhận hối lộ lên đến 25 triệu nhân dân tệ. Hầu hết những người dính líu vào vụ việc tham ô hủ bại đều giữ các vị trí chủ chốt “quyền cao chức trọng”.

Theo như phân tích của bài viết này, “con số đen phạm tội” tham ô hối lộ bên trong thể chế của Trung Cộng nhiều hơn hẳn so với tỉ lệ của các loại tội phạm khác. Trong số những người đã từng phạm tội tham ô vẫn còn hơn phân nửa chưa bị phát hiện; theo kết quả phơi bày và tình cờ phát hiện những vụ phạm tội tham ô có gần phân nửa chưa thể điều tra ra được. Trong số các vụ phạm tội tham ô đã có chứng cứ liên quan cũng có gần phân nửa chưa thể tiến hành xử phạt. Kết quả sau khi tính toán cân nhắc tổng cộng ba cái “phân nửa” này cho thấy số lượng quan chức bị xử phạt chỉ chiếm đâu đó 12,5% trong tổng số quan chức tham ô. Nói cách khác, “con số đen” về tội tham ô hủ bại có thể lên đến 87,5%.

Ngày 16 tháng 10 năm 2015, Chu Bản Thuận (Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc dưới trướng của Chu Vĩnh Khang) bị “ngã ngựa”, cơ quan thẩm quyền đã tìm được cuốn nhật ký trong phòng làm việc của ông ta. Nhật ký ghi chép lại “cảm ngộ” trong suốt 40 năm xoay quanh chuyện quan trường, vén mở bức màn đen tối và sự thật trong chốn quan trường của Trung Cộng khiến người ta trông thấy liền chết lặng.

Chu Bản Thuận vén mở trong nhật ký về “luật rừng” ở chốn quan trường của ĐCSTQ, lấy quyền lực làm hạch tâm: “Cách nhìn của lãnh đạo chính là cách làm của bạn.” Các bộ phận trực thuộc bên dưới được phân làm ba loại: ‘sử dụng tốt’, ‘có sử dụng’ và ‘không sử dụng’; ngoài ra còn phân thành ‘răm rắp nghe lời’, ‘không nghe lời’ và ‘mù quáng đi theo lãnh đạo’. Ba loại người này sẽ được lãnh đạo sử dụng để bàn giao làm chuyện chính sự, giải quyết vấn đề cá nhân và làm những việc xấu xa. Chu Bản Thuận đặc biệt nhắc nhở: Bọn họ thà dùng người ngu hèn còn hơn sử dụng người tài. Cho nên dẫn đến kết quả là chốn quan trường Trung Cộng chỉ toàn tiểu nhân như cá gặp nước, còn người ngay thẳng chính trực lại phải đối mặt với tình cảnh khốn khó.

Chu Bản Thuận cho rằng làm quan cũng giống như làm kỹ nữ, tất phải học cách nói dối: “Kỹ nữ và quan chức là hai nghề nghiệp giống nhau như đúc, chỉ bất quá làm quan là bán nước miếng. Hãy nhớ cho kỹ, kể từ lúc làm quan trở đi, miệng lưỡi của bạn không chỉ đơn giản là thuộc về bản thân bạn, nói chuyện gì cũng phải dựa theo nhu cầu.”

Chu Bản Thuận nhục nhã bày tỏ về “8 luật ngầm trong chốn quan trường” như sau: “Không thể đi truy cầu chân lý, cũng không thể đi tìm hiểu bản lai diện mục (mặt mũi thật sự) của sự vật”, “Có chút văn chương nhưng cũng không thể thực sự có được tri thức, nếu thật sự có tri thức thì nó sẽ làm tổn hại đến bạn”, “Có được tri thức thì bạn sẽ suy nghĩ độc lập, mà suy nghĩ độc lập lại chính là điều tối kỵ trong sự nghiệp chính trị.”

Chu Bản Thuận dựa vào sự tinh ranh và vô liêm sỉ này để tranh giành lợi ích với người dân, bức hại bách tính, leo lên vị trí cao. Trong thời gian Chu Bản Thuận còn tại chức, ông ta đã hùa theo Chu Vĩnh Khang đàn áp Pháp Luân Công, cuối cùng ông ta phải ngồi tù 15 năm.

ĐCSTQ vì để thoái thác trách nhiệm, thường hay lấy động cơ phạm tội của những thành viên trong tổ chức để quy kết thành độc hại tàn dư của vương triều phong kiến chuyên quyền. Nhưng kỳ thực xã hội truyền thống ở thời kỳ hưng thịnh tín phụng là Thần, từ hoàng đế cho đến người bình dân đều mang theo kính ngưỡng đối với trời đất và Thần linh, tư tưởng của bậc đế vương lại càng xem trọng việc kính Trời và bảo hộ dân chúng.

Bên trong Học viện chính phủ huyện Lô Thị ở tỉnh Hà Nam ngày nay có một tấm bia được khai quật từ thời nhà Tống. Mặt trước tấm bia có viết hai chữ “Thánh dụ”, phía bên dưới có bia văn như sau: “Nhĩ bổng nhĩ lộc, dân cao dân chi, hạ dân dị ngược, thượng thiên nan khi.” (dịch nghĩa: Bổng lộc của nhà ngươi là do người dân dùng mồ hôi và nước mắt đổi lấy, coi thường ức hiếp dân chúng sẽ khó qua mắt được ông Trời). Trong những ghi chép ở huyện vào thời nhà Thanh, bia Thánh dụ thời đó còn có “đình Thánh dụ” che chở. Mười sáu chữ trên bia văn này chính là “Giới thạch minh” (bia đá khuyên răn quan viên các cấp) do Tống Thái Tổ bố cáo thiên hạ. Mạnh Sưởng, chủ nhân của hậu Thục thời Ngũ Đại, đã từng ban bố “lệnh châm” (lệnh khuyên răn) để nhắc nhở quan viên các cấp dưới quyền thống trị. Sau khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận tiêu diệt nước Thục, ông đã lấy ra bốn câu với mười sáu chữ từ trong “lệnh châm” là “Nhĩ bổng nhĩ lộc, dân cao dân chi, hạ dân dị ngược, thượng thiên nan khi”, rồi đặt tên “giới thạch minh” để nhắc nhở quan viên không thể tham ô hủ bại, hà hiếp bức hại người dân, nếu không thì ông Trời có mắt và báo ứng không chút sai sót.

Hiện nay, thuận theo trào lưu “Trời diệt Trung Cộng” và phong trào thoái Đảng (Xem bài: Từ “Trời diệt Trung Cộng” đến làn sóng thoái xuất khỏi ĐCSTQ), 365 triệu người Trung Quốc đã tuyên bố từ bỏ ĐCSTQ và các tổ chức liên đới (đoàn, đội, hội) của nó. Mới đây, giáo sư trường Đảng Trung ương là bà Thái Hà đã trốn sang lưu vong ở Hoa Kỳ và gọi Trung Cộng là “thây ma chính trị”. Dưới sự âm ám và dơ bẩn của trường Đảng Trung ương, người ta vẫn không mất hết lương tri. Điều đó cho thấy rõ thể chế Trung Cộng thực sự đã phá sản toàn diện và nó đang phải đối mặt với sự giải thể cuối cùng.

Đăng lại có chỉnh sửa từ Minghui.org
Tác giả: Lộc Bân

Mời xem video: