Chuyện ít biết về tín ngưỡng của Karl Marx
- Nguyễn Vĩnh
- •
Trong cuộc đời mình, Karl Marx đã viết một lượng lớn bản thảo, trong đó hai tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất là “Tuyên ngôn Cộng sản” (Communist Manifesto) năm 1848 và “Tư bản luận” (Das Kapital) xuất bản từ năm 1867 đến 1894. Hai cuốn sách này đã trở thành nền tảng cho lý thuyết cộng sản. Tuy nhiên điều ít người biết là, số lượng bản thảo của Karl Marx lên đến 100, nhưng số lượng được xuất bản công khai chỉ có 13. Những người nắm giữ bản thảo của Karl Marx chưa bao giờ muốn công khai toàn bộ các trước tác của Marx [1]. Dựa trên việc nghiên cứu một số tác phẩm công khai của Karl Marx, một số nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng lý do chúng không được công khai là vì những người cộng sản không muốn rất nhiều bí mật của Karl Marx bị lộ, trong đó có cả vấn đề về tín ngưỡng.
Karl Marx sinh ra trong một gia đình Do Thái giàu có. Năm sáu tuổi, cha ông đã từ bỏ Do Thái giáo và chuyển sang Cơ Đốc giáo. Marx cũng được rửa tội trong cùng nhà thờ với cha mình và trở thành tín đồ Cơ đốc. Trong các bài viết của mình, Karl Marx từng ca ngợi Chúa một cách nồng nhiệt, thể hiện tín ngưỡng lớn lao vào Chúa. Nhưng sau này thì Marx đột nhiên sinh ra tâm thù hận không thể tưởng tượng được với Chúa.
Trong bài thơ “Lời nguyền của kẻ tuyệt vọng” (Invocation of One in Despair), Marx đã viết về ý định trả thù Chúa của ông ta:
“Khi tự tay trả thù, ta sẽ hãnh diện mà trút giận
Lên sinh mệnh kia, lên Chúa tể ngôi cao
Gây dựng sức mạnh của ta từ những thứ yếu đuối chắp ghép lại,
Bỏ lại bản ngã tốt đẹp của ta, không cần đền đáp!
Ta sẽ xây ngai vàng của ta nơi vô thượng,
Đỉnh cao của nó sẽ lạnh lẽo và kinh hãi.
Thành trì của nó là sự khiếp đảm cuồng mê,
Chủ nhân của nó là sự thống khổ cực độ âm ám nhất.” [2]
Trong thư viết cho cha, Marx kể về những biến đổi của bản thân: “Một thời đại đã hạ màn, vị thánh của các thánh của con giờ đã tan tác, và những thần mới sẽ thế chỗ của họ… Một cảm giác thực sự bất an đã xâm chiếm con, con không cách nào khiến cho những linh hồn náo động này tĩnh trở lại, cho đến khi con ở bên cạnh cha thân yêu.” [3]
Hận thù của Marx đến từ đâu? Marx đã đưa ra một số manh mối trong “Lời nguyền của kẻ tuyệt vọng” (Invocation of One in Despair):
“Trong sự nguyền rủa và tra tấn của định mệnh
Một linh thể đã chộp lấy tất cả linh hồn ta.
Tất cả thế giới đã ra đi không trở lại!
Ta không còn lại gì ngoài hận thù!”.[4]
Trong bài thơ “Thiếu nữ xanh xao” (The Pale Maiden), Marx viết:
“Bởi vậy, ta đã mất đi thiên đường, ta biết rõ điều này.
Linh hồn từng trung thành với Chúa của ta đã được chọn hạ vào địa ngục.” [5]
Gia đình cảm nhận rõ sự biến đổi này của Karl Marx. Ngày 2/3/1837, cha của Marx viết thư khuyên ông ta rằng: “Sự tiến bộ của con, niềm hy vọng cháy bỏng được thấy con một ngày kia vang danh lừng lẫy, và sống hạnh phúc nơi trần thế. Đó là những mộng tưởng cha đã có từ lâu, nhưng cha có thể nói rõ với con rằng những điều đó cũng không khiến cha vui. Chỉ khi con giữ được tâm mình thuần tịnh và đập những nhịp đập của con người, và khi không ma quỷ nào có thể cướp mất cảm giác tốt đẹp trong tâm con, chỉ khi đó cha mới yên lòng.” [6]
Con gái của Marx viết một cuốn sách, nói rằng khi cô còn nhỏ, Marx đã kể cho chị em cô rất nhiều chuyện. Chuyện mà cô thích nhất có liên quan đến một người tên là Hans Rockle. Chuyện này được kể liên tục trong mấy tháng, dường như không có kết thúc. Hans Rockle là một thầy phù thủy, ông ta có một cửa hàng búp bê, nhưng có một món nợ kếch xù. Ông ta là phù thủy nhưng thường túng tiền. Thế là bất kể có muốn hay không, ông cũng phải bán những con búp bê ấy cho ma quỷ. [7]
Trong bài thơ “Người diễn tấu” (The Fiddler), Marx có một đoạn tự bạch kỳ dị:
“Sao vậy! Ta lao, lao xuống mà không ngã
Lưỡi kiếm đen nhuốm máu của ta đâm vào tâm hồn ngươi.
Nghệ thuật ấy Chúa kia không muốn, cũng chẳng biết,
Nó lao vào não từ sương mù âm ám của địa ngục.
Đến khi tâm bị u mê, tri giác quay cuồng:
Ta đã thỏa thuận với Sa-tăng
Ông ta cho ta ấn ký, đánh bại thời gian cho ta
Ta chơi khúc quân hành Thần chết thật nhanh và tùy ý.” [8]
Tác giả Robert Payne, trong cuốn tiểu sử mang tựa đề “Marx”, viết rằng: “Chúng tôi có thể phỏng đoán rằng, những câu chuyện mãi không kết thúc chính là tự truyện của Marx. Ông ta dùng con mắt của ma quỷ để nhìn thế giới, ông ta cũng mang đặc tính của ma quỷ, có lúc ông ta dường như ý thức được mình đang hành động thay cho ma quỷ.” [9]
Triết học gia chính trị người Mỹ Eric Voegelin đã viết về Karl Marx như sau: “Marx biết mình là một vị thần sáng tạo ra một thế giới, ông ta không muốn là một sản phẩm của tạo hóa. Ông ta không muốn nhìn thế giới này từ góc độ của đấng tạo hóa… Ông ta muốn từ góc độ đối lập thống nhất, tức là từ vị trí của Thần để nhìn thế giới.”
Trong bài thơ “Niềm kiêu hãnh của con người” (Human Pride), Marx bộc lộ ý muốn thoát ly khỏi Chúa, muốn đứng ngang hàng với Thần:
“Khi đó, ta vung găng tay sắt
Đầy khinh bỉ vào khuôn mặt rộng mở của thế giới
Mụ Người Lùn khổng lồ ngã xuống, thút thít,
Sụp xuống, không thể dập tắt niềm vui của ta.
[Lúc ấy,] ta giống như Thượng Đế vậy
Ngao du qua những tầng phế tích để mừng chiến thắng
Mỗi từ [ta nói ra] đều là Nghiệp và Lửa,
Cảm giác của ta như cảm giác của Đấng Sáng Tạo.” [10]
Karl Marx viết về sự nổi loạn phản Chúa của mình: “Ta vẫn luôn muốn phục thù vị Vương trị vì trên kia”, và “Khái niệm về Chúa là căn bản của một loại văn minh biến thái, nhất định phải tiêu diệt nó.” [11]
Nếu như những dòng thơ này là hành trình tâm linh thực tế của Karl Marx thì thực ra ông ta không phải người vô Thần. Có một chi tiết mà người hầu nữ cũ của Marx là Helen Demuth kể lại với Sergius Riis, một người học trò của Marx, về những giờ phút cuối đời của Karl Marx: “Ông ta là người kính sợ Thần. Khi mắc bệnh nặng, ông ta đã cầu nguyện trong phòng trước một hàng nến sáng, đầu quấn vải”. [12]
Nghi thức cầu nguyện của Karl Marx là của tôn giáo nào, là của tín ngưỡng gì? Không ai dám chắc, nhưng con người chân thực của Karl Marx không phải là vô Thần, ông ta là người có tín ngưỡng.
Thực ra trong lịch sử nhân loại, đã từng xuất hiện những vĩ nhân đặt định nền móng cho một số nền văn minh lớn. Như Chúa Jesus đã tạo lập nền tảng cho văn minh Cơ Đốc giáo; trong lịch sử Trung Quốc có Lão Tử đã gây dựng nên tư tưởng Đạo gia, trụ cột của triết lý Trung Hoa; ở Ấn Độ cổ, giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni là cội rễ Phật giáo. Trí huệ của những bậc thánh nhân ấy có nguồn gốc siêu phàm: Jesus hầu như chưa từng đi học; Thích Ca Mâu Ni và Lão Tử dù đã từng đọc rất nhiều sách, nhưng trí huệ của họ lại không phải từ tri thức vốn có tại nhân gian.
Cũng như khi các giác giả ứng vận mà sinh để các nền văn minh tiến bước về phía hưng thịnh, khi văn minh đi về hướng suy bại tất sẽ có những người người ứng kiếp mà sinh. Những lý luận của Karl Marx, mặc dù đã tham khảo các nhà trí thức đi trước, nhưng nguồn gốc của nó lại đến từ tín ngưỡng. Trong bài thơ “Về Hegel” (On Hegel), Karl Marx đã tiết lộ:
“Vì ta đã phát hiện ra những điều cao siêu nhất cũng như thâm sâu nhất,
Nên đơn giản là ta cũng như một vị Thần, lấy hắc ám làm xiêm y, giống như một vị Thần vậy.” [13]
Nếu như những lời của Karl Marx thể hiện nội tâm chân thật của ông ta, thì hẳn là hậu thế sẽ hiểu được vì sao lý thuyết cộng sản của Marx lại đề cao vô Thần luận, vì sao chủ nghĩa cộng sản hễ thực thi thì thực tế lại khác xa sách vở. Bản chất của điều này là vì, điều mà Karl Marx muốn, và điều mà Karl Marx hướng dẫn người cộng sản hành động là khác nhau.
Thực tế, Karl Marx muốn làm gì?
Cứ nhìn vào các ví dụ điển hình là Đảng Cộng sản Liên Xô hay Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là biết rõ. Chẳng hạn tôn giáo có nhà thờ, ĐCSTQ có các cấp ủy đảng. Tôn giáo có giáo lý, ĐCSTQ có ý thức của Mao Trạch Đông, lý luận của Đặng Tiểu Bình, học thuyết của Giang Trạch Dân. Tôn giáo có lễ quy y, ĐCSTQ có lễ tuyên thệ trung thành phụng hiến cho Đảng. Tôn giáo có linh mục, ĐCSTQ có bí thư Đảng. Tôn giáo có Thần, Phật, ĐCSTQ có Mao Trạch Đông. Tôn giáo có kinh sách, ĐCSTQ có Mao quyển (sách Đỏ), có học tập thấm nhuần chỉ đạo. Tôn giáo có nghi lễ, ĐCSTQ có nhảy “điệu trung thành” và “xin ý kiến chỉ đạo của đảng vào buổi sáng và báo cáo với đảng vào buổi tối”…
Vậy thì giáo chủ của tôn giáo này là ai?
Nếu Karl Marx tin vào sự hiện hữu của Thần, nhưng lại muốn phản Chúa, muốn làm một “vị Thần lấy hắc ám làm xiêm y”, và vẫn còn “cầu nguyện một mình trong phòng” khi mắc bệnh nặng, thì tín ngưỡng của Karl Marx là gì?
Dựa theo loạt bài của The Epoch Times
(thespecterofcommunism.com)
Nguyễn Vĩnh biên tập
Chú thích:
[1] Richard Wurmbrand, Marx: Prophet Of Darkness (page 27).
[2] Karl Marx, Early Works of Karl Marx: Book of Verse (Marxists Internet Archive).
[3] Karl Marx, “Letter From Marx to His Father in Trier,” The First writings of Karl Marx (Marxists Internet Archive).
[4] Karl Marx, Early Works of Karl Marx: Book of Verse.
[5] Karl Marx, Early Works of Karl Marx: Book of Verse.
[6] Richard Wurmbrand, Marx & Satan (Westchester, Illinois: Crossway Books, 1986).
[7] Eric Voegelin, The Collected Works of Eric Voegelin, Vol. 26, History of Political Ideas, Vol. 8, Crisis and the Apocalypse of Man (Baton Rouge: Louisiana State University Press, 1989).
[8] Karl Marx, Early Works of Karl Marx: Book of Verse.
[9] Robert Payne, Marx (New York: Simon and Schuster, 1968).
[10] Karl Marx, Early Works of Karl Marx: Book of Verse.
[11] Wurmbrand, Marx & Satan.
[12] Richard Wurmbrand, Marx: Prophet Of Darkness (page 39).
[13] Karl Marx, Early Works of Karl Marx: Book of Verse.
Xem thêm:
Mời xem video:
Từ khóa chủ nghĩa cộng sản Karl Marx