Truyền thông ĐCSTQ: Liên tục ca ngợi Eileen Gu, chặn thông tin “bà mẹ 8 con”
- Trí Đạt
- •
Trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã theo đuổi tâng bốc Eileen Gu, nữ chủ nhân huy chương vàng sinh ra và lớn lên ở Mỹ, trong khi đó lại chặn tin tức về “bà mẹ 8 con bị xích cổ” ở Từ Châu. Động thái này đã làm dấy lên sự phẫn nộ của công chúng, bao gồm cả sự bất mãn đối với các phương tiện truyền thông do ĐCSTQ kiểm soát.
Sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ, nữ vận động viên trượt tuyết tự do Eileen Gu (Cốc Ái Lăng) đã đại diện cho Trung Quốc tham gia thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Ngày 18/2, cô tiếp tục giành được 1 huy chương vàng nữa. Như vậy, một mình cô đã giành được 2 huy chương vàng và 1 huy chương bạc, đồng thời trở thành tiêu điểm chú ý và ca ngợi của truyền thông ĐCSTQ và trên mạng internet.
Chính quyền thành phố Bắc Kinh đã nhanh chóng gửi điện chúc mừng tới cô, các phương tiện truyền thông cũng đã có nhiều cuộc phỏng vấn và nhiều câu chuyện ca ngợi cô. Internet tràn ngập niềm vui vì những kỹ năng và sức mạnh tuyệt vời của cô. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số bình luận thú vị – sự so sánh liên quan đến “bà mẹ tám con bị xích cổ” huyện Phong, thành phố Từ Châu, cũng như sự không hài lòng của truyền thông do ĐCSTQ kiểm soát. Mặc dù những bài đăng rất nhanh bị cơ quan quản lý mạng gỡ bỏ, nhưng cũng nhanh chóng xuất hiện những bài đăng mới tương tự.
Từ ngày 4 – 20/2, Bắc Kinh đã tổ chức Thế vận hội Mùa đông lần thứ 24. Điều khiến ĐCSTQ chuẩn bị không kịp đó là vụ “bà mẹ 8 con” ở Từ Châu đã thách thức dư luận trong nước hơn bao giờ hết.
Người phụ nữ này đã sinh ít nhất 8 người con, cổ bị khóa bởi xích sắt và bị nhốt trong căn nhà dột nát hơn mười mấy năm nay, nghi là nạn nhân của một vụ bắt cóc và cưỡng gian. Vụ việc này vẫn luôn là tâm điểm chú ý trên mạng xã hội, và mức độ phổ biến thậm chí còn vượt qua sự kiện Thế vận hội Mùa đông mà Bắc Kinh đang tổ chức.
Truyền thông ĐCSTQ phớt lờ vụ “bà mẹ 8 con”
Để dập tắt vụ việc này, từ ngày 28/1 đến nay, chính quyền huyện Phong và thành phố Từ Châu đã liên tiếp ra 4 thông báo, tuy nhiên đã khiến công chúng phẫn nộ hơn do nội dung mâu thuẫn và thiếu độ khả tín.
Sau khi vụ “bà mẹ 8 con” liên tiếp xuất hiện trên các phương tiện truyền thông quốc tế, trước sức ép của dư luận, hôm 17/2, tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Giang Tô đã thông báo thành lập đoàn điều tra, đồng thời cho biết sẽ tiến hành điều tra toàn diện và điều tra triệt để về vụ việc “người phụ nữ sinh 8 con”.
Vào thời điểm này, các phương tiện truyền thông Đại Lục, từ cấp quốc gia như Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo và CCTV, đến các phương tiện truyền thông cấp tỉnh và những người có ảnh hưởng trên internet mới bắt đầu theo dõi sự kiện “bà mẹ 8 con”.
Một bài viết của một tài khoản công khai được lan truyền rộng rãi trên WeChat (có tiêu đề “Sau khi Giang Tô thành lập tổ điều tra, bạn có phát hiện ra rằng đất nước ta có nhiều phương tiện truyền thông đến vậy không”), viết: “Nhìn thấy vô số phương tiện truyền thông ‘mày to mắt rậm’ này, ma trận bày ra thực sự cũng không tồi, đúng là có vài tài khoản của một phương tiện truyền thông với hàng triệu người hâm mộ, nhưng họ không dám tiếp cận sự thật, và nói không ngoa rằng họ không dám đụng đến chủ đề này, tạm thời không nhìn thấy.”
Bài viết này nhanh chóng báo lỗi 404.
Một tài khoản WeChat đã tiến hành thống kê số lượng bản tin báo cáo về sự kiện “bà mẹ 8 con” (tiêu đề: Báo cáo không đủ – Bệnh trạng giới báo chí trong sự kiện ‘người phụ nữ sinh 8 con ở huyện Phong), phát hiện đến ngày 10/2, trước và sau khi chính quyền địa phương ra thông báo thứ 4, truyền thông mới bắt đầu tập trung đưa tin với số lượng lớn, cùng nhau đăng tải lại, nhưng không đưa tin có chiều sâu hoặc đưa tin chi tiết; sớm nhất trong thời gian từ 28/1 đến 7/2, chỉ có số ít truyền thông đưa tin về sự kiện này.
Sự phấn khởi của công chúng chưa được bao lâu về việc cuối cùng, vụ “bà mẹ 8 con” cũng được quan tâm làm rõ, thì có thông tin cái gọi là lập tổ điều tra có thể là lập tổ ngăn chặn thông tin và ‘dìm xuồng’ vụ việc. Một tài khoản Twitter có tên “Cô gái Kiêu ngạo” đã công bố hạng mục 8 công việc của tổ điều tra sau khi đến Từ Châu:
江苏省成立的#江苏徐州性奴案 调查组成员:
调查组组长:江苏省委副秘书长、省纪委副书记尹卫东;
调查组成员:江苏省公安厅副厅长陈辉(2015-2017曾任徐州市公安局局长)
其余还有省卫建委、省妇联等相关单位参与调查。
(为防止有人诋毁我们复制信息,转载请注明信息出自骄傲女孩) pic.twitter.com/0TR0yKeUrH— 骄傲女孩 (@ZH_mzghg) February 19, 2022
Ngày 19/2, đạo diễn kiêm diễn viên Trung Quốc Triệu Hán Đường đã tiết lộ trên Weibo rằng: “Một người bạn hôm qua đến đến huyện F (huyện Phong) và gửi thông tin cho biết, một thôn nào đó đã bị vây chặn nghiêm ngặt và chắc chắn bởi bức tường tôn hàng chục cây số với nhiều thôn xung quanh.”
Ngoài tăng cường kiểm soát dư luận trên mạng internet, thực tế phóng viên muốn đi sâu vào địa phương để phỏng vấn điều tra cũng rất khó khăn. Theo các video được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter, mấy ngày nay phóng viên của Hồ Nam muốn đi vào thôn Đổng Tập huyện Phong thành phố Từ Châu, nơi xảy ra vụ việc, nhưng mọi ngõ vào thôn đều có người canh gác. Họ bị yêu cầu rằng nếu muốn vào trong thôn thì nhất định phải có người của thôn ra đón. Ngoài ra, trên Twitter còn có thông tin cho biết, thôn có “người phụ nữ bị xích cổ” đã bị bao quanh bởi bức tường tôn, chính quyền nói là vì để phòng dịch.
Truyền thông ĐCSTQ đưa tin dày đặc về Eileen Gu, cư dân mạng không hài lòng
Ở Trung Quốc, Eileen Gu trở thành ngôi sao mới trong giới thể thao và được thị trường trong nước (Trung Quốc) theo đuổi, các quảng cáo truyền hình trong thời gian diễn ra Thế vận hội hầu như đều có mặt cô.
Sau khi Eileen Gu giành được huy chương đầu tiên, tức huy chương vàng ở môn nhảy trượt tuyết tự do, một bài viết trên mạng (có tiêu đề “Thành công của Eileen Gu có liên quan gì đến những người bình thường chúng ta?“) gây được tiếng vang với độc giả. Tuy nhiên bài viết đã sớm bị chặn bởi cơ quan kiểm duyệt internet của ĐCSTQ.
Phần lớn, các cuộc thảo luận xung quanh Eileen Gu trên Internet Trung Quốc là những lời tốt đẹp, đặc biệt là các chủ đề không liên quan đến an ninh chính trị và chủ đề đồ ăn rất được đón nhận. Ví dụ: Eileen Gu đã ăn một hộp bánh rau hẹ trong thời gian đợi thi đấu, điều này đã từng trở thành tâm điểm của các phương tiện truyền thông chính thức. Nhưng một khi bạn đi sâu vào thảo luận về xã hội Trung Quốc, Mỹ và những chủ đề này thu hút được sự đồng tình của công chúng, thì sẽ bị hiển thị lỗi 404.
Một blogger về giáo dục viết: “Truyền thông có vẻ bị bệnh. Kể từ sau cuộc thi đến nay, Eileen Gu ngày nào cũng bị buộc sắp đặt trở thành tìm kiếm nóng (không nói bản thân cô ấy không tốt), ăn một hộp bánh rau hẹ cũng phải sắp đặt trở thành lượt tìm kiếm nóng, không còn chuyện khác để báo cáo đưa tin chăng? Vấn đề ở huyện Phong đã bị ém lâu thế này, và có vẻ như không thể đánh lừa tiếp được nữa, hiện giờ chính quyền nói cần phải giải quyết dứt khoát.”
Ngày càng có nhiều người Trung Quốc so sánh Eileen Gu với “bà mẹ 8 con” ở Từ Châu và cho rằng bà mẹ này gần giống với Trung Quốc hơn. Cuộc sống thượng lưu của Eileen Gu rất khó để sao chép, nhưng bi kịch của nền pháp trị không hiệu quả lại có khả năng xảy ra đối với cô ấy.
Một cư dân mạng cho biết: “Chúng ta không nên chỉ quan tâm đến chiếc huy chương vàng đeo trên cổ của cô gái nào đó, mà còn quan tâm đến cổ của người phụ nữ nào đó bị khóa bởi dây xích sắt. Bởi vì hầu hết chúng ta và con gái của chúng ta không thể trở thành người như Eileen Gu, nhưng nếu không cẩn thận thì rất có khả năng sẽ trở thành người như “bà mẹ 8 con”. Đứng ra và lên tiếng bảo vệ cho “bà mẹ 8 con” ở huyện Phong không phải là vì để tăng độ nóng, mà là vì trách nhiệm xã hội. Nếu mặt trời chỉ có thể chiếu vào một cô gái như Eileen Gu, thì đó không phải mặt trời thật, nó chỉ là đèn chiếu sáng trên sân khấu mà thôi.”
Vụ “bà mẹ 8 con bị xích cổ” gây phẫn nộ dư luận
Điều mà ĐCSTQ không mong đợi là sự đồng cảm mạnh mẽ của người dân Trung Quốc đối với các “bà mẹ 8 con”, và vụ việc không bị phân tâm bởi các chủ đề nóng hổi khác nhau.
Tài khoản Weibo “Thủy Mộc Đinh” viết rằng vụ việc của “bà mẹ 8 con” đã kéo dài hơn một tháng, và liên tục bị (chính quyền) bị hạ nhiệt và bị ém đi, nhưng vẫn không thể làm cho im hơi lặng tiếng. “Chứng kiến sự phát triển của Internet Trung Quốc trong những năm qua, nhưng đây lần trải nghiệm chưa từng có” của anh.
Hầu như không có bất kỳ kênh truyền thông nhà nước nào nào theo dõi đưa tin, sau khi đón năm mới, dưới sức nóng của tiêu điểm là lễ khai mạc Thế vận hội Olympic, Eileen Gu, Wang Meng, “bà mẹ 8 con” vẫn không biến mất khỏi tầm mắt của mọi người. Hầu như tất cả những người ban đầu chú ý đến vấn đề này thỉnh thoảng vẫn lặng lẽ chia sẻ thông tin, chính là vì để nó không bị lãng quên, để nó không “bị ứng phó” cho qua chuyện.
Vào ngày 14/2, tờ báo “Công an Nhân dân” của ĐCSTQ đưa tin, trường hợp đầu tiên của nước này sản xuất và bán trái phép các linh vật Thế vận hội Mùa đông Bing Dwen Dwen (Băng Đông Đôn) và Shuey Rhon Rhon (Tuyết Dung Dung) đã bị kết án một năm tù. Đông đảo cư dân mạng bình luận bên dưới: “Vụ bắt cóc buôn bán phụ nữ, trẻ em chưa thấy các bạn làm hiệu quả như thế này”; “Người vẫn còn sống (nói về “bà mẹ 8 con”) chẳng lẽ lại không quan trọng bằng búp bê?”…
Trí Đạt (t/h)
Xem thêm:
Từ khóa bắt cóc trẻ em Buôn bán phụ nữ Eileen Gu Bà mẹ 8 con bị xích cổ