Vụ “bà mẹ 8 con bị xích cổ” ở Trung Quốc vẫn nóng, bà Bành Lệ Viện xuất hiện
- Trí Đạt
- •
Gần đây có thông tin, bà Bành Lệ Viện, phu nhân của ông Tập Cận Bình, sau khi biết được vụ việc “bà mẹ 8 con bị xích cổ” ở Từ Châu đã cảm thấy rất sốc, cho rằng sự kiện này gây ra ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng quốc tế của bà, nên đã yêu cầu điều tra triệt để.
Vụ “bà mẹ 8 con bị xích cổ” ở Từ Châu đã thu hút được sự chú ý cả trong và ngoài Trung Quốc, ngang với các chủ đề về Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Điều khó hiểu là một số phát biểu về vụ việc này bị xóa, nhưng thông tin không bị ngăn chặn toàn diện.
Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, ngọn lửa của vụ án “bà mẹ 8 con” ở Từ Châu tiếp tục lan ra hơn 20 ngày, dư luận trên mạng ở Trung Quốc cũng đã đưa ra nhiều thảo luận về việc này. Ví dụ: phụ nữ bị bắt cóc và bị bán, sau khi bị bán thì bị bệnh tâm thần; quyền lực công không có hiệu quả rõ ràng; chính quyền đã 4 lần ra thông báo mâu thuẫn; huyện Phong trong thời gian dài vẫn tồn tại việc mua bán phụ nữ bị bắt cóc, phụ nữ bị bắt cóc xin ly hôn nhưng tòa án không cho phép; “bà mẹ 8 con” bị xích cổ rốt cuộc có phải là “Tiểu Hoa Mai” như chính quyền thông báo hay không, tổ chức “Hội Liên hiệp phụ nữ” của Đảng Cộng sản Trung Quốc sao không lên tiếng về vụ việc này, v.v.
Các bài liên quan:
- Từ vụ ‘bà mẹ 8 con bị xích cổ’, đến nạn buôn bán phụ nữ tại Trung Quốc
- “Bà mẹ 8 con bị xích cổ”: Chính quyền TQ ra thông báo 4 lần bất nhất
- Vụ “bà mẹ 8 con bị xích cổ” ở Trung Quốc: Phát hiện mới từ giấy đăng ký kết hôn
Thậm chí ngay cả việc thành phố Từ Châu từng nhận được “Giải thưởng Môi trường sống Thế giới” vào năm 2018, năm 2021 được bình chọn là “Thành phố hạnh phúc nhất Trung Quốc”, cho đến việc bà Bành Lệ Viện từng là đặc phái viên của UNESCO thúc đẩy giáo dục trẻ em gái và phụ nữ, cũng trở thành nội dung chế giễu ngầm của người dân.
Ngày 15/2, một cư dân mạng có tên tài khoản Twitter “Guo Tigang” đã gửi một thông điệp ám thị rằng sự kiện “bà mẹ 8 con” ở Từ Châu sẽ không được giải quyết, bà Bành Lệ Viện sẽ mất mặt trên trường quốc tế trong tương lai.
Cùng ngày, ông Lý Nhất Bình (Li Yiping, tốt nghiệp khoa Luật của Đại học Bắc Kinh và từng tham gia phong trào sinh viên “ngày 4/6/1989”, sau đó chạy trốn sang Canada) cũng đã tweet rằng một người bạn ở Bắc Kinh đã tiết lộ cho ông, “sự kiện người phụ nữ bị xích cổ ở Từ Châu có thể đã gây ra rạn nứt ở thượng tầng (giới lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ). Không thể đánh giá thấp ảnh hưởng của bà Bành Lệ Viện.”
Theo ảnh chụp màn hình, cao tầng ĐCSTQ đứng đầu đã tổ chức một cuộc họp đặc biệt để phản ứng với vụ việc “bà mẹ 8 con”. “Thái độ của bà Bành Lệ Viên là kiên quyết, muốn chính quyền địa phương điều tra triệt để.” Bà còn nói: “Ai ngăn cản thì điều tra người đó”. Tuy nhiên, ý kiến phản đối cho rằng một khi sự thật vụ án “bà mẹ 8 con” được phơi bày, có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của ĐCSTQ, rất mong các cơ quan chức năng trấn áp dư luận có liên quan và chờ sự việc dần dần lắng xuống. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình chưa biểu đạt thái độ.
Vào ngày 16/1, ông Lý Nhất Bình tiếp tục ra một bài đăng khác và nói, “Tin tức Bắc Kinh cho biết sắp xảy ra chuyện lớn!”. Theo ảnh chụp màn hình, “Liên đoàn Phụ nữ và đề án được chuẩn bị trình tại kỳ ‘lưỡng hội’ sắp tới sẽ tăng đáng kể hình phạt đối với quan chức liên quan đến mua bán phụ nữ và trẻ em, thiết lập cơ quan độc lập điều tra rõ các vụ án cũ. Nhưng trở lực rất lớn, ý kiến 2 phe phái được đưa ra và tranh luận kịch liệt, ông chủ cũng lo lắng gây ra sự khủng hoảng trong đội ngũ tầng cơ sở, tổn hại đến hình tượng chấp chính của mình. … Tiếp theo e là sẽ có sóng gió lớn.”
Tính đến ngày 18/2, các phương tiện truyền thông chính thống của ĐCSTQ chưa đưa tin về vụ “bà mẹ 8 con” Từ Châu, chỉ khi chính quyền Từ Châu ra thông báo chính thức vào hôm 17/2, cho biết tỉnh Giang Tô đã thành lập một nhóm điều tra vụ việc, lúc đó các phương tiện truyền thông khác nhau đã chuyển tiếp thông tin.
Ứng dụng tin tức của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) vào trưa ngày 17/2 đã thông báo, chính quyền tỉnh ủy Giang Tô đã quyết định thành lập tổ điều tra, tiến hành điều tra toàn diện về vụ việc “bà mẹ 8 con” ở huyện Phong, điều tra triệt để sự thật, và trừng phạt nghiêm những hành vi phạm tội theo luật pháp. Truy cứu trách nhiệm đối với những người liên quan, kết quả sẽ được công bố kịp thời tới công chúng.
Ông Phương Khả Thanh, phó giáo sư tại Trường Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông, người từng là phóng viên chính trị của tờ Nam Phương Cuối tuần (Southern Weekly), chỉ ra rằng lý do tại sao cơ quan chức năng của ĐCSTQ vẫn phải kiểm soát dư luận vụ việc “bà mẹ 8 con”, có khả năng là việc bắt cóc buôn bán phụ nữ không chỉ là vụ án cá biệt. Ít nhất từ những năm 1990, ở Trung Quốc thì nó vẫn là hiện tượng xã hội tương đối phổ biến. Nếu truy cứu lại thì sẽ liên quan đến cơ quan công an, tòa án không hành động gì, thậm chí quan chức thôn đều biết và có tham gia vào. “Liên quan đến các tầng diện rất rộng”.
Ông Phương Khả Thành cho rằng tiếp theo dư luận có lắng xuống hay không, nằm ở chỗ chính quyền tỉnh Giang Tô đưa ra kết quả điều tra và trừng phạt như thế nào. Tuy nhiên dư luận vẫn phổ biến cho rằng, “chỉ có tỉnh Giang Tô chứ không phải là trung ương ra mặt” điều tra vụ “bà mẹ 8 con”, thì cuối cùng cũng không giải quyết được gì và vụ án sẽ được kết thúc một cách qua loa mà thôi.
Hiện tại trên Weibo, chủ đề liên quan đến chính quyền Giang Tô tuyên bố tiến hành điều tra vụ “bà mẹ 8 con ở huyện Phong” đã thu hút hơn 1,67 tỷ lượt theo dõi, 730.000 người thảo luận.
Trí Đạt (t/h)
Từ khóa bắt cóc trẻ em Bành Lệ Viện Buôn bán phụ nữ Bà mẹ 8 con bị xích cổ