Một chuyện phá hoại thánh tích nhà Phật bị quả báo
- An Hòa
- •
Thời cổ đại, từ bậc Thiên tử, quan lại đến dân thường đều kính tín Phật, Đạo, Thần. Những người tu hành chân chính, cao tăng đức hạnh cũng rất được mọi người tôn kính. Trong lịch sử, có những vị cao tăng đức độ tu luyện đạt được đến cảnh giới thân thể bất hoại. Nhà Phật gọi những thân thể bất hoại đó là “thánh tích”. Những thánh tích này thường được lưu trữ hết sức tôn kính và trang nghiêm, không ai dám mạo phạm khinh nhờn.
Câu chuyện sau đây được trích trong “Tập dị ký”, biên soạn vào thời nhà Đường, kể về việc bị quả báo do phá hoại một thánh tích như vậy.
Vào năm Nguyên Hòa thứ 13 triều đại nhà Đường, Trịnh Hoạt tiết độ sứ tư không Tiết Bình cùng với Trần Hứa tiết độ sứ Lý Quang Nhan tuân lệnh Hoàng đế chỉ huy quân đội trong vùng huyện Kỳ, Hà Nam, đi chinh phạt Đông Bình. Khi họ đến nơi cách phía nam Bộc Dương khoảng 7 dặm thì dựng trại đóng quân. Toàn bộ dân làng ở đây đều đã di tản do chiến sự.
Trong làng này có một tòa tháp cổ. Trong bảo tháp này có thân thể bất hoại của một vị cao tăng đã viên tịch. Hai mắt của vị cao tăng này vẫn mở và trên mình vẫn còn đang mặc y phục của nhà Phật. Khi có ai đó chạm vào thì phần y phục bị chạm vào đó sẽ tan thành bụi và rơi xuống. Binh lính chen nhau nhìn Thánh tích nhà Phật này, vì thế tòa tháp trở đông đúc trong nhiều ngày liền.
Một hôm, một binh sĩ từ Hứa Châu tên Hác Nghĩa nói: “Làm gì có chuyện ấy, sao mà một cái xác có thể bất hoại được?” Thế là anh ta đã dùng dao đâm một nhát thật mạnh vào tim của thánh tích rồi bỏ đi. Vừa đi xuống tháp được 3-4 bước, Hác Nghĩa đột nhiên thét lên, hai tay ôm lấy ngực và chết ngay lập tức. Lý Quang Nhan liền ra lệnh cho người ghi chép lại sự kiện đó và chôn xác của binh sĩ kia ở phía dưới ngôi bảo tháp.
Ngày hôm sau, một binh sĩ khác đến từ Trần Châu tên là Mao Thanh nhìn Thánh tích này cũng bình luận: “Làm gì có chuyện đó! Hác Nghĩa chết chỉ là trùng hợp thôi!” Nói xong, Mao Thanh đã dùng dao nhổ hai chiếc răng từ trong miệng của vị cao tăng ra. Khi Mao Thanh vừa rời khỏi được 3-4 bước thì anh ta thét lên, đưa tay bưng mặt và chết gục xuống đó. Một lần nữa Lý Quang Nhan lại ra lệnh cho người nghi chép sự kiện này lại và chôn Mao Thanh dưới tòa bảo tháp.
Từ đó về sau, không một ai còn dám mạo phạm thánh tích.
Toàn bộ binh lính ở doanh trại đó bắt đầu thờ phụng, cầu xin được phù hộ. Hương khói được thắp trong bảo tháp không ngớt. Người dân nghe tin cũng đổ về thắp hương. Tòa tháp trở nên vô cùng nổi tiếng. Giao thông kẹt cứng trong vòng 1- 2 dặm. Tư không Tiết Bình đã ra lệnh cho những binh lính bị thương nặng được ở gần khu vực bảo tháp trong thời gian chờ hồi phục. Chưa đến 10 ngày, những binh lính bị thương này đều có thể bắt kịp được với quân đội.
Cổ nhân có câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh”, “Đả tăng mạ Đạo, tất có ác báo”. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp làm việc ác mà bị quả báo rồi, việc phỉ báng tín ngưỡng, mua Thần bán Phật lại càng như thế. Những sự việc này chỉ cần nhiều tuổi một chút, để tâm một chút thì sẽ hiểu được.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
- Nhìn lại những vị quân vương “diệt Phật” có kết cục tương đồng
- Vài lần tượng Phật chảy nước mắt và kiếp nạn tại Trung Quốc
Mời xem video:
Từ khóa đạo Phật làm việc ác bị ác báo Quả báo