Khi thế giới vẫn đang tăng cường công tác phòng chống và kiểm soát bệnh viêm phổi Vũ Hán thì ngày 8/9, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức Hội nghị Tuyên dương chống dịch toàn quốc. Ông Tập Cận Bình đã lên trao giải và có bài phát biểu với 31 lần đề cập từ “đấu tranh” và hơn 50 lần đề cập “cuộc chiến”. Ngoài ra, khi ông Tập phát biểu đã phát âm câu chữ không chuẩn, biểu cảm của ông Lý Khắc Cường ở bên cạnh đã thành điểm nhấn.

Screen Shot 2020 09 10 at 2.16.24 PM
Ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường tại Đại hội Tuyên dương phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán của ĐCSTQ (Ảnh: chụp màn hình RFA)

Tại Bắc Kinh sáng ngày 8/9, ĐCSTQ tổ chức hội nghị biểu dương chống dịch toàn quốc, tại hội nghị ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu kéo dài hơn một tiếng. Từ đoạn phim trực tiếp được phát sóng cho thấy ông Tập luôn thể hiện vẻ mặt căng cứng, ngôn từ lề mề, không thấy thể hiện được niềm vui “chiến thắng”.

Theo Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (CNA), trong bài phát biểu gần 10.000 chữ của ông Tập đã 31 lần nhắc đến “đấu tranh”, đề nghị “nêu cao tinh thần đấu tranh, dám đấu tranh và giỏi đấu tranh, điều chỉnh chiến lược đấu tranh kịp thời theo sự thay đổi của tình hình.

Đài Á châu Tự do (RFA) có nhận định rằng bài phát biểu của ông Tập không chỉ tràn đầy “tinh thần đấu tranh” với ít nhất 50 lần nhắc đến từ “cuộc chiến” để mô tả hoạt động chống dịch thông qua các cụm từ “đại chiến chống dịch”, “chiến tranh nhân dân”, “cuộc chiến tổng thể”, “cuộc chiến ngăn chặn”, “cuộc chiến bảo vệ”, “cuộc chiến tiêu diệt”, “cuộc chiến tấn công khoa học và công nghệ”, “cuộc chiến huy động nguồn lực”…, đồng thời nhấn mạnh trong cuộc chiến chống dịch này Trung Quốc đã đạt được “thành quả chiến lược trọng đại”.

Giới quan sát có chỉ ra vấn đề ông Tập đã nhiều lần nhấn mạnh về mấu chốt thắng lợi trong “cuộc chiến” chống dịch viêm phổi Vũ Hán là thể hiện tính ưu việt của thể chế dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ. Ông Tập cũng nhiều lần nhắc lại diễn ngôn ngoại giao “loài người chung vận mệnh” để nhấn mạnh rằng các nước nên hợp tác với nhau khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng lớn.

Ngoài ra, trong bài phát biểu, ông Tập cũng nhấn mạnh rằng “bất kỳ hành vi ích kỷ, đổ lỗi, đảo ngược đúng sai, trắng đen lẫn lộn, sẽ không chỉ gây hại cho đất nước và nhân dân Trung Quốc mà còn cho nhân dân toàn thế giới.”

Thực tế cho thấy, việc đại dịch viêm phổi Vũ Hán lây lan toàn cầu là vì giới chức ĐCSTQ cố tình che giấu thông tin trong giai đoạn đầu của đại dịch và tiêu hủy bằng chứng bùng phát dịch bệnh, khiến số người chết hiện nay vượt quá 900.000 người. Cộng đồng quốc tế ngày càng có nhiều tiếng nói truy cứu trách nhiệm ĐCSTQ. Đại dịch cũng đã đưa quan hệ Trung-Mỹ xuống mức tồi tệ nhất trong tình trạng chiến tranh thương mại. Tổng thống Mỹ Trump cảnh báo có thể cắt đứt mọi quan hệ với Trung Quốc và nói rõ rằng ĐCSTQ phải có trách nhiệm về hậu quả của việc che giấu dịch bệnh.

Có nhận định chỉ ra thực trạng ĐCSTQ tổ chức “tiệc mừng” này ngay lúc họ bị cô lập trên trường quốc tế: quan hệ Mỹ – Trung không ngừng xấu đi và chính sách của ĐCSTQ muốn lôi kéo Liên minh châu Âu chống Mỹ bị thất bại. Đồng thời, đại dịch đã khiến nền kinh tế Trung Quốc trong lúc suy thoái trở nên trầm trọng hơn, lợi ích của giới quyền quý ĐCSTQ bị tổn hại, kéo theo mâu thuẫn trong đảng nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh đó, ông Tập Cận Bình đã 31 lần đề cập đến “đấu tranh“, rõ ràng là nhằm cảnh báo và trấn áp phe “chống Tập” trong nội bộ.

Giới quan sát cũng chỉ ra rằng, những năm gần đây sau hàng loạt đánh giá và quyết định sai lầm, giới chức cấp cao ĐCSTQ đã phải chịu áp lực chất vấn chưa từng có trong nội bộ, còn bên ngoài thì rơi vào thế cô lập. Ngày nay, ĐCSTQ không chỉ rơi vào tình trạng tan rã từ bên trong mà còn bị cộng đồng quốc tế cô lập. Trong tình cảnh như vậy nên ông Tập phải khẩn cấp tạo thế trận dư luận, khẩn cấp tuyên truyền chiến thắng chống dịch để củng cố quyền lực của mình.

Bài phát biểu lần này gợi lại bài phát biểu ngày 3/9 năm ngoái tại lớp đào tạo cán bộ trẻ và trung niên của Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ, khi đó ông Tập Cận Bình đã 58 lần nhắc đến từ “đấu tranh”, khiến nhiều người phải boăn khoăn không biết ông Tập muốn đấu cái gì? Có phân tích cho rằng ông Tập chủ yếu nhắm vào đấu đá và tranh giành quyền lực nội bộ hơn. Tập Cận Bình cần đấu tranh, thông qua đấu tranh để thống nhất quan điểm trong ĐCSTQ, thông qua đấu tranh để tiêu diệt những người bất đồng chính kiến, đấu tranh thực chất là để củng cố quyền lực, thông qua thủ đoạn răn đe để buộc đối phương phục tùng.

Không chỉ vậy, qua video khi ông Tập phát biểu tại hội nghị người ta cũng chỉ ra việc ông Tập phát âm câu chữ không chuẩn, trong tình cảnh đó động tác và biểu cảm của ông Thủ tướng Lý Khắc Cường ở bên cạnh đã thành điểm nhấn.

Twitter của Đài RFA đã công bố một đoạn video cho thấy trong vòng 40 giây của bài phát biểu tại hội nghị ông Tập đã hai lần phát âm sai từ: đọc từ “thù” () trong “đặc thù” thành “xuất” (), và “hào” () trong “hỗn hào/混淆” (rối loạn) thành “hào/” trong “giai hào (món ngon)”.

Ngoài ra, trên Twitter có cư dân mạng cũng phát hiện rằng trong bài phát biểu ông Tập còn phát âm từ “jian ()” trong “歼灭 (tiêu diệt)” thành “qian”.

Trong lúc ông Tập phát biểu chuệch choạc thì ông Thủ tướng Lý Khắc Cường ngồi bên cạnh đã ho hai lần và lật liên tục các tài liệu trên bàn với vẻ mặt không bình thường. Biểu hiện của ông Lý Khắc Cường khi ông Tập đang phát biểu đã nhanh chóng thu hút sự chú ý đặc biệt của cư dân mạng. Có người bình luận: “Ông Lý có lẽ đang cảm thấy bối rối, muốn cười cũng không dám.

Trí Đạt (t/h)

Xem thêm:

MỜI XEM BẢN TIN CHỌN LỌC: