Theo ước tính được trích dẫn bởi Joseph Needham, tổng chiều dài của hai hệ thống đường này lần lượt là 77,000 km (La Mã) và 35,200 km (Hán). Sự khác biệt này không có nghĩa là người Trung Quốc thời Hán thua kém về khả năng xây dựng, mà nó liên quan nhiều hơn đến đặc điểm địa lý của hai đế chế.

La Mã với các trung tâm dân cư phân tán trên diện tích rộng, lãnh thổ bị chia cắt bởi biển, thiếu mạng lưới sông ngòi lớn như ở Hoa Bắc nên bắt buộc phải xây dựng hệ thống đường cao tốc như bộ khung của côn trùng để phục vụ cho nhu cầu di chuyển giữa các phòng tuyến.

Bản đồ các con đường "cao tốc" của La Mã và Hán
(Tranh: DS28/Wikipedia, CC BY-SA 4.0)

Trái lại, nhà Hán với lãnh thổ tương đối tập trung và cân đối, lại có thể dựa vào sông ngòi, nên hệ thống đường của nhà Hán giống như xương sống của lãnh thổ, tỏa ra từ trung tâm.

Bản đồ các con đường "cao tốc" của La Mã và Hán
(Tranh: Yeu Ninje/Wikipedia, GNU Free Documentation License)

Người ta thường hay ca ngợi phương pháp xây đường kiểu La Mã, tuy nhiên theo Needham, những con đường đá và bê tông của La Mã đồ sộ và cồng kềnh quá mức cần thiết, nhưng tính đàn hồi lại kém. Người Trung Quốc xây dựng đường bằng đá dăm nước và sỏi nện, cho phép giãn nở tốt hơn và là phương pháp gần gũi hơn với những con đường nhựa ngày nay.

Bản đồ các con đường "cao tốc" của La Mã và Hán
Người La Mã sử dụng sỏi, đá dăm trộn với xi măng cổ đại và cát, xi măng trộn với gạch vỡ, họ đã sử dụng đá ốp lát để cố định và lát chặt mặt đường. (Ảnh: Paul Vlaar/Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Và có lẽ cũng nhờ phương pháp đơn giản hơn mà họ xây được những con đường rộng hơn hẳn so với ở La Mã: dưới thời Tần Thủy Hoàng, con đường lớn nhất đủ rộng cho 9 xe ngựa đi ngang, để so sánh thì “Via Appia” cùng thời của La Mã chỉ rộng khoảng 10m (tính cả 2 làn đường đất ở 2 bên). Nhưng cũng vì đồ sộ hơn mà con đường nói trên của Tần Thủy Hoàng không còn nữa trong khi ngày nay Via Appia vẫn tồn tại.

Tác giả: Nguyễn Hoàng Dũng
Đăng lại từ Fanpage Hội những người thích tìm hiểu Lịch Sử

Xem thêm:

Mời xem video: